Kiến thức và bài tập để luyện thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 9

doc43 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kiến thức và bài tập để luyện thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP ĐỂ LUYỆN THI HSG MÔN SINH LƠP 9
I. LÝ THUYẾT
1. Nguyên phân
- Đặc trưng của tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai (tế bào này NP tạo nên các tb sinh tinh và sinh trứng).
- Mỗi tế bào có thể nguyên phân liên tiếp x lần→ 2x tế bào con có bộ NST giống tb ban đầu( có bộ NST 2n).
- Số NST môi trường cung cấp = tổng số NST trong tb con trừ cho NST trong tb mẹ ban đầu.
2. Giảm phân
- Đặc trưng của tế bào sinh dục ở vùng chín (tb sinh tinh và sinh trứng).
- Mỗi tế bào sinh tinh hoặc trứng chỉ qua một lần GP gồm 2 lần phân bào.
- Kết quả từ 1 tế bào(2n) qua 1 lần nhân đôi NST và 2 lần phân chia của GP → 4 tb(n):
 + Với 1 tế bào sinh tinh : tạo 4 tinh trùng gồm 2 loại (khác nhau về nguồn gốc NST của bố mẹ)giống nhau từng đôi một.
 + Với 1 tế bào sinh trứng: tạo 1 trứng(n) có khả năng thụ tinh và 3 thể cực(n) còn gọi là thể định hướng không có khả năng thụ tinh.
- Mỗi cặp NST có 1NST từ bố, 1 NST từ mẹ. Do trong GP, có thể cách sắp xếp NST khác nhau nên với nhiều tế bào GP thì số gt khác nhau về nguồn gốc NST có thể tạo ra = 2n.
- Số NST mt cung cấp = số NST của các tb tham gia GP.
B. BÀI TẬP 
Câu 1: Bò có bộ NST lưỡng bội = 60. Có 20 tế bào sinh dục đực sơ khai và 10 tế bào sinh dục cái sơ khai cùng nguyên phân liên tiếp 6 lần. Tất cả các tế bào tạo ra đều qua vùng chín và tiến hành giảm phân tạo tinh trùng và trứng. Người ta cho tất cả các trứng và tinh trùng tạo ra thụ tinh nhân tạo, có 512 hợp tử được hình thành. 
a) Số tế bào sinh tinh và sinh trứng được tạo thành tương ứng là
A. 120 và 60	B. 240 và 120	C. 1260 và 630 	D. 1280 và 640
b) Số tinh trùng và trứng được tạo thành tương ứng là
A. 5040 và 2520	B. 5120 và 640	C. 5040 và 1890	D. 5120 và 1920
c) Số crômatit trong mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân1
A. 30	B. 60	C. 120	D. 0
d) Số NST kép trong mỗi tế bào ở kỳ sau của GP1
A. 30	B. 60. 	C. 120	D. 0
e) Số tâm động trong mỗi tế bào ở kỳ đầu của GP2
A. 30	B. 60	C. 120	D. 15
f) Số thể định hướng được hình thành
A. 640	B. 1280	C. 1920	D. 2560
g) Tổng số NST môi trường cung cấp cho cả quá trình NP và GP nói trên
A. 11340	B. 226800	C. 113400	D. 228600
h) Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và trứng lần lượt là
A. 80% và 40%	B. 40% và 80%	C. 80% và 10%	D. 10% và 80%
Câu 2: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể, có một cặp NST không phân li ở kì sau. Những loại giao tử nào có thể được tạo ra trong trường hợp:
