Kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi Luyện từ và câu Lớp 5

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi Luyện từ và câu Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số nội dung kiến thức bồi dưỡng
học sinh giỏi lớp 5 môn tiếng việt
phân môn: luyện từ và câu
I. Cấu tạo từ:
1-Từ đơn: Là từ gồm 1 tiếng (có nghĩa) tạo thành.
VD: ăn, học, mẹ....
2-Từ phức: Gồm:(từ ghép + từ láy)
a-Từ ghép: Là từ ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau.
VD: Khi đưa vào văn cảnh.
- Cánh én dài hơn cánh sẻ.(2từ đơn chỉ 1 bộ phận của con vật)
- Những cánh én đang bay về. (1 từ chỉ chung)
b-Từ láy: Là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần giống nhau).
VD: xinh xinh, khéo léo, lồng lộng, khập khểnh.
c- Từ láy và từ ghép:
- Giống nhau: đều là từ nhiều tiếng (2,3 hoặc 4 tiếng).
- Khác nhau:
+ Từ ghép: giữa các tiếng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa.
 +Từ láy:Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm.
 	VD: Từ láy: Tươi tắn;
 Từ ghép: Tươi tốt;
 - ốm o, ấm áp, ép uổng êm ái, oằn oại yếu ới...Đây đều là từ láy, đều khuyết phụ âm đều, có thể xác định từ gốc.
3-Từ loại: DT, ĐT, TT, Đại từ, quan hệ từ.
a- Danh từ: Là những từ chỉ sự vật(người,vật,hiện tượng hoăc đơn vị)
VD: - DT chỉ hiện tượng: mưa, bão, sấm, chớp...DT chỉ khái niệm: sự đau khổ, niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, mùi thơm, chính trị......
 	- DT chỉ đơn vị:cái, con, người, tấm, hạt, chùm, chiếc....
*Khả năng kết hợp:
-DT có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng(một,hai...., những, mấy, mỗi...) Đứng trước nó.
VD: mấy bạn học sinh đang ôm bài.
- DT kết hợp với các từ chỉ trỏ đứng sau nó (này, kia, ấy, nọ)
b, Động từ: Là từ chỉ hoạt động hay trạng thái của người và vật.
* Khả năng kết hợp: 
+ Kết hợp với các từ:
Hãy, đừng, chớ, đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng (đứng trước động từ)
VD: Em đang học bài.
Kết hợp với: rồi, xong(đứng sau động từ)
	VD: Em ngủ rồi.
* Động từ thường đảm nhiệm chức vụ trong câu:
	VD: Lao động là vinh quang.
 CN
c, Tính từ: Là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất sự việc
*Khả năng kết hợp: Tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm
VD: Chiếc áo này đẹp lắm.
d- Đại từ chỉ ngôi:Thay thế cho danh từ và dùng để xưng hô trong giao tiếp.
+Đại từ chỉ ngôi thứ nhất(chỉ người nói:Tôi, tao, ta, tớ, chúng tôi...)
+Đại từ chỉ ngôi thứ hai(chỉ người nghe: mày, chúng mày...)
+Đại từ chỉ ngôi thứ ba (chỉ người không ở ngôi thứ 1, thứ 2: nó, chúng nó, họ, bọn họ, hắn, bọn hắn...)
VD: Tìm đại từ chỉ ngôi, danh từ trong các từ gạch chân sau đây:
-Tôi còn nhớ vừa ngẩng đầu lên,tôi liền bắt gặp những giọt nước 
 ĐT	 ĐT	
long lanh trong đôi mắt hiền hậu của mẹ.
	 DT
e- Quan hệ từ: Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...
VD: Em và bạn rất thân nhau.(quan hệ từ nối các từ ngữ trong câu).
 	Tuy trời rét nhưng Minh vẫn đi học (cặp quan hệ từ nối các vế câu lại với nhau).
II- Nghĩa của từ:
1- Từ đồng nghĩa ( còn gọi là từ cùng nghĩa và từ đồng nghĩa)
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù.
a- Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau:
VD: Ba, bố, má. mẹ.
b- Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, khi dùng ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng, hợp nghĩa( theo văn cảnh, điều kiện...)
VD: 
a- Các nhà thơ là những ngưòi có tâm hồn thi sĩ. 
b- Loại xe ấy tiêu hao nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người tiêu dùng nên rất khó tiêu thụ.
	2- Từ trái nghiã:
	- Là từ có nghĩa trái ngược nhau:
	VD: Buồn – vui, Tươi- héo.
- Dựa vào văn cảnh:
VD: Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
`	(Nguyễn- Du)
( Khoan là không dồn dập; Mau là nhịp độ dồn dập).
VD: Tìm từ trái nghĩa với từ gạch chân:
- Hoa tươi / héo
- Rau tươi/ úa
- Cá tươi/ ươn
- Trứng tươi/ ung
3- Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
