Kiểm tra văn thời gian 45 phút trường trung học cơ sở Lê Lợi

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra văn thời gian 45 phút trường trung học cơ sở Lê Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lê Lợi KIỂM TRA VĂN 
 Họ và tên: .............................. Thời gian 45 phút.
 Lớp: ....................................... 



 A.Trắc nghiệm: 
 Khoanh tròn vào chữ cái ở câu trả lời đúng nhất.
 1.Trong các từ sau đây, từ nào không phải là từ Hán Việt ?
 A.Trẻ em B.Nhi đồng C.Đồng bào D.Đồng chí.
 2.Từ nào đồng nghĩa với từ “gan dạ”
 A.Dũng chí B.Anh hùng C.Vững vàng D.Dũng cảm
 3.Điền thêm các tiếng dưới đây để tạo ra từ ghép đẳng lập?
 A.Tươi... B.Nhỏ... C.Mệt... D.Học...
 4.Các từ láy: Cỏn con, nhè nhẹ, thuộc loại nào sau đây?
 A.Láy bộ phận. B.Láy toàn bộ. C.Láy âm. D.Láy phần vần.
 5.Tìm hai từ Hán Việt có chứa yếu tố “ Nhật” theo nghĩa sau đây?
 A.Nhật( mặt trời)... B.Nhật( ngày)...
 6.Đại từ “vậy” trong câu thơ sau đây thuộc loaị từ nào ?
 “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
 Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.”
 A.Đại từ để trỏ. B.Đại từ để hỏi. C.Đại từ để trỏ sự vật. D.Đại từ trỏ hoạt 
 động,tính chất sự vật
 7.Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa?
 A.Có thể thay đổi bất cứ từ đồng nghĩa nào cho nhau.
 B.Chỉ có thể thay từ Hán Việt đồng nghĩa cho từ Thuần Việt.
 C.Chỉ có thể thay từ Thuần Việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt.
 D.Cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái ý nghĩa.
 8. Dòng nào dưới đây không đúng với từ trái nghĩa?
 A.Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
 B.Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo sự tương phản.
 C.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
 D.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa khác xa nhau.
 B. Tự luận 
 9.Đọc bài thơ sau.
 “Trẻ đi,già trở lại nhà.
 Giọng quê không đổi,sương pha mái đầu.
 Gặp nhau mà chẳng biết nhau.
 Trẻ cười hỏi khách từ đâu đến làng”
 (Hạ Tri Chương) 
Lưu ý các từ gạch chân và thực hiện các yêu cầu sau:
 a.Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa
 b.Chỉ ra quan hệ từ.
 c.Chỉ ra đại từ.
 d.Từ “trẻ” trong câu thơ đầu với từ “trẻ” ở cuối bài là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Hãy giải thích vì sao?
 10.Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) có chủ đề mùa xuân.Trong đó có sử dụng hai từ 
 ghép Hán Việt.Gạch chân những từ Hán Việt đã sử dụng.
 III.Đáp án và biểu điểm:
 A.Trắc nghiệm:(4 điểm)
 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
Điền đúng
B 
A:Nhật thực
B:Nhật ký
D
D
D
Điểm
0.25
0.25
0.5
0.5
1.0
0.5
0.5
0.5

 B.Tự luận: (6 điểm)
 Câu 9 (3 điểm)
 a.(1 đ) : Nghĩa trái ngược nhau: Trẻ >< già,
 đi >< trở lại.
 b.(0.5 đ) Từ mà là quan hệ từ để nhấn mạnh sự xa cách lâu ngày không 
 nhận ra nhau.
 c. (0.5 đ) Đại từ: Đâu.
 d. ( 1 đ) Từ “trẻ ” trong câu thơ đầu với từ “trẻ” ở câu thơ cuối là một từ 
 nhiều nghĩa :đều có nghĩa là đang còn trẻ, tuổi trẻ.
 Câu 10. (3 điểm) Viết đoạn văn có chủ đề mùa xuân.Có từ ghép Hán Việt.
 -Mùa xuân xinh đẹp sắp về trên quê hương. Thật tuyệt vời đất trời tràn 
 ngập hương xuân đầy sức sống.Kì diệu làm sao những bông hoa khoe sắc
 , những chú chim hót líu lo vang lừng cả đất trời...
 IV.Ma trận đề.

 
Mức độ


 
 Nội dung 
 

 Nhận biết


Thông hiểu
 	Vận dụng
Tổng



 Thấp
 Cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Từ phức
C4

C3





2
Đại từ


C6





1
Từ Hán Việt
C1
C2



C5


C10
4
Từ đồng nghĩaTừ đồng âm
Từ trái nghĩa
Quan hệ từ


C7
C8


C9



3
Tổng số câu 
3

4

1
1

1
10
Tổng số điểm
1

2

1
3

3

 

File đính kèm:

  • dockiem tra van1tiet.doc
Đề thi liên quan