a) Nếu xảy ra ở kỳ sau GP1 ở cặp NST giới tính XX 
A. XXXX, O. 	B. XX, O hoặc XXXX,O C. XX, O. 	D. XX, X, và O.
b) Nếu xảy ra ở kỳ sau GP2 ở cặp NST giới tính XX 
A. XXXX, O. 	B. XX, O hoặc XXXX,O C. XX, O. 	D. XX, X,O hoặc XX,O.
c) Nếu xảy ra ở kỳ sau GP1 ở cặp NST giới tính XY 
A. XY và O. 	B. XX, YY và O. 	C. XXYY và O. 	D. X, Y, XY và O.
d) Nếu xảy ra ở kỳ sau GP2 ở cặp NST giới tính XY 
A. XY và O. 	B. XX, YY và O. 	
C. XX,Y và O hoặc YY, X và O 	D. XX,Y và O hoặc YY, X và O hoặc XX, YY và O 
Câu 3 : Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của giảm phân1 có một cặp NST đã xảy ra trao đổi chéo. Số loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra trong trường hợp TĐC xảy ra tại 1 điểm
	A. 16	B. 32	C. 8	D. 4
Câu 4: Trong trường hợp tất cả các tế bào bước vào giảm phân 2 đều rối loạn phân li NST, các loại giao tử có thể được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen XAXa là
A. XAXA, XaXa và 0.	B. XA và Xa.	C. XAXA và 0.	D. XaXa và 0.
Câu 5 : Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân li ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến ở thể ba nhiễm (2n+1)?
 	A. 25% 	B. 33,3% C. 66,6% 	D.75%
Câu 6: Những tế bào mang bộ NST lệch bội nào sau đây được hình thành trong nguyên phân ?
A. 2n+1, 2n-1 ; 2n+2, 2n-2.	B. 2n+1, 2n-1 ; 2n+1, n-1.	
C. 2n+1, 2n-1 ; n+1, 2n-1.	D. n+1, n-2 ; 2n+1, 2n-2.
Câu 7: Cho rằng NST vẫn phân li trong giảm phân, thể ba nhiễm AAaBb cho các loại giao tử AB và ab tương ứng là :
A. 1/6 và 1/12	B. 1/6 và 1/12	C. 1/3 và 1/6	D. 1/4 và 1/8	
Câu 8: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 3 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Có 1 tế bào kiểu gen AaBb giảm phân, cặp NST số 3 không phân li ở kì sau trong giảm phân I nhưng cặp số 5 vẫn phân li bình thường
a) Nếu là tế bào sinh tinh thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?
A. AaBb, O.	B. AaB, b hoặc Aab, B	C. AAB, b hoặ aaB,b	D. AaB, Aab, O.
b) Nếu là tế bào sinh trứng thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?
A. AaBb hoặc O.	B. AaB hoặc Aab.
C. Aa hoặc AB hoặc B hoặc b.	D. AaB hoặc Aab hoặc B hoặc b	
Câu 9: Có 2 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình GP hoàn toàn bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể
A. 1 và 16	B. 2 và 4	C. 1 và 8	D. 2 và 16
GEN - MÃ DI TRUYỀN - TỰ SAO - PHIÊN MÃ - DỊCH MÃ
A. LÝ THUYẾT 
1. Gen: là một đoạn của ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN).
— Gen cấu trúc bao gồm 3 phần : 
- Vùng điều hoà (nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc) 
- vùng mã hoá (ở giữa gen) 
- vùng kết thúc (nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc - cuối gen).
 + Gen ở sinh vật nhân sơ: (vi khuẩn) mã hoá liên tục gọi là gen không phân mảnh.
 + Gen ở sinh vật nhân thực: các đoạn không mã hoá (intrôn) xen kẽ các đoạn mã hoá (êxôn) gọi là gen phân mảnh.
— Cấu trúc chung của gen cấu trúc.
 - Vùng điều hoà : trình tự nuclêôtit giúp ARNpolimeraza nhận biết và trình tự nuclêôtit điều hòa phiên mã.
 - Vùng mã hoá : mã hoá các axit amin.
 - Vùng kết thúc : trình tự nuclêôtit kết thúc phiên mã.
— Các loại gen:Dựa vào sản phẩm của gen người ta phân biệt: 
 - Gen cấu trúc: mang thông tin mã hoá cho sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào.
 - Gen điều hòa: là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
2. Mã di truyền: Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
— Đặc điểm của mã di truyền : 
 - Đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
 - Phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ).
 - Đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin).
 - Thoái hoá: nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin.
