Kiểm tra văn học lớp 8 thời gian: 45 Phút Trường Thcs Phúc Đồng

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra văn học lớp 8 thời gian: 45 Phút Trường Thcs Phúc Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN KIỂM TRA VĂN HỌC LỚP 8 
TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG Thời gian: 45 phút 
=========== *** ========== Ngày : / / 2009
 ========== *** ========

ĐỀ I:

I. TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm)
 Chọn và ghi lại đáp án đúng trong các phương án trả lời sau:

Câu1: “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn được viết năm nào?
 A. 1010	B. 1011	C. 1012	 D. 1013

Câu 2: Các bài thơ : Quê hương, Nhớ rừng, Ông đồ có chung điểm là: 
 A. Đều là các tác phẩm của dòng văn học lãng mạn
 B. Đều viết bằng thể thơ tự do
 C. Đều là những bài thơ giàu nhạc điệu,giàu hình ảnh
 D. Đều là những tác phẩm thuộc phong trào “Thơ mới”

Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh
 B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn
 C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạnh
 D. Yêu nước, thương dân,sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc 

Câu 4: Hình ảnh nào xuất hiện 2 lần trong bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu)
 A.Lúa chiêm B. Nắng đào C. Trời xanh D. Con tu hú

II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 8 điểm)
Câu1: (4điểm) 
Có ý kiến cho rằng bài “ Ngắm trăng” là một cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10-15 câu) có sử dụng yếu tố biểu cảm để chứng minh điều đó.

Câu2:(4điểm)
 Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh có những câu thơ viết về hình ảnh con thuyền. Em hãy chép lại những câu thơ có hình ảnh con thuyền ở khổ 2 và 3 bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:
 a) Nhà thơ miêu tả con thuyền ở những thời điểm nào? Các biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền?
 b) Cảm nhận và suy nghĩ của em về những câu thơ ấy ?
 ( Chú ý: Trình bày ý a và b bằng một đoạn văn)

===== Chúc các con làm bài tốt. =======

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN. ( Tiết 113 )
ĐỀ 1:
 Mức độ

Lĩnh
vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
 thấp
 Vận dụng
 cao
 Tổng số

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL


Thơ ca Việt Nam trước cách mạng
Quê hương. Nhớ rừng
C2
(0,5)




(4đ)


(0,5)
(4đ)

Tức cảnh Pác Bó


C3
(0,5đ)






(0,5)


Khi con tu hú


C4
(0,5đ)





(0,5)


Ngắm trăng







C1
(4đ)

(4đ)
Văn xuôi trung đại
Chiếu dời đô
C1
(0,5)







(0,5)

Tổng số câu

2

2


1

1
4
3
Tổng số điểm

1

 1
 
 
4

 4
 2 8

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm) 
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
A
D
B
D

 II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 8 điểm)
Câu 1: ( 4 điểm)
* Nội dung: 2,5đ: 
 Học sinh phải viết được đoạn văn có yếu tố biểu cảm trong nghị luận để chứng minh cuộc vượt ngục tinh thần của Bác .
 - Trong tù , không có rượu , không có hoa , không có cả tự do , nhưng người tù cách mạng hồ Chí Minh đã thưởng thức rrăng một cách trọn vẹn đầy đủ , không bị vướng bận bởi sự thiếu thốn về vật chất , không hề than thở về mất tự do .
 - Bác ung dung thưởng thức trăng như một tâm hồn người nghệ sĩ . Nhà tù có thể giam cầm được thể xác của Bác chứ không thể giam cầm được tâm hồn của Bác.
 * Hình thức: 1,5đ 
 Đoạn văn viết theo lối lập luận diễn dịch ( 0,5 đ); có sự liên kết chặt chẽ cả về nội dung và hình thức( 0,5 đ); có câu hỏi tu từ( 0,5 đ)

Câu 2: ( 4 điểm) 
* Hs chép được các câu thơ có hình ảnh con thuyền:(1đ)
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang...
- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...
*Viết đoạn văn cảm thụ rõ các nội dung:
- Hình ảnh con thuyền được miêu tả ở 2 thời điểm: Lúc ra khơi và khi trở về bến (0,5 đ)
- Biện pháp n/ thuật được sử dụng là nhân hóa, so sánh và các từ ngữ gợi tả, gợi cảm (0,5đ)
- Nêu được cảm nhận và suy nghĩ về cách miêu tả của tác giả: ( 2đ- mỗi ý 0,5đ)
+ Đặc sắc tinh tế giàu giá trị biểu cảm 
+ Hình ảnh con thuyền khi rời bến với vẻ đẹp hùng tráng, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, thể hiện cuộc sống lao động hăng say của người dân làng chài
+ Hình ảnh con thuyền khi trở về bến mang 1 vẻ đẹp lãng mạn, thiết tha, sâu lắng
+Cách miêu tả ấy thể hiện 1tâm hồn yêu quê hương tha thiết,sâu nặng và 1 hồn thơ trong trẻo, giàu cảm xúc.
























PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN KIỂM TRA VĂN HỌC LỚP 8 
TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG Thời gian: 45 phút 
===========***========== Ngày kiểm tra: / / 2009
 ==================
ĐỀ II:

I. TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm)
 Chọn và ghi lại đáp án đúng trong các phương án trả lời sau:
 
Câu1: Tế Hanh so sánh “ cánh buồm” trong bài thơ Quê hương với hình ảnh nào?
 A. Con tuấn mã	 B.Mảnh hồn làng	 C. Dân làng	 D. Quê hương

Câu2: Chọn cụm từ thích hợp nhất để nêu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu thơ đầu thơ “Khi con tu hú”:
Tràn ngập âm thanh	 C. Không gian cao rộng	 
B. Có màu sắc tươi sang	 D. Náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu.

