Kiểu bài so sánh

pdf36 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kiểu bài so sánh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
KIỂU BÀI SO SÁNH 
Cấu trúc chính của chương 
Gồm 3 phần: Thứ nhất : Làm quen với dạng đề so sánh văn học 
 Thứ hai: Các bước tiến hành và nội dung cơ bản của kiểu bài 
so sánh văn học 
 Thứ ba: Một số đề tham khảo 
LÀM QUEN VỚI DẠNG ĐỂ SO SÁNH VĂN HỌC 
Đây là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong 
chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông, chưa có hướng dẫn cụ thể về 
phương pháp làm bài trong SGK, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng 
làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ 
phía giáo viên 
Đối tượng của kiểu bài so sánh văn học có thể là 2 nhân vật, 2 tình huống, 2 
cái tôi trữ tình, 2-3 chi tiết nghệ thuật, 2 đoạn thơ hay 2 đoạn văn xuôi… 
Kiểu bài so sánh có thể diễn ra ở các tác phẩm cùng một tác giả, nhưng cũng 
có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng thời hoặc không cùng 
một thời đại, giữa những tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác 
nhau của một nền văn học 
Dạng câu hỏi đặc trưng của kiểu bài này trong đề thi Đại học Cao đẳng 
thường là “Cảm nhận của anh/chị về hai nhân vật, hai đoạn thơ, hai đoạn văn 
hay hai chi tiết sau…” chứ hầu như không dùng từ “so sánh”, nhưng học sinh 
cũng phải tinh ý nhận ra đây là kiểu bài so sánh để tiến hành lập dàn ý cho 
thích hợp 
Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh phải chỉ ra được 
chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những 
mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được 
vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà 
văn. Kiểu bài này cũng óp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân làm 
nên sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học 
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KIỂU BÀI SO 
SÁNH VĂN HỌC 
 
Cũng giống như tất cả các kiểu bài khác, kiểu bài so sánh cũng bắt buộc học 
sinh phải kết cấu bài viết gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài 
MỞ BÀI 
Dẫn dắt (mở bài trức tiếp không cần bước này) 
Nêu yêu cầu của đề (Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh ) 
 THÂN BÀI 
Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm 
Làm rõ đối tượng thứ nhất cần so sánh ( ở bước này học sinh cần kết hợp 
nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) 
Làm rõ đối tượng thứ hai cần so sánh (ở bước này học sinh cần kết hợp nhiều 
thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) 
So sánh : nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện 
nội dung và hình thức nghệ thuật (ở bước này học sinh cần kết hợp nhiều 
thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận so sánh) 
Lí giải sự khác biệt : thực hiện thao tác này cần dựa vào bình diện: bối cảnh 
xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi 
pháp của thời kì văn học …( bước này vận dụng nhiều thao tác lập luận 
nhưng chủ yếu là lập luận phân tích) Lưu ý. Nếu làm được bước này thì rất 
tốt, nếu không cũng không ảnh hưởng nhiều đến điểm số của bài văn. 
KẾT BÀI 
Khái quát lại yêu cầu của đề bài ( khái quát những nét giống nhau và khác 
nhau tiêu biểu) 
Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề ( có thể nêu những cảm nghĩ của bản 
thân) 
Lưu ý: Trong quá trình làm bài học sinh không nhất thiết phải tuân thủ tất 
nghiêm ngặt quy trình trên. Có thể phối hợp nhiều bước cùng một lúc. Chẳng 
hạn có thể đồng thời vừa phân tích, làm rõ vừa thực hiện nhiệm vụ so sánh 
trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật, vừa lí giải nguyên nhân khác nhau. 
Hoặc chỉ trong bước so sánh học sinh có thể kết hợp vừa so sánh vừa lí giải. 
Tuy nhiên nếu thực hiện theo cách này thì bài viết không khéo sẽ rơi vào rối 
rắm, luẩn quẩn. 
 