VD: Tôi hỏi giá chiếc áo đang treo trên giá .
4- Từ nhiều nghĩa( nghĩa đen và nghĩa bóng)
Là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
Nghĩa gốc còn gọi là nghĩa chính, nghiã đen.
nghĩa chuyển còn gọi là nghĩa bóng.
VD: - Sao trên trời có khi mờ khi tỏ. ( các thiên thể trong vũ trụ, sao là nghĩa gốc).
- Sao lá đơn thành 3 bản. (chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản chính, sao là nghĩa chuyển).
III- Câu:
Cấu tạo câu:
a- Câu đơn: + về nội dung: nêu được ý trọn vẹn.
+ Về cấu tạo: đã đầy đủ 2 bộ phận chính ( CN, VN).
b- Câu ghép: là câu do nhiều vế gép lại:
- Mỗi vế câu gép thường có cấu tạo giống một câu đơn ( có đủ CN, VN) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
- Câu gép có thể nối các vé câu bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ, có thể bằng một dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm, ...
* Lưu ý: - Các chức vụ ngữ pháp song song bao giờ cũng được ngăn cách bằng dấu phẩy hoặc từ chỉ quan hệ.
- cách xác định các chức vụ ngữ pháp khi câu có dấu phẩy và không có dấu phẩy.
VD: - Mấy con dế bị sặc nước/ loạng choạng bò ra khỏi tổ.
- Mấy con dế/ bị sặc nước/ loạng choạng bò ra khỏi tổ.
	CN	VN1	VN2
- Cờ bay/ đỏ những máí nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố.
 CN	VN1	VN2	VN3
- Suối/ chảy róc rách.
- Tiếng suối chảy/ róc rách.
* Câu có thể đảo vị ngữ đứng trước chủ ngữ.
VD: Đã tan tác/ những bóng thù hắc ám.
	 VN	CN
Đẹp vô cùng/ đất nước của chúng ta.
	VN	CN
2- Liên kết câu:
a- Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ:
- Để liên kết 1 câu với câu đứng trước nó ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.
VD: Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã mui cong.
- Từ đươc lặp lại tạo ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn. Nừu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
* Lưu ý Đọc thầm đoạn trích, để nắm được nội dung chung của đoạn. Sau đó, đọc kỹ từng câu, xem ở từng chỗ trống, chọn từ ngữ cho sẵn từ nào thích hợp với nội dung của câu của đoạn.
b- Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế các từ ngữ.
Lưu ý: - Tìm từ trùng lặp trong đoạn trích có thể thay thế bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.
VD: Thời trẻ, Lép Tôn- xtôi hay có những hành động bột phát, có lúc Tôn- xtôi tự treo mình lên cây bằng 1 nửa mái tóc. Sau đó Tôn- xtôi lại cạo sạch lông mày.( Cậu, cậu ta)
- Dựa vào văn bản để thay thế từ cho hợp lý:
VD: Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Nàng bảo chồng:
c- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối:
- Nối các từ ngữ với nhau.
VD: Hà hoặc Tuấn làm bài tập 1.
- Nối các câu bằng quan hệ từ ( thường đứng đầu câu): Nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời ...
3- Câu chia theo mục đích nói:
- Câu kể
- Câu cảm
- Câu khiến
- Câu hỏi
a- Biến đổi câu: Bằng cách thêm 1 số từ để tạo thành câu.
VD: Từ câu kể sau hãy tạo ra câu kể, cảm, khiến, hỏi.
- Trời sáng.
- Trời sáng quá !
- Trời sáng đi !
- Trời sáng rồi à ?
4- Chữa câu đúng:
* Lưu ý: Có 2 cách chữa câu đúng.
Cách1: Câu thiếu bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ chỉ có trạng ngữ.
VD: Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến, thương yêu của Bác 
	Bỏ
Cách 2: Câu dùng từ sai:
VD: Bộ đội ta đã âm mưu phá chiếc cầu của địch. ( Mưu trí)
IV- Phần cảm thụ văn học:
- Là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tinh tế, đẹp đẽ trong đoạn văn ( thơ) hay trong tác phẩm.
 - Để làm một bài cảm thụ văn học cần thực hiện ccác bước như sau:
+ Đọc kỹ đề nắm chắc nội dung của đề.
+ Viết đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 dòng. Hướng vào yêu cầu của đề
	+ Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, so sách, điệp ngữ, đảo ngữ nhằm mục đích gì?
	+ Cần có phần mở đầu ngợi ca tác giả và phần kết bài rút ra bài học cho tác giả hoặc bản thân.

File đính kèm:

  • docND TRONG TAM LOP 5 MON TV.doc