Câu3: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu của bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” (Hồ chí Minh)
Thiết tha trìu mến C. Nghiêm trang,chừng mực
 B. Vui đùa, dí dỏm D. Hài hước, vui cười 

Câu4: Bài tấu “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung được viết vào năm nào?
 A. 1789 B.1790 	 C. 1791 	 D. 1792 
 
 PHÂN II: TỰ LUẬN ( 8 điểm)
Câu1( 5đ): Có câu thơ sau:
“…Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối…”
a) Chép 9 câu thơ tiếp theo trong bài thơ có những câu thơ trên. Nêu tên tác giả 
b) Cho câu chủ đề: “ Cả khổ thơ là nỗi nhớ da diết không nguôi về dĩ vãng của chúa sơn lâm”
 Viết đoạn văn có câu chủ đề theo lối quy nạp làm rõ ý của câu chủ đề trên qua việc phân tích khổ thơ vừa chép là (Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu hỏi tu từ) 

Câu2: (3đ) 
	Trong bài thơ " Quê hương" của Tế Hanh có câu:
	" Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng...."
	a) Hãy chép chính xác ba câu tiếp theo câu thơ trên. ( 0,5 đ)
	b) Bằng một đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của những câu thơ trong đoạn văn trên.( 2,5đ)( đoạn văn có câu cảm thán). 

========== Chúc các con làm bài tốt . ===========



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN. ( Tiết 113 )
ĐỀ II:
 Mức độ

Lĩnh
vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
 thấp
 Vận dụng
 cao
 Tổng số

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL


Thơ ca Việt Nam trước cách mạng
Quê hương. 
C1
(0,5)


C1b
(2đ)

C2a
(1đ)


(0,5)
(3đ)

Tức cảnh Pác Bó


C3
(0,5đ)






(0,5)


Khi con tu hú


C2
(0,5đ)





(0,5)


Nhớ rừng





C1a
(1đ)

C1b
(4đ)

(5đ)
Văn xuôi trung đại
Bàn về phép học
C4
(0,5)







(0,5)

Tổng số câu

2

2
1

2

2
4
2
Tổng số điểm

1

 1
 2
 
2

 4
 2 8

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm) 
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
B
D
D
C

II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 8 điểm)
Câu 1: ( 5 điểm)
HS chép đúng đoạn thơ - nêu đúng tên tác giả Thế Lữ: 1đ (Sai 1 lỗi trừ 0,25 đ)
 * Về nội dung: (3điểm)
Hs làm rõ ý sau:
Nỗi nhớ núi rừng da diết không nguôi của con hổ được thể hiện qua nỗi nhớ 4 cảnh ở núi rừng nơi ngày xưa con hổ ngự trị: Cảnh đêm trăng, cảnh bình minh, cảnh mưa rừng, cảnh hoàng hôn(1đ)
Cả 4 cảnh cảnh nào cũng có hình ảnh của núi rừng kì vĩ, mà ở đó chúa sơn lâm hiện lên với hình dáng tư thế oai phong lẫm liệt, bao trùm cả thiên nhiên, vũ trụ (1đ)
Nỗi nhớ ấy được nhà thơ khắc họa qua giọng thơ sôi nổi, da diết, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm giàu giá trị tạo hình và các câu hỏi tu từ mang giá trị biểu cảm cao à Thể hiện một bút pháp lãng mạn tràn đầy (0,5đ)
Thông qua việc khắc họa nỗi nhớ của con nhà thơ muốn gửi gắm tâm sự thầm kín: tâm trạng tiếc nhớ khôn nguôi” thời oanh liệt” với những trang sử vẻ vang của cha ông thuở trước. (0,5đ)
 * Về hình thức: (1điểm) Đoạn văn viết theo lối lập luận quy nạp có sự liên kết chặt chẽ cả về nội dung và hình thức có câu hỏi tu từ

Câu 2: ( 3 điểm) 
 a)HS chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo trong bài thơ Quê hương 0,5đ( sai 1 lỗi trừ 0,5 điểm)
 b) Nêu được những cảm nhận về nét đặc sắc trong nghệ thuật và nội dung. ĐV cần đảm bảo yêu cầu sau:
*Về nội dung: ( 2 điểm) - Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
- Đây là câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền trở về bến sau những ngày đánh cá trên biển và hình ảnh người dân chài lưới 
- Hình ảnh người dân chài được miêu tả với đặc điẻm ngoại hình tiêu biểu và sự liên tưởng 
thú vị, độc đáo để thể hiện trong tâm hồn họ
- Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh nhân hoá để miêu tả con thuyền khiến nó có cảm xúc và suy nghĩ như con người
 à Qua đó người đọc cảm nhận tình yêu thiết tha sâu nặng với quê hương và một hồn thơ giàu cảm xúc, thơ mộng, mang đậm phong cách của thơ ca lãng mạn
*Về hình thức: 
 ĐV văn viết rõ ràng mạch lạc, có cảm xúc, các câu liên kết chặt chẽ ( 0,5 điểm) 





File đính kèm:

  • docKTVH tiet113doc.doc