Kiểm tra: văn. (phần thơ)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra: văn. (phần thơ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Trường THCS Thạnh Đông.	 - Tiết: 129.	
- Ngày soạn: 28/02/2012.	- Tuần: 27.
- Ngày thực hiện: 29/02/2012.	- Kiểm tra: Văn. (Phần thơ). (Nộp).

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để làm kiểm tra sau khi học xong phần thơ .
- Với hình thức đánh giá năng lực Đọc – hiểu và rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày một đoạn văn.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Đề kiểm tra: Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho HS làm bài kiểm tra tự luận tại lớp.
- Thời gian: 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức đã học phần thơ (Từ tuần 23 - 27).
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.

KHUNG MA TRẬN

TÊN CHỦ ĐỀ
(Nội dung, chương..)
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG CỘNG

TL
TL
THẤP 
CAO 

Chủ đề: 
Sang Thu.
- Viếng Lăng Bác.
Nhớ tên câu thơ có hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” trong bài thơ đã học.
- Hiểu được một số từ ngữ thể hiện tình cảm gần gũi, thân thương của một người con đi xa thăm Bác trong khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng Lăng Bác” – Viễn Phương.

Liên hệ qua bài thơ “Sang Thu” – Hữu Thỉnh để chỉ ra được những nét độc đáo về giá trị nghệ thuật trong 2 câu thơ cuối của bài thơ. 
Phân tích ý nghĩa ẩn dụ “mặt trời trong lăng” qua 2 câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.


Số câu : 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ 10 %
Số câu : 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ 10 %
Số câu : 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ 40 %
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ 40 %
Số câu :4
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100 %












IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: (ĐỀ KIỂM TRA).
Trường THCS Thạnh Đông	Kiểm tra: 45 phút
Họ Và Tên: ......................................	Môn: Văn (Phần thơ).
Lớp: .................................................	Tiết: 129.	Ngày kiểm tra: .........................................

ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN




Dạng đề kiểm tra: Tự luận. 
Câu 1: (1.0 điểm).
 Chép lại hai câu thơ có sử dụng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” trong bài thơ đã học (ghi rõ tên bài thơ, tác giả)?
Câu 2: (1.0 điểm).
 Em hãy tìm trong khổ 1 của bài thơ “Viếng Lăng Bác” – Viễn Phương những từ ngữ thể hiện tình cảm gần gũi, thân thương của một người con đi xa về thăm Bác?
Câu 3: (4.0 điểm). 
 Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ cuối của bài thơ: 
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
(Sang Thu – Hữu Thỉnh).
Câu 4: (4.0 điểm). 
 Đọc hai câu thơ sau: 
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
(Viếng Lăng Bác – Viễn Phương).
 Em hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” qua hai câu thơ trên?
 Lưu Ý: Phần tự luận HS làm tiếp theo ở phía sau tờ giấy.
BÀI LÀM:
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:

CÂU HỎI
NỘI DUNG
BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (1.0 điểm).
 Chép lại hai câu thơ có sử dụng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” trong bài thơ đã học (ghi rõ tên bài thơ, tác giả).
Câu thơ có hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”: 
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”.
(1.0 điểm).
Câu 2: (1.0 điểm).
 Em hãy tìm trong khổ 1 của bài thơ “Viếng Lăng Bác” – Viễn Phương những từ ngữ thể hiện tình cảm gần gũi, thân thương của một người con đi xa về thăm Bác? 
Trong khổ 1 của bài thơ có những từ ngữ thể hiện tình cảm gần gũi, thân thương của một người con đi xa về thăm Bác: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. Cách xưng hô: Con – Bác, thể hiện tình cảm thành kính, thiêng liêng đối với Bác.
(1.0 điểm).


Câu 3: (4.0 điểm). 
 Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ cuối của bài thơ: 
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
 (Sang Thu – Hữu Thỉnh).

- Ý nghĩa tả thực: Thiên nhiên vào mùa thu, những cơn mưa không còn nhiều và đột ngột như mùa hạ nên sấm cũng bớt bất ngờ.
- Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; “Hàng cây đứng tuổi” ở đây chỉ con người từng trải. Con người từng trải sẽ vững vàng hơn, chắc chắn hơn trước dông bão, sấm chớp của cuộc đời.
(2.0 điểm).


(2.0 điểm).
Câu 4: (4.0 điểm). 
 Đọc hai câu thơ sau: 
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
 (Viếng Lăng Bác – Viễn Phương)
Em hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” qua hai câu thơ trên?
Nội dung:
+ Hai câu thơ sóng đôi làm nổi bật hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng”.
+ Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” ca ngợi công lao vĩ đại của Bác với non sông.
+ Hình ảnh đó cũng khẳng định lòng biết ơn, niềm tin Bác sống mãi với non sông, sự nghiệp của Bác sống mãi với dân tộc.
(4.0 điểm).

VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: 
 - Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm. - Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề. LƯU Ý ĐIỂM TRỪ: 
 - Trừ điểm tối đa đối với đoạn văn viết chưa đúng bố cục, sai nội dung bài học. ( 2,0 điểm). 
 - Trừ điểm tối đa đối với bài viết sai chính tả (1,0 điểm). 
THE END 













File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA THO TUAN 27.doc