— Các bộ mã::
 - có 43 = 64 bộ mã trong đó có 61 bộ mã mã hóa aa (ở ADN: triplet ; ARN:codon)
 - 1bộ ba mở đầu (AUG) : Quy định điểm khởi đầu dịch mã, quy định axit amin (nhân sơ là foocminmêtiônin ; nhân thực là mêtiônin)
 - 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) : tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
 - 2 bộ ba mà mỗi bộ chỉ mã hóa duy nhất 1 loại aa: (AUG, UGG)
3. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ 
— Thời điểm: Pha S/ kỳ trung gian của chu kỳ tb
— Nguyên tắc: BS + bán bảo toàn
— Cơ chế: Gồm 3 bước :
 - Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.
 - Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới
ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ ® 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).
 Trên mạch mã gốc (3’ ® 5’) mạch mới được tổng liên tục. 
 Trên mạch bổ sung (5’ ® 3’) mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối.
 - Bước 3 : Hai phân tử ADN được tạo thành
Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó ® tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn). 
* Quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân thực :
 Cơ chế nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực về cơ bản giống với sinh vật nhân sơ, chỉ khác:
 - Tế bào nhân thực có nhiều phân tử ADN kích thước lớn " Quá trình nhân đôi xảy ra ở nhiều điểm khởi đầu trong mỗi phân tử ADN ® nhiều đơn vị tái bản.
 - Có nhiều loại enzim tham gia.
4. Phiên mã( sao mã):quá trình tổng hợp ARN
a) Thời điểm, nguyên tắc:
 - Thời điểm :diễn ra trong nhân tế bào, vào kì trung gian, lúc NST đang ở dạng dãn xoắn cực đại.
 - Nguyên tắc : BS (A-U ; G-X)
b) Cơ chế phiên mã :
 - MĐ: Đầu tiên ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có chiều 3’" 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
 - Kéo dài: ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’" 5’ để tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - U ; G - X) theo chiều 5’ " 3’
 - KT: Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc " phiên mã kết thúc, phân tử mARN được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại.
* Ở sinh vật nhân sơ:
 + mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin, từ gen ® mARN có thể dịch mã ngay thành chuỗi pôlipeptit (phiên mã đến đâu dịch mã đến đó).
 + mARN được tổng hợp từ gen của tế bào mã hoá cho nhiều chuỗi pôlipeptit. 
* Sinh vật nhân thực : 
 + Ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách loại bỏ các đoạn không mã hoá (intrôn), nối các đoạn mã hoá (êxon) tạo ra mARN trưởng thành.
 +mARN được tổng hợp từ gen của tế bào thường mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit. 
5. Dịch mã(giãi mã) là quá trình chuyển thông tin DT /gen thành trình tự aa/prôtein
— Cơ chế dịch mã :
Gồm hai giai đoạn :
Enzim
+ Hoạt hoá axit amin : 
 Axit amin + ATP + tARN ® 	 aa – tARN.
+ Tổng hợp chuỗi pôlipeptit : 3 bước:
 * Mở đầu : Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), aamở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh. 
 * Kéo dài: aa1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất. Ribôxôm chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN.
 * Kết thúc: Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipeptit.
— Cơ chế DT cấp phân tử: 
ADN ARNProteinTính trạng
6. Cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình Mônô và Jacôp). 
— Điều hoà hoạt động của nhân sơ (theo mô hình của Mônô và Jacôp)
 * Cấu trúc của ôperôn Lac (mô tả hình 3.1 SGK).
 * Cơ chế điều hòa:
 - Khi môi trường không có lactôzơ.
Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
 - Khi môi trường có lactôzơ.
+ Một số phân tử liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó làm cho prôtêin ức chế không thể liên kết với vùng vận hành. Do đó ARN polimeraza có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
+ Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế lại liên kết với vùng vận hành và quá trình phiên mã bị dừng lại.
— Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực.
Cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ, do cấu trúc phức tạp của ADN trong NST.
 - ADN trong tế bào nhân thực có số lượng cặp nuclêôtit rất lớn. Chỉ 1 bộ phận mã hoá các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hoà hoặc không hoạt động.
