Kiểm tra tiếng việt 9 tiết 74

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra tiếng việt 9 tiết 74, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề A
 kiểm tra tiếng Việt 9 Tiết 74
Câu 1(0,5 đ): Nối cột A với cột B cho phù hợp:
1. Phương châm về lượng
 a. Chú ý cách nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
2. Phương châm về chất
 b. Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác
3. Phương châm quan hệ
 c. Nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thừa không thiéu 
4. Phương châm cách thức 
 d. Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực 
5. Phương châm lịch sự
 e. Cần nói đúng đề tài giao tiếp tránh lạc đề

………………………………………………………………………………….
Câu2(0.5đ )Trong các câu sau, câu nào từ " nhà" được dùngvới nghĩa gốc:
 A. Cả nhà tôi đều thích đọc sách.
 B. Cậu ấy đã chuyển nhà đi nơi khác .
 C. Năm nay tôi định sẽ xây nhà.
 D. Cám ơn bác, nhà tôi vẫn khỏe.

Câu3:(0,5đ ) Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào có sử dụng cặp từ trái nghĩa ? ( khoanh tròn phương án đúng )
 A. Đầu voi đuôi chuột B. Sống tết chết giỗ 
 C. Mèo mã gà đồng D. Trăm nhớ ngàn thương
Câu 4(1 đ): Gạch dưới các từ tượng hình trong dãy từ sau: lộp bộp, róc rách, lênh khênh, thánh thót, khệnh khạng, ào ạt, chễm chệ, đồ sộ, lao xao, um tùm, rì rầm, nghênh ngang, nhấp nhô, chan chát, gập ghềng, loắt choắt, vèo vèo, lúp xúp, khùng khục, sừng sững, hổn hển, ừng ực, chênh vênh. 
Câu 5 (1,5 đ): Gạch dưới những từ dùng sai trong những câu sau và tìm từ thích hợp để thay thế:
A.Thông qua Truyện Kiều, Nguyễn Du phê bình xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
	-Từ thay thế: ……………………………………………
B.Về khuya đường phố rất im lặng
	-Từ thay thế: ……………………………………………
C. Quang Trung là một vị hoàng đế hoàn toàn 
	-Từ thay thế: …………………………………………………………………… 
D. Hương hoa đồng đội phảng phất trong đêm. 
	-Từ thay thế: ……………………………………………………


Câu 6 (2 đ ):Chỉ ra phép tu từ trong các câu sau:
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẳn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
……………………………………………………………………………………….
 Gác kinh viện sách đôi nơi 
 Trong gang tấc lại gấp mười quan san
……………………………………………………………………
 Bác Dương thôi đã thôi rồi 
 Nước mây mam mác ngậm ngùi lòng ta 
………………………………………….
D. Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa 
………………………………………….



Câu 8(4đ): viết đoạn văn ngắn phân tích giá trị biện pháp tu từ trong câu ca dao sau:
 Còn trời còn nước còn non 
 Còn cô bán rượu anh còn say sưa ………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………









Đề B

Câu 1(0.5đ): Nối cột A với cột B cho phù hợp:
 1. Phương châm về chất. 
 a. Chú ý cách nói ngắn gọn,rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
2. Phưong châm về lượng 
 b. Khi nói cần tế mhị và tôn trọng người khác
3. Phương châm quan hệ 
 c. Nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thừa không thiéu 
4. Phương châm cách thức 
 d. Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực 
5. Phương châm lịch sự
 e. Cần nói đúng đề tài giao tiếp tránh lạc đề
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………Câu 2 (0,5 đ) Từ mặt trong câu thơ nào sau đây của Truyện Kiều được dùng với nghĩa gốc :
A. Sương in mặt , tuyết pha thân 
B. Làm cho rõ mặt phi thường 
C. Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.
D. Tình trong như đã, mặt ngoài còn e …………………..……………………………………………………………… Câu3: (0,5 đ) Trong các thành ngữ sau đây,thành ngữ nào có sử dụng cặp từ trái nghĩa ? (khoanh tròn phương án đúng)
 A. Đầu voi đuôi chuột B. Trăm nhớ ngàn thương
 C. Mèo mã gà đồng D. Sống tết chết giỗ 
Câu 4(1 đ): Gạch dưới các từ tượng thanh trong dãy từ sau: lộp bộp, róc rách, lênh khênh, thánh thót, khệnh khạng, ào ạt, chễm chệ, đồ sộ, lao xao, um tùm, rì rầm, nghênh ngang, nhấp nhô, chan chát, gập ghềng, loắt choắt, vèo vèo, lúp xúp, khùng khục, sừng sững, hổn hển, ừng ực, chênh vênh. 
Câu 5 (1,5 đ): Gạch dưới những từ dùng sai trong những câu sau và tìm từ thích hợp để thay thế:
Về khuya đường phố rất im lặng
	-Từ thay thế: ………………………………………………………………
Trong chiến tranh, nhiều chiến sĩ bị tra tấn hết sức cực đoan
	-Từ thay thế: ………………………………………………………………
Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất xúc cảm
	-Từ thay thế: ……………………………………………………………… 
 D.Nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là một người có khí chất 
	-Từ thay thế: ………………………………………………………………
Câu 6 (2 đ): Chỉ ra phép tu từ trong các câu sau:
 Chúng nó chẳng còn mong được nữa
 Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng 
	…………………………………………………….
 Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước 
 Chỉ cần trong xe có một trái tim
	…………………………………………………………
 C. Thà rằng liều một thân con
 Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây
	………………………………………………………….
 D. Bà về năm đói làng treo lưới 
 Biển động Hòn Mê giặc bắn vào .
………………………………………………..