 
MỘT SỐ LỖI HỌC SINH HAY MẮC PHẢI KHI LÀM KIỂU BÀI SO 
SÁNH 
1. Không phân chia đều bố cục bài, chẳng hạn sa vào phân tích đối tượng 
cần so sánh thứ nhất mà bỏ quên đối tượng thứ hai, đến khi sắp hết 
thời gian, viết vội vàng vài câu cho có, dẫn đến kết cấu bài mất cân 
đối “đầu voi đuôi chuột”. 
2. Không xác định được kiểu bài so sánh, sa vào kiểu bài phân tích, bình 
giảng. 
3. Thông thường ngoài cách phân tích từng đối tượng rồi chỉ ra điểm 
giống nhau, điểm khác nhau, lí giải nguyên nhân như phương pháp 
nêu trên, học sinh có thể lựa chọn phương án so sánh theo các bình 
diện, nghĩa là đưa ra luận điểm và phân tích chứng minh, lí giải song 
song hai đối tượng. Cách làm này có ưu thế là hai đối tượng cần so 
sánh luôn được song chiếu với nhau, nhưng cách làm này lại đòi hỏi 
học sinh có tư duy tốt, sắc sảo và rành mạch, nếu không bài viết sẽ rơi 
vào tình trạng luẩn quẩn, có khi viết đi viết lại một luận điểm, bài văn 
mất đi tính mạch lạc. 
4. Không nắm được phương pháp làm bài cũng như yêu cầu của đề, viết 
linh tinh, lan man. 
Chú ý 
Đề khắc phục những lỗi cơ bản trên, ngoài việc học sinh tự trang 
bị cho mình kiến thức nền cần thiết cần phải nắm vững các thao 
tác làm bài. Đặc biệt là phải rèn được thao tác lập dàn ý trước khi 
viết bài, dù chỉ là gạch ra những ý sơ giản nhất trên giấy nháp. 
Ngoài ra cũng cần phân chia thời gian hợp lí cho mỗi phần của 
bài thi, việc đầu tư thời gian cho mỗi phần trong bài làm quyết 
định không nhỏ đến chất lượng và điểm số của bài thi. 
 
MỘT SỐ ĐỀ BÀI THAM KHẢO 
 
ĐỀ 1: Nghệ thuật miêu tả tương phản của Nguyễn Tuân và Thạch Lam trong 
hai tác phẩm Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ. 
Gợi ý: 
 
MỞ BÀI: Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh. 
 Tương phản là 1 trong những đặc điểm nổi bật thể hiện nét nghệ 
thuật của văn học lãng mạn. Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 
có hai nhà văn cũng theo khuynh hướng Văn học Lãng mạn là Thạch Lam 
và Nguyễn Tuân. Cả hai tác giả này đã vận dụng thành công nghệ thuật miêu 
tả tương phản trong 2 tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) và “Hai 
đứa trẻ” (Thạch Lam). 
 
THÂN BÀI: 
a. Giải thích: Đặc điểm của sáng tác lãng mạn và yêu cầu sử dụng nghệ thuật 
tương phản: 
 - Đặc điểm của sáng tác lãng mạn: 
 + Biểu hiện cái nhìn chủ quan của nhà văn trước cuộc đời- hình tượng 
nhân vật ít nhiều mang phảng phất bóng dáng cái tôi tác giả. 
 + Hướng tới khám phá và thể hiện những gì độc đáo, khác thường, kì 
lạ. 
 - Yêu cầu sử dụng nghệ thuật miêu tả tương phản: 
 + Hiệu quả của miêu tả tương phản: làm nổi bật các đặc điểm của từng 
đối tượng, gây ấn tượng mạnh mẽ- phù hợp với yêu cầu của sáng tác lãng 
mạn. 
 + Trở thành biện pháp nghệ thuật đặc thù của sáng tác lãng mạn. 
 b. Phân tích nghệ thuật miêu tả tương phản trong hai tác phẩm: 
 * Làm rõ đối tượng thứ nhất: 
 - Chữ người tử tù: 
 + Tính cách và hoàn cảnh: 
 . Hoàn cảnh: Môi trường tù ngục đen tối, xấu xa, cảnh ngộ éo le với 
những áp lực nặng nề phải đối mặt dễ khiến con người ta tha hoá. 
 . Tính cách: Có nhân cách, lương tâm- khác biệt với thế giới đen tối, 
tội lỗi; có dũng khí- ở Huấn Cao là dũng khí của bậc anh hùng, ở quản ngục 
 