 - ADN nằm trong NST có cấu trúc bện xoắn phức tạp cho nên trước khi phiên mã NST tháo xoắn. 
Sự điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực qua nhiều mức, qua nhiều giai đoạn  : NST tháo xoắn, phiên mã, biến đổi sau phiên mã, dịch mã và biến đổi sau dịch mã.
B. VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
■ ADN(gen) gồm 2 mạch pôlinu ngược chiều: 3’-OH 5’-P
 5’-P 3’-OH
■ Mạch gốc( mạch SM): 3’→5’	■ mARN: 5’→3’	■ tARN: 3’→5’
■ Chiều liên kết các nu: 5’→3’	■ Mạch liên kết liên tục: 3’→5’	■ Mạch lk gián đoạn :5’→3’
■ A=T ; G = X	■ N = A+T+G+X = 2(A +G)	■ %A + %G = 50%
■ LADN = .3,4(A0)	■ C = = 	■ H = 2A + 3G
■ Tương quan nu trên 2 mạch ADN
 ● A1=T2 	● A2=T1 	● G1=X2 	● G2=X1 
 ● A = A1 + A2	● T = T1 + T2	● G = G1 + G2 	● X = X1 + X2
 ● %A = %T = 	● %G = %X = 
■ Số gen con có 2 mạch hoàn toàn mới qua x lần tự sao =(2x -2)
■ Số Exon = số Intron + 1
■ Số ARN mồi trong tái bản:(K là tổng số OKZK, n là số OKZK/1đvnđ ; m là số đvnđ)
 ● Ở nhân sơ = (n+2)	● ở nhân thực= (n+2)m hoặc = K + 2m 
■ Có 3 loại ARN(mARN; tARN; rARN) đều có cấu trúc gồm 1 mạch pôlinu
■ Tương quan số nu giữa ADN – ARN:
 ● AGEN = TGEN = rA + rU	● GGEN = XGEN = rX + rG
 ● %AGEN = %TGEN = 	● %GGEN = %XGEN = 
 ● Agốc = rU	● Tgốc = rA	● Ggốc = rX	● Xgốc = rG
■ Số ADN(gen) tạo thành khi 1 ADN(gen) tái bản x lần = 2x.
■ Số ARN tạo thành khi 1 gen sao mã k lần = k
■ MDT là mã bộ ba( triplet/ADN ; codon/mARN)→ Số bộ ba = N/6 = rN/3
■ Số loại bộ ba nhiều nhất tạo nên từ n loại nu = n3 è 4 loại nu có 64 bộ mã:
- 1 bộ MĐ: AUG(aa MĐ ở nhân sơ là foocminmêtiônin, ở nhân thực là Mêtiônin)
- 3 bộ không mã hoá aa mà làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã: 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’
- 61 bộ mã hoá aa
■ Số aa trong 1 chuổi PLPT hoàn chỉnh:= - 2 = - 2	
■ Số liên kết peptit = Số phân tử nước = số aa -1	
■ Số liên kết peptit trong một chuỗi PLPT = (- 3)	
■ Số chuổi plpt = (số mARN)x(số RBX)x(số lần trượt/1RBX) 
■ Số aa môi trường cung cấp cho 1 chuỗi PLPT = - 1 = - 1
■ Số cách sắp xếp axitamin = 
 (m1, m2, m3 mn là số lượng aa tương ứng loại 1, 2, 3 n ; m = m1+m2+ m3+ +mn )
B. BÀI TẬP 
Câu 1: Một đoạn ADN dài 1,02μm và có lần lượt các nu trên mạch (1) là: A, T, G = 10%, 20%, 30%. Xác định:
a) % nu từng loại trên mỗi mạch và cả gen.
b) Số nu từng loại trên mỗi mạch và trên cả gen.
c) Số liên kết H và khối lượng của gen.