Câu 8(4đ): Viết đoạn văn ngắn phân tích giá trị biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
 (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ-Nguyễn Khoa Điềm)

Đáp án đề A
Câu 1: 1- c ; 2- d ; 3- e ; 4-a ; 5- b
Câu 2: C
Câu 3: A , B
Câu 4: Các từ tượng hình là: lênh khênh, khệnh khạng, chễm chệ, đồ sộ, um tùm, nhấp nhô, gập ghềnh, loắt choắt, lúp xúp, sừng sững, chênh vênh.
Câu5: gạch dưới các từ : phê bình-> phê phán ;
 im lặng-> yên tĩnh 
 hoàn toàn -> toàn tài 
 đồng đội -.> đồng nội
Câu 6: A. ẩn dụ+ điệp ngữ
 B. nói quá
 C. Nói giảm nói tránh
 D. so sánh + điệp ngữ

Câu7: Biện pháp tu từ điệp ngữ và chơi chữ .-> Thể hiện tình yêu một cách tế nhị kín đáo nhưng cũng không kém phần mãnh liệt

Đáp án đề B
Câu 1: 1- d ; 2- c ; 3- e ; 4-a ; 5- b
Câu 2: A
Câu 3: A , D
Câu 4: Các từ tượng thanh là:. lộp bộp, róc rách, , thánh thót,, aò ạt, lao xao, rì rầm, chan chát, vèo vèo, khùng khục, hổn hển, ừng ực, 

Câu5: gạch dưới các từ : im lặng-> yên tỉnh
Cực đoan -> dã man 
Xúc cảm -> xúc động 
khí chất -> khí phách 
Câu 6: A. Hoán dụ
 B. Hoán dụ 
 C. ẩn dụ
 D. Nói giảm nói tránh
Câu7: Biện pháp tu từ ẩn dụ -> Thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng





đề 75 +76 A
 Câu 1(1đ): Điền thông tin vào bảng sau:
Tác phẩm
 Tác giả
 Năm sáng tác
 Thể loại
 Phương thức biểu đạt chính
Chiếc lược ngà




Đồng chí




ánh trăng




Làng





Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn phương án trả lời đúng:

Câu 2: ( 0,25 đ): Chủ đề bài thơ Đồng chí là gì ?
A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng.
C. Sự nghèo túng , vất vả của những người nông dân mặc áo lính. 
D. Vẻ đẹp của hình ảnh " đầu súng trăng treo "
Câu 3(0,25 đ): Nhận định nào đúng nhất những khía cạnh biểu hiện chất trữ tình trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”?
 A. Những phong cảnh tự nhiên đẹp và thơ mộng được miêu tả qua cái nhìn của 	người hoạ sĩ 
B.Vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên
Những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật 
Cả A,B,C đều đúng.
Câu 4( 0,25đ): Bố cục của bài thơ “ánh trăng” có đặc điểm gì?
Bài thơ miêu tả vầng trăng từ lúc mọc đế lúc lặn.
 Bài thơ như một vở kịch có nhiều mâu thuẫn xung đột.
Bài thơ như một câu truyện nhỏ đươc kể theo trình tự thời gian 
Cả A,B,C đều đúng
Câu 5(0,25 đ):Câu thơ: 
 	“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước 
 	 Chỉ cần trong xe có một trái tim” 
sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
	A. ẩn dụ B. Hoán dụ 
	C.So sánh D.Nhân hoá 
Câu 6(0,25 đ): :Viết Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật muốn diễn tả điều gì?
A. Miêu tả cuộc hành quân của các chiến sĩ lái xe từ Bắc vào Nam
b. Miêu tả những chiếc xe không kính để nói lên cuộc chiến đấu gian khổ của dân tộc ta
C. Thông qua những chiếc xe không kính làm nổi bật những chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, yêu đời 