là dũng khí của bậc hiền nhân. Chính nhân cách, lương tâm và dũng khí giúp 
họ chiến thắng hoàn cảnh. 
 => Nguyễn Tuân luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. 
 + Ánh sáng và bóng tối: 
 . Bóng tối: Theo nghĩa thực là của đêm khuya, của buống giam tử tù- 
nơi ánh sáng không thể lọt qua được; theo nghĩa tinh thần lại chính là cảnh 
ngộ éo le mà con người phải đối mặt( Huấn Cao- án tử hình, quản ngục- môi 
trường sống không phù hợp với tính cách con người ông). Là biểu tượng cho 
cái xấu xa. 
 . Ánh sáng: Theo nghĩa thực là bó đuộc tẩm dầu khói toả như đám 
cháy nhà- thứ ánh sáng khá mờ nhạt; theo nghĩa tinh thần là ánh sáng toả ra 
từ cái đẹp của nghệ thuật ( chữ Huấn Cao) và của tư thế tâm hồn con người. 
chính thứ ánh sáng này soi sáng con đường để những kẻ tri âm đến với nhau. 
 => Đó là sự đối lập giữa cái đẹp với cái xấu xa. 
 * Làm rõ đối tượng thứ 2: 
 - Hai đứa trẻ: 
 + Hoàn cảnh và tính cách: 
 . Hoàn cảnh: Nghèo khó, tù túng, đơn điệu, buồn tẻ-một kiểu hoàn 
cảnh có thể tạo ra sự chết mòn về tinh thần. 
 . Tính cách: sự hồn nhiên, ngây thơ trong cách nhìn và rung động; 
sống với một tấm lòng nhân hậu và thế giới tâm hồn trong sáng, phong phú. 
 => Tấm lòng yêu thương, cái nhìn trìu mến của nhà văn dành cho 
những tâm hồn trẻ thơ. 
 + Bóng tối và ánh sáng: 
 . Bóng tối: Theo nghĩa thực là của phố huyện trong thời khắc chiều 
muộn và đêm khuya; theo nghĩa tinh thần là nỗi buồn đang lan toả, thấm thía 
và trĩu nặng dần trong tâm hồn nhân vật. 
 . Ánh sáng: Theo nghĩa thực là của thiên nhiên( ráng chiều, vì sao 
đom đóm) và của cuộc sống con người ( các loại đèn, bếp lửa); theo nghĩa 
 
tinh thần là hồi quang kí ức về một thiên đường đã mất và niềm hi vọng dù 
le lói, mong manh. 
 => Đó là sự đối lập, tương phản giữa cuộc đời thường nhật và khát 
vọng trong tâm hồn con người. 
 * So sánh: 
 - Điểm giống: 
 + Cả hai tác phẩm đều phát hiện và miêu tả sự đối lập giữa tính cách 
và hoàn cảnh. 
 + Cả hai tác phẩm đều phát hiện và miêu tả sự đối lập, tương phản 
giữa ánh sáng và bóng tối mà cả ánh sáng và bóng tối đều hiện diện với nghĩa 
thực và nghĩa tinh thần. 
 - Điểm khác: Cách xử lí mối quan hệ cụ thể của tương quan bóng tối- 
ánh sáng, tính cách- hoàn cảnh: 
 + Ánh sáng và bóng tối: 
 . Chữ người tử tù: Sự chiến thắng tuyệt đối của ánh sáng với bóng 
tối, của cái đẹp với cái xấu xa. 
 . Hai đứa trẻ; Ở cảnh thực, ánh sáng có nguy cơ bị bóng tối nuốt 
chửng, đè bẹp để rồi thay thế hoàn toàn. Ở đời sống tinh thần, ánh hồi quang 
kí ức có rực rỡ nhưng cũng nhanh chóng vụt tắt, hi vọng có tồn tại song rất 
mong manh. 
 + Tính cách và hoàn cảnh: 
 . Chữ người tử tù: Sự chiến thắng tuyệt đối của tính cách với hoàn 
cảnh: 
 Quản ngục dù sống trong hoàn cảnh đen tối vẫn giữ niềm đam mê 
cái đẹp và một thiên lương trong sáng. 
 Huấn Cao dù phải đối diện với án tử hình, với cả một hệ thống 
hiện thân của thế lực đen tối vẫn hiên ngang bất khuất, vẫn bộc lộ tài năng 
và tấm lòng đáng quý. 
 . Hai đứa trẻ: hoàn cảnh có sự tác động ở mức độ nhất định: 
 
