Kiểm Tra Vật Lí 12 – Phần Lượng Tử Ánh Sáng

pdf2 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm Tra Vật Lí 12 – Phần Lượng Tử Ánh Sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ........................................................... Lớp: 12 ............................. 
KIỂM TRA VẬT LÍ 12 – PHẦN LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG 
Thời gian làm bài: 25 phút (không kể phát đề) 
Đề kiểm tra này có 16 câu 
1/. Các vạch trong dãy Pasen của quang phổ hydro được tạo thành khi các electron chuyển từ các quỹ 
đạo bên ngoài về quỹ đạo 
A. K; B. L; C. M; D. N. 
2/. Trong thí nghiệm Hertz về hiện tượng quang điện 
A. nếu dùng tấm thủy tinh không màu chắn chùm tia hồ quang thì không có electron bật ra khỏi 
tấm kẽm; 
B. nếu tấm kẽm tích điện dương thì không có electron nào bật ra khỏi nó; 
C. nếu tấm kẽm trung hòa về điện thì không có electron nào bật ra khỏi nó; 
D. nếu thay tấm kẽm bằng tấm bạc thì không có hiện tượng quang điện. 
3/. Phát biểu nào sau đây không chính xác ? 
 Trong thí nghiệm với tế bào quang điện 
A. muốn cho dòng quang điện triệt tiêu, phải đặt giữa anôt và catôt một hiệu điện thế hãm; 
B. dòng quang điện I tăng tỉ lệ thuận với hiệu điện thế UAK giữa anôt và catôt; 
C. có một giới hạn về bước sóng của ánh sáng kích thích chiếu vào catôt để gây ra hiện tượng 
quang điện; 
D. cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ với cường độ của chùm sáng kích thích. 
4/. Lượng tử ánh sáng của tia lục (0,500 µm) có giá trị 
A. 3,972. 10-19 J; 
B. 6,000. 1014 J; 
C. 1,103. 10-48 J; 
D. 4,021. 10-19 J. 
5/. Cường độ của dòng quang điện bão hòa trong một thí nghiệm về hiện tượng quang điện là 8µA. Số 
electron bị bứt ra khỏi catôt của tế bao quang điện trong một giây là 
A. 5. 1016; B. 5. 10-16; C. 5. 1019; D. 5. 1013. 
6/. Sự phát quang và sự lân quang giống nhau ở chỗ 
A. do các chất rắn, lỏng, khí phát ra; 
B. tồn tại rất lâu sau khi tắt ánh sáng kích thích; 
C. không thể kích thích bằng tia X; 
D. là sự phát sáng lạnh của các chất. 
7/. Tần số của ánh sáng do phân tử, nguyên tử phát ra được xác định bằng công thức 
A. 
hc
f
λ
= ; B. 
c
f
λ
= ; C. f
hc
λ
= ; D. f h
c
λ
= . 
8/. Trong quang phổ hydro, vạch Hβ ứng với sự chuyển mức 
A. M  L; B. N  L; C. O  L; D. P  L. 
9/. Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,40µm. Công thoát của electron trên bề mặt kim loại này là 
A. 7,50. 1013 J; 
B. 4,96. 10-19 J; 
C. 8,83. 10-20 J; 
D. 8,83. 10-19 J
10/. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng 
A. là sóng điện từ có năng lượng cao; 
B. có lưỡng tính sóng – hạt; 
C. có tính chất hạt; 
D. có tính chất sóng. 
Mã đề: 179 
11/. Bước sóng của hai vạch đỏ và tím trong dãy Banme của quang phổ hydro lần lượt là 0,6563µm và 
0,4102µm. Độ chênh lệch năng lượng giữa 2 mức quỹ đạo dừng P và M là 
A. 1,82. 10-19 J; 
B. 3,03. 10-19 J; 
C. 4,84. 10-19 J; 
D. 7,87. 10-19 J.
12/. Phát biểu nào sau đây không chính xác ? 
A. Để gây ra hiện tượng quang dẫn, photon kích thích phải có năng lượng cao; 
B. Quang dẫn là hiện tượng quang điện bên trong; 
C. Quang dẫn là hiện tượng điện trở của chất bán dẫn giảm mạnh khi bị chiếu sáng; 
D. Hạt dẫn điện trong hiện tượng quang dẫn là electron tự do và lỗ trống. 
13/. Giới hạn quang điện của đồng là 0,30µm. Chiếu vào đồng tia tử ngoại có bước sóng 0,20µm. Vận 
tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện là 
A. 4,36. 105 m/s; 
B. 2,18. 1012 m/s; 
C. 7,27. 1011 m/s; 
D. 0,85. 106 m/s.
14/. Theo mẫu nguyên tử Bohr thì 
A. Mỗi electron luôn chuyển động trên một quỹ đạo dừng cố định; 
B. Đối với nguyên tử hydro, bán kính các quỹ đạo dừng tăng tỉ lệ với các số nguyên liên tiếp; 
C. Khi nguyên tử phát xạ photon, nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn; 
D. Nguyên tử có xu hướng chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng nhỏ. 
15/. Catôt của một tế bào quang điện làm bằng kẽm có giới hạn quang điện 0,35µm. Chiếu ánh sáng tử 
ngoại có bước sóng 0,25µm vào catôt. Để triệt tiêu hoàn toàn dòng quang điện, cần đặt vào giữa anôt và 
catôt hiệu điện thế hãm có giá trị 
A. 2,27. 10-19 V; 
B. – 1,42V; 
C. – 14,2V; 
D. – 3,54 V.
16/. Giới hạn quang điện của một kim loại phụ thuộc vào 
A. bản chất của kim loại; 
B. hóa trị của kim loại; 
C. cường độ của ánh sáng kích thích; 
D. bước sóng của ánh sáng kích thích. 
_________ Hết __________ 

File đính kèm:

  • pdfKTLY12-LUONGTUANHSANG.pdf