Kiểm tra tiếng việt lớp 8 thời gian: 45 phút Trường THCS Hai Bà Trưng

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra tiếng việt lớp 8 thời gian: 45 phút Trường THCS Hai Bà Trưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hai Bà Trưng
Tiết 60: Kiểm tra Tiếng Việt lớp 8
Thời gian: 45 phút.


Đề bài:

Câu 1: ( Trắc nghiệm: 1 điểm; mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm ).
Cho đoạn văn sau: Hãy đọc kĩ rồi trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách ghi lại phương án trả lời đúng vào bài của em.
Rồi chị túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
 ( Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố )
1. Các từ: túm, ấn, dúi, chạy, xô, đẩy, ngã, thét thuộc trường từ vựng nào ?
A- Bộ phận cơ thể người	C- Hoạt động của cơ thể người
B- Tính chất hoạt động của cơ thể người 	D- Tính chất bộ phận của cơ thể người
2- Câu Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Có phải là câu ghép không ?
A- Đó là câu ghép 	B- Đó không phải là câu ghép 
Câu 2: ( 4 điểm ): Viết đoạn văn khoảng 7 câu, trong đó có dùng trợ từ, thán từ, tình thái từ.
Câu 3: ( 3 điểm ): Phân tích các câu ghép sau, rồi chỉ ra mối quan hệ giữa các vế câu:
a- Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
b- Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được.
c- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Câu 4: ( 2 điểm ): Tìm ít nhất 4 câu thơ hoặc ca dao có dùng biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh ( Chỉ rõ biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh được sử dụng trong câu với mục đích gì ? ).


Trường THCS Hai Bà Trưng
Kiểm tra văn Tiết 41- lớp 8
Thời gian: 45 phút.



I- Trắc nghiệm: (1 điểm )
Câu 1: Nêu tên tác giả của các tác phẩm sau:
- Tức nước vỡ bờ 	: Ngô Tất Tố.
- Tôi đi học 	: Thanh Tịnh.
- Lão Hạc	: Nam Cao
- Trong Lòng mẹ	: Nguyên Hồng.
Câu 2: Các tác phẩm : Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào ?
A- Tự sự, miêu tả và biểu cảm	B- Tự sự, biểu cảm	 và nghị luận
C- Miêu tả, biểu cảm và nghị luận	D- Tự sự, miêu tả và nghị luận	
Câu 3: Những từ in đậm trong câu sau được sắp xếp vào các trường tự vựng nào ?
“ Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương ... ”
A- Trí tuệ con người	B- Tính cách con người
C- Tình cảm con người	D- Năng lực con người
Câu 4: Có những phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản ?
A- Dùng từ nối và đoạn văn 	B- Dùng câu nối và đoạn văn
C- Dùng từ nối và câu nối	C- Dùng lí lẽ và dẫn chứng
Câu 5: Chi tiết nào dưới đây thể hiện sắc thái hài hước trong những câu văn miêu tả trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ ?
A- Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu
B- Hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
C- Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm.
D- Cả A và B đều đúng.
Câu 6: Theo em chất thơ trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ đâu ?
A- Từ những câu văn giàu nhạc điệu.
B- Từ những câu văn trữ tình giàu cảm xúc.
C- Từ những câu văn có nhiều hình ảnh gợi tả, nhiều biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ…
D- Tất cả đều đúng.
Câu 7 : Em hiểu “ rất kịch ” có nghĩa là gì ?
A- Đẹp	B- Giả dối
C- Hay	D- Độc ác.
Câu 8: Có thể nói truyện “ Chiếc lá cuối cùng ” là một bức thông điệp màu xanh. Vì sao ?
A- Vì truyện đề cập tới tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau.
B- Vì truyện đã nhắn nhủ mọi người hãy hi sinh phấn đấu cho hạnh phúc và sự sống con người.
C- Vì truyện giúp ta nhận thức được nghệ thuật chân chính có một sức mạnh to lớn.
D- Tất cả các ý trên đều đúng.



II- Tự luận ( 8 điểm ) : Học sinh chọn một trong hai đề sau :
Đề 1 :
1- Phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học bằng một câu văn ( 1 điểm ).
2- Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ bằng một đoạn văn khoảng 7- 8 câu ( 3 điểm ).
3- Viết một đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề sau “ Nhân vật Hồng là một em bé có tình yêu thương mẹ sâu sắc ” ( Đoạn văn khoảng 7 - 10 câu ) 4 điểm.
Đề 2 :
1- Tóm tắt đoạn trích Lão Hạc bằng một đoạn khoảng 8 - 12 câu ( 3 điểm ).
2- Nêu nội dung chủ yếu của đoạn trích Trong lòng mẹ bằng một câu văn ( 1 điểm ).
3- Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 7 - 10 câu, trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ ( 4 điểm ).

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................






















































File đính kèm:

  • docbai 23 de bai kiem tra.doc