 Cuộc sống nghèo khó, buồn tẻ và không khí buồn lặng của cảnh 
ngày tàn, chợ tàn thấm vào tâm hồn Liên nỗi buồn man mác. 
 Những khó khăn trong cuộc sống khiến Liên già trước tuổi- đảm 
đang tháo vát khi vẫn đang còn tuổi trẻ con. 
 * Lí giải sự khác biệt: 
 - Do bối cảnh xã hội, văn hoá đặc biệt và quan điểm sáng tác khác 
nhau của các nhà văn cùng thời nên tạo nên những nét vừa tương đồng, vừa 
dị biệt của Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ trong sử dụng nghệ thuật miêu tả 
tương phản. 
 - Với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái 
đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn... nên thủ 
pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sáng và bóng 
tối; tính cách và hoàn cảnh cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương 
phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp 
trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự 
chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác. 
 - Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ 
nhoi trong cuộc sống nên tính cách và hoàn cảnh; ánh sáng và bóng tối trong 
tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ. 
 
KẾT LUẬN: 
 - Cả hai tác phẩm đều mang màu sắc lãng mạn, thể hiện cái nhìn và 
những ấn tượng riêng- chủ quan của nhà văn về cuộc sống và con người. 
 - Xét về mức độ và những biểu hiện cụ thể, có thể thấy Chữ người tử 
tù làm mẫu mực của kiểu sáng tác lãng mạn còn Hai đứa trẻ dường như đi 
chênh vênh trên ranh giới giữa hiện thực và lãng mạn nên tuy có gieo vào 
lòng người đọc những cảm xúc bâng khuâng, những tình cảm man mác và 
trí tưởng tượng bay bổng, song đồng thời nó cũng đem đến những cảm nhận 
thấm thía về đời sống hiện thực của con người. 
 
Đề 2:Chất sử thi qua hai tác phẩm: Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành và 
Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi. 
 
 
 Ra đời trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt, với hai cuộc kháng chiến 
chống Pháp và chống Mĩ gian khổ, ác liệt nhưng cũng rất hào hùng của dân 
tộc , văn học 1945-1975 là nền văn học của chủ nghĩa yêu nước. Mỗi nhà 
văn sáng tác trong giai đoạn này phải là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, 
dùng ngòi bút của mình để ngợi ca cổ vũ cuộc kháng chiến của toàn dân tộc 
và văn học trở thành một bộ phận không thể thiếu trong sự nghiệp đấu tranh 
cách mạng, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Do vậy văn học giai 
đoạn này là tiếng nói chung của cả cộng đồng dân tộc trước thử thách quyết 
liệt : Tổ quốc còn hay mất; độc lập tự do hay là nô lệ. Các tác phẩm trong 
văn học ra đời trong giai đoạn này hầu hết đều mang đậm khuynh hướng sử 
thi và cảm hứng lãng mạn chính là từ sự chi phối của thời đại. Nhà văn 
Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi chính là cũng vậy, họ cùng ngợi ca 
những con người anh hùng nhưng không ai giống ai, mỗi nhà văn lại có một 
lối khắc họa nhân vật riêng và chúng ta biết đến cả hai như những cây bút 
đóng góp tích cực vào nền văn học phục vụ Cách mạng, cổ vũ chiến đấu. Có 
thể nói “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành hay “Những đứa con trong 
gia đình” của Nguyễn Thi đều là những tác phẩm xuất sắc mang đậm khuynh 
hướng sử thi và chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. 
 