Câu 7(0,25 đ): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
 Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc hoạ…………………………………...
……………..thể hiện sự hài hoà giữa .........................…………......................... ,bộc lộ ………………………. của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống 
Câu 8 (0,5 đ):Điền đúng sai vào ô trống sau mỗi nhận xét
Kim Lân có sở trường về truyện ngắn, ông cũng rất gắn bó và am hiểu sâu sắc về cuộc sống nông thôn và người nông dân
Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được kể theo ngôi thứ ba
Chính Hữu là nhà thơ-chiến sĩ
Văn học Việt Nam 1945-1975 được viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Câu 9(0,5điểm) Chép lại khổ thơ sau :
	“Xe không kính không phải vì xe không có kính
	…………………………………………………..
	…………………………………………………
	…………………………………………………
	…………………………………………………
	…………………………………………………
	…………………………………………………
	…………………………………vào buồng lái
Câu10 (1,5 điểm) : Trong các bài thơ đã học em thích câu thơ, hình ảnh thơ nào, hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về câu thơ , hình ảnh thơ đó.

Câu11 (4,5 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.








đề 75b
Câu 1(1đ): Điền thông tin vào bảng sau:

Tác phẩm
 Tác giả
 Năm sáng tác
 Thể loại
 Phương thức biểu đạt chính
Đoàn thuyền đánh cá




Lặng lẽ Sa Pa




Bếp lửa




Làng




	Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn phương án trả lời đúng: 
Câu2(0,25 đ):Nhận định nào đúng về nghệ thuật truyện ngắn Làng của Kim Lân
Nhà văn đặt nhân vật vào những thử thách để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng 
Ngôn ngữ truyện giàu hình ảnh , cô đọng và hàm súc
Ngôn ngữ nhân vật sinh động, đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân
Cả A, B, C đều đúng 
Câu 3 (0,25 đ ): Vì sao vầng trăg trong bài thơ “ ánh trăng” của Nguyễn Duy lại được xem là tri kỉ
Vầng trăng gắn với những kỉ niệm thân thuộc, ngọt ngào của tuổi ấu thơ nơi đồng ruộng quê hương yêu dấu
 Vầng trăng gắn với kỉ niệm sâu sắc, tình nghĩa của một thời chiến đấu, hi sinh bên đồng đội và nhân dân anh hùng.
Vầng trăng mang vẻ đẹp trong sáng, vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ từ lâu trở thành người bạn tri kỉ của con người
Cả A, B, C đều đúng
Câu 4 (0,25 đ ): Câu thơ : 
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
A. Nói quá 	B. ẩn dụ 
C. So sánh 	 	D. Hoán dụ
Câu 5(0,25 đ ): Cảm hứng chủ đạo trong bài Đoàn thuyền đánh cá là gì ?
 A. Cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới
B. Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ
c. cả hai nguồn cảm hứng trên 
Câu 6(0,25 đ):Trong bài Đồng chí, hìng ảnh người lính toát lên vẻ đẹp như thế nào ?
A. Hào hoa, lãng mạn 
B. Dũng cảm cao thượng 
C. Bình dị mộc mạc mà cao cả
D. Lạc quan yêu đời
	Điền vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau:
Câu 7 (0,5 đ):	Qua hồi tưởng và suy ngẫm của …………………………,bài thơ Bếp lửa gợi lại những ……………………xúc động về……..............và…
………………………., đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết của ………………..đối với bà và cũng là đối với……………………,…................
Câu 8 (0.5 đ): Điền đúng sai vào ô trống sau mỗi nhận định 
A.Nhà thơ Chính hữu góp tiếng nói mới mẻ vào thơ ca cách mạng và kháng chiến
B.Thơ chính Hữu đậm chất lính, trẻ trung tinh nghịch
C. Trước bài thơ Đồng chí Chính Hữu đã có bài thơ viêt về người lính thành thị
D. Truyện ngắn của Kim Lân thể hiện sự am hiểu sâu sắc cuộc sống của tầng lớp trí thức trong xã hội cũ
E. Truyện ngắn của Kim Lân thể hiện sự am hiểu sâu sắc cuộc sống của người nông dân Việt Nam 
Câu9 (0,5 điểm) Chép lại khổ thơ đầu và khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” Của Huy Cận
	………………………………………………
	………………………………………………
	………………………………………………
	………………………………………………

