Kiểm tra văn học 12

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra văn học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THPT Lê Quí Đôn Kiểm tra văn học

I.Phần trắc nghiệm (3 điểm):
 1.Khái niệm thơ mới chủ yếu dùng để chỉ xu hướng văn học nào?
Xu hướng thơ lãng mạn
Xu hướng thơ cách mạng
Xu hướng thơ trào phúng
Cả ba xu hướng trên
 2.Xuân Diệu không viết thể loại nào trong các thể loại sau?
Thơ C. Phê bình
Tiểu thuyết D.Tryện ngắn
 3. Trong bài Vội vàng, Xuân Diệu sử dụng biện pháp tu từ nào nhiều nhất?
Nhân hoá C. Điệp từ ngữ
So sánh D. Hoán dụ
 4. ấn tượng về vòm trời mỗi lúc một thêm cao, sâu đến rợn ngợp trong dòng thơ “ Nắng xuống trời lên sâu chót vót” (“Tràng giang”- Huy Cận) không được trực tiếp tạo ra từ đâu? 
Từ cấu trúc đăng đối ( Nắng xuống – trời lên)
Từ kết hợp từ độc đáo (sâu chót vót)
Từ sắc vàng của nắng, sắc xanh của trời
Từ cách dùng các động từ vận động (xuống, lên)
5. Cái cảm giác trống trải, xa vắng của không gian “tràng giang” trong khổ thơ thứ ba, chủ yếu được tô đậm bởi yếu tố nghệ thuật nào?
 A. Cảnh ngụ tình B. ẩn dụ
 C. Điệp cú pháp và từ phủ định D. Âm hưởng, nhạc điệu 
 6. Cái mới, cái riêng của Huy Cận khi tả hoàng hôn trong khổ thơ cuối không bộc lộ ở điểm nào?
 A.dùng bút pháp tạo hình sáng tạo nên hình ảnh một hoàng hôn hùng vĩ
 B.Có sự tinh nhạy đặc biệt khi cảm nhận hình khối, trọng lượng của bóng chiều
 C.Tự bộc lộ “cái tôi” cô đơn, rợn ngợp trước cuộc đời, trước vũ trụ
 D.Lối tả cảnh ngụ tình và nghệ thuật tương phản đối lập đầy ấn tượng
 7. Trong ba lần sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ phiếm chỉ ai (Vườn ai?, Thuyền ai?, Ai biết tình ai?) lần nài người đọc cảm nhận câu hỏi tu từ ẩn giấu một nỗi buồn da diết?
 A. Lần thứ nhất(khổ đầu) B. Lần thứ hai(khổ giữa)
 C. Lần thứ ba(khổ cuối) C. Không lần nào
 8. Hình thức câu trùng điệp ở khổ thơ đầu (Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên) không nhằm dụng ý nào trong các dụng ý sau?
Làm cho cả khu vườn sáng bừng lên, chan hoà nắng mới
Làm cho cảm xúc náo nức, vui tươi được bộc lộ một cách ý nhị
Làm cho cảnh bình minh thôn Vĩ thêm tươi sáng, quyến rũ
Làm cho màu xanh “vườn ai” thêm xanh mướt, gợi cảm
 9. Hình thức câu trùng điệp ở khổ thơ cuối (Mơ khách đường xa, khách đường xa) không nhằm dụng ý nào trong các dụng ý sau?
Làm cho khoảng cách không gian thêm xa cách vời vợi ngàn trùng
Thể hiện một niềm sợ hãi không gian
Thể hiện một niềm khao khát hội ngộ cháy bỏng
Làm cho hình ảnh khách đường xa càng có sức vẫy gọi
 10. Nhận xét nào sau đây không đúng?
Bài thơ Tương tư viết theo thể lục bát nhưng vẫn là thơ mới
Bài thơ Tương tư gần với ca dao nên không thuộc thơ mới
Bài thơ Tương tư không phải là một bài ca dao
Bài thơ Tương tư là một bài thơ lục bát rất gần với ca dao
 11. Trong hai câu thơ: “Gió mưa là bệnh của giời – Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”, đối chiếu giời với tôi, liên tưởng, đồng nhất “bệnh” gió mưa của giời với “bệnh” tương tư của tôi, tác giả đã thể hiện được rõ nhất nội dung nào sau đây trong tiếng nói của nhân vật trữ tình?
Tự nâng cao tầm vóc cái tôi, đặt ngang hàng tôi với giời
Thể hiện một ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân cá thể trong tình yêu
Xem tương tư không chỉ là khổ đau mà còn là niềm kiêu hãnh
Thể hiện thái độ tự nguyện chấp nhận khổ đau để yêu và được yêu
 12. Toát lên từ toàn bộ bài thơ, tương tư không đơn giản chỉ là nỗi nhớ mong mà sâu xa hơn và bao trùm lên tất cả, tương tư còn là nỗi niềm gì?
Niềm khát khao xoá nhoà sự xa cách không gian
Niềm khát khao rút ngắn sự xa cách không gian
Niềm khát khao cháy bỏng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi
Niềm khát khao cháy bỏng một cảnh gặp gỡ, đoàn tụ, sum họp
II. Phần tự luận (7 điểm): Chọn một trong hai đề sau:
 Đề 1:
 Câu 1 (5 điểm): “Tràng giang” (Huy Cận) có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Hãy chứng minh.
 Câu 2 (2 điểm): Từ “kịp” ở câu: “Có chở trăng về kịp tối nay”(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) mang thông điệp về một số phận. Có thể nghĩ như vậy được không? Hãy trình bày ý kiến của mình.
 Đề 2:
 Câu 1 (5 điểm): Trong bài “Vội Vàng”(Xuân Diệu), cách nhìn nhận sự vật của một “nhà thơ tình yêu” đã chi phối mạnh mẽ sự chọn lựa sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ví von...Hãy chứng minh.
 Câu 2 (2 điểm): Nêu cảm nhận về hình ảnh thơ “áo em trắng quá nhìn không ra”( Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)




File đính kèm:

  • docKiem tra van hoc 11.doc
Đề thi liên quan