Hoà trong dòng chảy văn học dân tộc, khuynh hướng sử thi là một đặc điểm 
tiêu biểu làm nên giá trị đặc sắc cho nhiều mảng tác phẩm. Từ những thi 
phẩm gắn bó cùng thời đại như: Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình 
Thi), Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)... đến những áng văn hiện thực như: 
Đất (Anh Đức), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Đất nước đứng lên 
(Nguyễn Trung Thành)... đều mang dáng dấp, đặc trưng tiêu biểu. Và nhìn 
chung, nội dung mà tác phẩm mang khuynh hướng sử thi đề cập thường liên 
quan đến số phận, vận mệnh cộng đồng; nhân vật trung tâm tiêu biểu cho 
phẩm chất, khát vọng của cả cộng đồng và được khắc hoạ theo lối lí tưởng 
hoá trong không gian nghệ thuật hoành tráng. 
 
Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, sự chi phối của thời đại luôn có ảnh 
hưởng sâu rộng đến trào lưu, quan điểm văn chương,... Đặc biệt, nền văn học 
Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là một sự chuyển mình hòa theo dòng chảy 
lịch sử với hai cuộc chiến tranh vệ quốc vô cùng cam go và ác liệt. Giữa bối 
 
cảnh lịch sử đầy gian khổ ấy, văn học không thể đứng bên lề sự chi phối tất 
yếu của thời đại. Chính vì vậy, chủ nghĩa cá nhân ở giai đoạn này đã lùi lại 
để cho cái ta chung hòa cùng cuộc chiến đấu oanh liệt của dân tộc. Văn học 
trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng là một thứ vũ khí phục vụ Cách 
mạng, cổ vũ chiến đấu: 
 
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ 
 
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền. 
 
(Sóng Hồng) 
 
Gánh trên vai trách nhiệm và sứ mệnh thiêng liêng, trọng đại đối với vận 
mệnh dân tộc, nền văn học của chủ nghĩa yêu nước mang đậm khuynh hướng 
sử thi trong nhiều thể loại với nhiều tác phẩm. Tác phẩm mang khuynh hướng 
sử thi trong giai đoạn này thường có nội dung đề cập đến sự kiện mang tầm 
lịch sử, gắn với số phận của toàn dân tộc. Nhân vật trung tâm ở đây là những 
con người gắn bó số phận mình với số phận đất nước và kết tinh những phẩm 
chất cao quý của cộng đồng – trước hết đại diện cho giai cấp, cho dân tộc và 
thời đại. Với người cầm bút, cũng nhân danh cộng đồng mà ngưỡng mộ, ngợi 
ca người anh hùng với những chiến công chói lọi. Trên phương diện nghệ 
thuật, khuynh hướng sử thi thể hiện ở cách xây dựng nhân vật mang tầm vóc, 
kích cỡ sử thi, được đặt trong sự liên tưởng, so sánh theo lối thi vị hóa, lí 
tưởng hóa. Đặc biệt, không gian nghệ thuật của tác phẩm gợi nên tất cả sự 
trang nghiêm, hoành tráng. Nhìn chung, khuynh hướng sử thi của văn học 
giai đoạn 1945-1975 là sự tiếp nối và phát triển mạnh mẽ khuynh hướng sử 
thi trong văn học dân tộc nói chung giữa bối cảnh lịch sử của hai cuộc chiến 
đấu chống Pháp và chống Mĩ cứu nước. 
 
 “Rừng xà nu” được viết ra vào giữa năm 1965, trong những ngày bắt đầu 
cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ ở miền Nam nước ta. Đó là những 
ngày sôi sục, quyết liệt, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chiến đấu một 
 
mất một còn với đế quốc Mỹ. Tuy kể về những sự kiện xảy ra trước đó mấy 
năm nhưng truyện ngắn này đã tiếp được hơi thở hào hùng của thời đại và 
hiện thực được mô tả mang đậm ý nghĩa phổ quát. Chuyện của làng Xô Man 
trở thành chuyện của cả “Đất nước đứng lên” trong cuộc đối đầu lịch sử, và 
“ Rừng xà nu” như một biểu tượng của tinh thần bất khuất, kiên cường của 
đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào cả nước nói chung. 
 