Câu 2: Một gen có chiều dài 5100A0 và có 3900 liên kết H, mạch (1) có A= 255, G = 360.
a) Số lượng A và G lần lượt trên mạch thứ 2 là
A. A=255 ; G= 360	B. A=345 ; G= 540	C. A=540 ; G= 345	D. A=630 ; G= 255	
b) Nếu mạch (1) là mạch gốc và gen sao mã 5 lần thì số nu mỗi loại U và X môi trường phải cung cấp là:
A. U=1200 ; X= 1440	B. U=1380 ; X= 14402700	C. U=1275 ; X= 1800	D. U=1380 ; X= 2160
c) Số phân tử nước được giải phóng khi tổng hợp một chuổi pôlipeptit:
A. 497	B. 498	C. 499	D. 500
d) Số axitamin môi trường nội bào cung cấp cho quá trình dịch mã biết trên mỗi mARN tạo ra có 4 ribôxôm đều trượt qua 4 lần.
A. 29940	B. 29880	C. 23904	D. 30000
Câu 3: Phân tử ADN của vi khuẩn E.côli chỉ chứa N15, nếu chuyển chúng sang môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?
A. 1	B. 2	C. 31	D. 30
Câu 4: Một đoạn pôlipeptit có 6 axitamin gồm 4 loại trong đó có: 2 aa loại Pro , 1 aa loại Cys, 1 aa loại Glu và 2 aa loại His. Cho biết số loại bộ mã tương ứng để mã hóa các axitamin nói trên lần lượt là : 4, 2, 2 và 2.
a) Có bao nhiêu trình tự các bộ mã khác nhau để mã hóa cho một trình tự nhất định các axitamin của đoạn pôlipeptit nói trên?
A. 48	 B. 14	 C. 64	 D. 256
b) Nếu trình tự các axitamin trong đoạn mạch thay đổi thì có bao nhiêu cách mã hóa khác nhau?
A. 14.400	B. 57.600	C. 46.080	D. 11.520
Câu 5 : Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở  một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau:   A = 36 OC ; B = 78 OC ; C = 55OC ; D = 83 OC; E= 44OC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A. D → B → C → E → A                                   	B. A → E → C → B → D
C. A→ B → C → D →E                                      	D. D→ E → B → A → C
Câu 6: Từ 4 loại nu- sẽ tạo được bao nhiêu:
a) Bộ mã trong đó các nu hoàn toàn khác nhau? 
b) Bộ mã không chứa nu loại G 
c) Bộ mã có chứa nu loại A? A. 37	B. 38	C. 39	D. 40
d) Bộ mã chỉ chứa 2 loại nu?
Câu 7: ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đôi. Mỗi đoạn okazaki có 1.000 nu. Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần cho quá trình tái bản :
A. 315	B. 360	C. 165	D. 180
Câu 8: Một đột biến làm giảm chiều dài của gen đi 10,2Angstron và mất 8 liên kết hiđrô.Khi 2 gen đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nu mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là :
A. A=T=8 ; G=X=16	B. A=T=16 ; G=X=8	C. A=T=7 ; G=X=14	D. A=T=14 ; G=X=7 
Câu 9: Một gen có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến này tự nhân đôi thì số nu mỗi loại mtnb phải cung cấp là
A. A = T = 524 ; G = X = 676	B. A = T = 526 ; G = X = 674
C. A = T = 676 ; G = X = 524	D. A = T = 674; G = X = 526
Câu 10: Gen có 500 bộ mã, cho rằng bộ ba cũ và mới không cùng mã hóa một loại axitamin, dạng đột biến gen nào sau đây ít gây biến đổi chuổi pôlipeptit hơn các dạng còn lại?
A. Mất 1 cặp nu thứ 7	 	B. Thêm một cặp nu sau cặp thứ 10 
C. Mất 1 cặp nu thứ 15 	D. Thay 1 cặp nu thứ 4
Câu 11: Một gen dài 0,408 micromet, có A = 840. Khi gen phiên mã môi trường nội bào cung cấp 4800 ribonuclêôtit tự do. Số liên kết hiđrô và số bản sao của gen:
A. 3240H và 2 bản sao	B. 2760H và 4 bản sao	C. 2760H và 2 bản sao	D. 3240H và 4 bản sao
3. ĐỘT BIẾN GEN
A. LÝ THUYẾT 
1. Khái niệm : Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến gen thường liên quan tới một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm) hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
— Các dạng đột biến điểm : Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit.