	……………………………………………....
	………………………………………………
	………………………………………………
	………………………………………………
Câu10 (1,5 điểm) : Trong các bài thơ đã học em thích câu thơ, hình ảnh thơ nào, hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về câu thơ , hình ảnh thơ đó.

Câu11 (4,5 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong ruyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
 

 





Đáp án:

đề 75 , 76A
Câu1

Tác phẩm
 Tác giả
 Năm ST
 Thể loại
 Phương thức BĐ chính
Chiếc lược
 ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
truyện ngắn
Tự sự
Đồng chí
Chính Hữu
1948
thơ tự do
Biểu cảm 
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
thơ năm chữ
Biểu cảm
Làng
Kim Lân
1948
truyện ngắn
Tự sự

Câu2: A
Câu3: D
Câu4: C
Câu5: B
Câu6: C
Câu7: Lần lượt điền các từ: khắc họa hình ảnh đẹp tráng lệ; thiên nhiên và con người lao động; niềm vui, niềm tự hào 
Câu8: A-> đ
 	 B->s
	 C->đ
	 D->đ

Câu9: Chép đúng khổ thơ:
Câu 10: Học sinh tự chọn và nêu được cảm nhận sâu sắc của mình về câu thơ, hình ảnh thơ đã chọn
Câu 11: 
+ Giới thiệu: (0.5 điểm)
- Tác phẩm, tác giả, nhân vật trong tác phẩm
- Vẻ đẹp của anh thanh niên
+ Phân tích phẩm chất của anh thanh niên (3 điểm)
- Say mê, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp. Công việc thầm lặng mà cần thiết cho xã hội- con người
- Sôi nổi, cởi mở chân thành yêu đời với mọi người. Sống ngăn nắp khoa học.
- Khát khao được đọc sách, được học tập.
- Khiêm tốn, lịch sự, tế nghị, luôn quan tâm đến người khác.
+ Bài học liên hệ bản thân (1 điểm)
đề B:
Câu1:
Tác phẩm
 Tác giả
 Năm sáng tác
 Thể loại
 Phương thức biểu đạt chính
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
thơ bảy chữ
biểu cảm
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
truyện ngắn
tự sự
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
thơ 7+8 chữ
biểu cảm
Làng
Kim Lân
1948
truyện ngắn
tự sự
Câu2: D
Câu3: D
Câu4: B, C
Câu5: C
Câu6: C
Câu7: Điền lần lượt: nười cháu đã trưởng thành; kỉ niệm; người bà; tình bà cháu; 	người cháu; quê hương đất nứơc
Câu8:	A-đ
	B-s
	C-đ
	Đ-s
	E-đ
Câu9: Chép đúng khổ thơ:
Câu 10 : Học sinh tự chọn và nêu được cảm nhận sâu sắc của mình về câu thơ, hình ảnh thơ đã chọn
Câu 11: 
+ Giới thiệu: (0.5 điểm)
- Tác phẩm, tác giả, nhân vật trong tác phẩm
- Vẻ đẹp của anh thanh niên
+ Phân tích phẩm chất của anh thanh niên (3 điểm)
- Say mê, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp. Công việc thầm lặng mà cần thiết cho xã hội- con người
- Sôi nổi, cởi mở chân thành yêu đời với mọi người. Sống ngăn nắp khoa học.
- Khát khao được đọc sách, được học tập.
- Khiêm tốn, lịch sự, tế nghị, luôn quan tâm đến người khác.
+ Bài học liên hệ bản thân (1 điểm)



File đính kèm:

  • docDe KT NVan 9 tiet747576co dap an .doc
Đề thi liên quan