Kiểm tra văn 1 tiết ngữ văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra văn 1 tiết ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ............................. Lớp:................. Ngày kiểm tra:................... KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT Ngữ văn * Đề bài: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (4 điểm) Câu 1. Về hình thức, mỗi câu tục ngữ là: A. Mỗi câu tục ngữ tương đương với một từ. B. Mỗi câu tục ngữ tương đương với một cụm từ. C. Mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn. D. Mỗi câu tục ngữ là một bài viết diễn đạt một nội dung trọn vẹn. Câu 2. Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Ngày tháng mười chưa cười đã tối” sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? A. Nói quá, phép đối xứng. B. Phép đối xứng, hoán dụ, ẩn dụ. C. Nói quá, ẩn dụ, so sánh. D. Nói quá, hoán dụ, ẩn dụ. Câu 3. “Tục ngữ về con người và xã hội” chú trọng điều gì? A. Đưa ra những quy luật của gia đình, xã hội. B. Tôn vinh những giá trị cao đẹp của con người, đưa ra những lời nhận xét, khuyên răn về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có trong xã hội. C. Tôn vinh những giá trị tình cảm của con người. D. Đề cao tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, yêu cuộc sống. Câu 4. Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả nào? A. Xuân Diệu. C. Đặng Thai Mai. B. Phạm Văn Đồng. D. Hoài Thanh. Câu 5. Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” vẻ đẹp của tiếng Việt được giải thích trên các yếu tố nào? A. Ngữ âm, ngữ pháp. B. Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. C. Từ vựng, ngữ pháp. D. Từ vựng, ngữ âm. Câu 6. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nói về vấn đề gì? A. Lòng yêu nước của công, nông, binh. B. Lòng yêu nước của mọi người. C. Lòng yêu nước của nhân dân ta. D. Lòng yêu nước của thế hệ con Rồng, cháu Tiên. Câu 7. Những đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là: A. Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, sáng sủa. B. Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú, lí lẽ được diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động và dễ hiểu. C. Giọng văn tha thiết, giàu cảm súc. D. Cả 3 phương án trên. Câu 8. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được trích từ tác phẩm nào? A. Đức tính giản dị của Bác Hồ. B. Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc. D. Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại. II. PHẦN TỰ LUẬN. (6 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: * Đề số 1: Câu 1: (2 điểm) Trình bày giá trị nghệ thuật, nội dung của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh)? Câu 2: (4 điểm) Viết một đoan văn ngắn khoảng 10 đến 15 câu nêu dẫn chứng để chứng minh: Bác Hồ sống rất giản dị? * Đề số 2: Câu 1. (2 điểm) Thế nào là tục ngữ ? Cho ít nhất 3 ví dụ minh họa? Câu 2. (4 điểm) Nhân dân ta thường nhắc nhủ nhau: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Em hãy lấy dẫn chứng trong lịch sử, trong văn học, trong đời sống để minh họa cho câu tục ngữ trên. Từ đó em rút ra suy nghĩ gì cho bản thân? 3. Đáp án, biểu điểm: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (4 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 5 B 2 A 6 C 3 B 7 D 4 C 8 D II. PHẦN TỰ LUẬN. (6 điểm) Câu 1: Bằng dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. Câu 2: - Nội dung đoạn văn có các dẫn chứng về đức tính giản dị của Bác Hồ (dẫn chứng trong bài có thể lấy trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” hoặc lấy ở các tài liệu tham khảo khác). - Trình bày mạch lạc, sạch sẽ, đúng chính tả. * Ghi chú: Ma trận trên dùng cho đề số 1( Phần tự luận).
File đính kèm:
- Kiem tra ngu van tiet 98.doc