— Nguyên nhân : Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại ), tác nhân sinh học (virút) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào.
2. Cơ chế phát sinh chung 
- Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác dụng của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân đôi tiếp theo. 
 Gen ® tiền đột biến gen ® đột biến gen
3. Hậu quả 
 + Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến. Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường.
 +Khẳng định phần lớn đột biến điểm thường vô hại.
4. Ý nghĩa : Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
B. VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
■ Tùy dạng đb có thể thay đổi L, N, H, liên kết hóa trị của gen (thay cặp cùng loại không làm thay đổi).
■ Gen đột biến →mARN→PLPT→Pr.
■ Mức độ ảnh hưởng đến chuổi plpt phụ thuộc vào dạng đb, vị trí xảy ra và số cặp nu bị biến đổi→ Từ hậu quả 
 có thể xác định được sự biến đổi của gen bị đột biến.
■ Đột biến có thể từ gen trội (A)→ lặn (a) hoặc ngược lại.
■ Acridin : chèn vào mạch khuôn cũ → thêm 1 cặp ; chèn vào mạch mới đang tổng hợp → mất 1 cặp
■ 5BU: sau lần nhân đôi thứ 3 → 1 gen bị đột biến (A-T→ G-X)
■ G*(dạng hiếm): sau lần nhân đôi thứ 2 → 1 gen bị đột biến (G-X → A-T)
■ Tần số một alen nào đó(a)sau n thế hệ đột biến làm cho a chuyển thành A:
 (qn) = q0(1-x)n với x là tần số đột biến làm cho a chuyển thành A trên mỗi thế hệ
C. BÀI TẬP 
Câu 1: Một đột biến gen xảy ra làm cho phân tử prôtêin do gen bị đột biến tổng hợp giảm đi 1 axitmin và thay đổi 3 axitamin mới so với phân tử prôtêin do gen bình thường tổng hợp. Cho rằng bộ ba cũ và mới không cùng mã hóa một loại axitamin. Gen ban đầu bị biến đổi như thế nào ?
A. Mất 3 nu xảy ra ở phạm vi 3 bộ mã.	B. Mất 3 cặp nu xảy ra ở phạm vi 3 bộ mã.
C. Mất 1 cặp nu xảy ra ở phạm vi 3 bộ mã.	D. Mất 3 cặp nu xảy ra ở phạm vi 4 bộ mã.
Câu 2: Một đột biến làm giảm chiều dài của gen đi 10,2Angstron và mất 8 liên kết hiđrô. Khi 2 gen đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nu mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là :
A. A=T=8 ; G=X=16	B. A=T=16 ; G=X=8	C. A=T=7 ; G=X=14	D. A=T=14 ; G=X=7 
Câu 3: Một gen có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hi đrô. Khi gen đột biến này nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số nu mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là
A. A = T = 7890 ; G = X = 10110	B. A = T = 8416; G = X = 10784
C. A = T = 10110 ; G = X = 7890	D. A = T = 10784 ; G = X = 8416
Câu 4: Gen B dài 5.100A0 trong đó nu loại A bằng 2/3 nu loại khác. Hai đột biến điểm xảy ra đồng thời làm gen B trở thành gen b, số liên kết hiđrô của gen b là 3.902. Khi gen bị đột biến này tái bản liên tiếp 3 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp số nu loại Timin là
A. 4.214 	B. 4.207	C. 4.207 hoặc 4.186	D. 4.116
4.ĐỘT BIẾN NST
A. LÝ THUYẾT
 1. Cấu trúc ST
a) Ở sinh vật nhân sơ : NST là phân tử ADN kép, vòng không liên kết với prôtêin histôn.
b) Ở sinh vật nhân thực : 
- Cấu trúc hiển vi : 
 + NST gồm 2 crômatit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất), một số NST còn có eo thứ hai (nơi tổng hợp rARN). NST có các dạng hình que, hình hạt, hình chữ V...đường kính 0,2 – 2 mm, dài 0,2 – 50 mm.
 + Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng (về số lượng, hình thái, cấu trúc).
- Cấu trúc siêu hiển vi : 
 + NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin (histôn và phi histôn). 
 + (ADN + prôtêin) ® Nuclêôxôm (8 phân tử prôtêin histôn được quấn quanh bởi một đoạn phân tử ADN dài khoảng 146 cặp nuclêôtit, quấn vũng) ® Sợi cơ bản (khoảng 11 nm) ® Sợi nhiễm sắc (25–30 nm) ® Ống siêu xoắn (300 nm) ® Crômatit (700 nm) ® NST.
2. Các dạng đột biến NST  
a) Đột biến cấu trúc: 
 — Mất đoạn.
 — Lặp đoạn.
 — Đảo đoạn.
 — Chuyển đoạn
b) Đột biến số lượng NST.
 — Đột biến lệch bội: 1 hoặc một số cặp không phải 2 NST(2n-1; 2n-2 ; 2n+1 ; 2n+2...)
 — Đột biến đa bội: Tăng SL NST ở cá cặp như nhau và lớn hơn 2 (3n,4n,5n...)
 - Tự đa bội (ĐB cùng nguồn) gồm đa bội chẵn và đa bội lẻ.
 - Dị đa bội (ĐB khác nguồn): Kết quả của lai xa và đa bội hóa
3. Nguyên nhân 
Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại ), tác nhân sinh học (virút) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào.
4. Cơ chế chung
a) Đột biến cấu trúc NST : 
Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo...hoặc trực tiếp gây đứt gãy NST ® làm phá vỡ cấu trúc NST. Các đột biến cấu trúc NST dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng cỏc gen, làm thay đổi hình dạng NST.
b) Đột biến số lượng NST :
 — Thể lệch bội :
- Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp NST ® tạo ra các giao tử không bình thường (chứa cả 2 NST ở mỗi cặp).
- Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội.
 — Thể đa bội :
 - Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn bộ các cặp NST ® tạo ra các giao tử không bình thường (chứa cả 2n NST).
 - Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến đa bội.
5. Hậu quả 
 — Đột biến cấu trúc : Thường thay đổi số lượng, vị trí các gen trên NST, có thể gây mất cân bằng gen ® thường gây hại cho cơ thể mang đột biến.
 — Đột biến lệch bội : Làm tăng hoặc giảm một hoặc một số NST ® làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay có thể giảm sức sống hay làm giảm khả năng sinh sản tuỳ loài.
 — Đột biến đa bội :
 + Do số lượng NST trong tế bào tăng lên ® lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ...
 + Cá thể tự đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường
6. Vai trò :
 — Đột biến cấu trúc : Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá; loại bỏ gen xấu, chuyển gen, đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác; lập bản đồ di truyền....
 — Đột biến lệch bội : Cung cấp nguồn nguyên liệu cho qúa trình chọn lọc và tiến hoá. Trong chọn giống, có thể sử dụng đột biến lệch bội để xác định vị trí gen trên NST. 
 — Đột biến đa bội :
 + Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
 + Đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa và góp phần hình thành loài mới.
B. VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
■ NST ở SV nhân thực liên kết với pr Histon
■ Mỗi nucleôxôm gồm 8 pt Histon được quấn quanh bởi 146 cặp nu, giữa 2 nuclêôxôm là 1 pt Histon
 → Tổng số Histon = (9 x số nuclêôxôm -1).
■ Ở tế bào sinh dưỡng: bộ NST lưỡng bội (2n)	■ Ở tế bào sinh dục(giao tử): bộ NST đơn bội(n)
■ NST thường: trong tế bào sinh dưỡng luôn tồn tại từng cặp tương đồng (1 từ bố, 1 từ mẹ)
■ NST giới tính: chỉ duy nhất 1 cặp (có thể tương đồng hoặc không tùy giới tính của loài)
■ Có 2 kiểu NST gi

File đính kèm:

  • docTai lieu on tap sinh hoc 9.doc
Đề thi liên quan