Hình tượng lớn bao trùm tác phẩm là hình tượng những cây xà nu, rừng xà 
nu. Đó là nguồn mạch cảm hứng dạt dào, gợi nhà văn suy ngẫm về mạch 
sống của đất nước, của nhân dân. Nếu như truyện ngắn “Rừng xà nu” của 
Nguyễn Trung Thành là một bản trường ca bất tận, thì hình ảnh rừng xà nu 
vừa là khúc nhạc dạt dào, vừa là âm nền cho mọi sự biến hoá về tiết tấu, vừa 
là cái vĩ thanh láy lại ở cuối truyện gợi âm hưởng vang vọng trong lòng bạn 
đọc. Giữa bản nhạc đó, xà nu như một tiết tấu trữ tình xen lẫn vào từng khuôn, 
từng cung bậc. Xà nu gắn bó với cuộc sống tự ngàn đời của dân làng Xô 
Man: ngọn khói xà nu cay xè mắt bao thế hệ con người, tấm phên có phết 
nhựa xà nu gắn liền với bao ngôi nhà, ngọn đuốc xà nu góp mặt trong từng 
góc bếp cho đến buổi họp nhà ưng... Xà nu gắn bó, hoà nhập, ăn sâu vào tiềm 
thức con người. Xà nu trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp phẩm chất và số phận 
của con người Tây Nguyên. 
 
Xà nu hiện lên với một vẻ đẹp xanh rờn hùng vĩ – “đứng trên đồi xà nu ấy 
trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu 
nối tiếp chân trời”. Miêu tả xà nu, Nguyễn Trung Thành chưa bao giờ miêu 
tả một thân cây riêng lẻ mà luôn có ý thức đặt nó bên cạnh cộng đồng những 
cây xà nu khác, tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp của sự đông đảo, rộng lớn và 
hùng vĩ. Những cánh rừng xà nu tít tắp, ngút ngàn, chiếm lĩnh tất cả mảnh 
đất ngọn đồi cũng như tâm tư tình cảm của con người Tây Nguyên. Cũng 
giống như con người Tây Nguyên tự bao đời, những cây xà nu lớn nhỏ khác 
nhau nhưng đều mang một vẻ đẹp khỏe khoắn và hoang sơ của rừng núi – “ 
ấy là một thứ cây hùng vĩ mà cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây 
cao vút, ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã 
sống ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu 
cây vô tận...”. Và đáng quý hơn, bên trong cái vẻ đẹp man dại đó là một sức 
sống tràn trề, mãnh liệt. Dưới nòng đại bác, “cả cánh rừng xà nu hàng vạn 
 
cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngay nửa 
thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, 
thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc 
quyện thành từng cục máu lớn...”. Tưởng chừng dưới sức phá huỷ khủng 
khiếp của bom đạn, rừng xà nu có nguy cơ tàn lụi, nhưng không “cạnh một 
cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình 
nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Thế mới biết cuộc sống thật là kỳ diệu, 
cuộc sống trên mảnh đất Tây Nguyên ấy vẫn cứ tiếp diễn, vẫn cứ sinh sôi, 
nảy nở như thách thức sự khắc nghiệt của hoàn cảnh. Đó là một sức sống bất 
diệt, mà mỗi thân cây xà nu kiên cường, bất khuất là một mắc xích không thể 
tách rời. Cũng như mỗi con người nơi đây, luôn đoàn kết, đồng lòng để đối 
mặt với kẻ thù hiểm ác. Họ đã sống và chiến đấu kiên cường, bao lớp người 
đã ngã xuống, thế hệ sau vẫn tiếp tục. Họ kết thành một tập thể nhân dân anh 
hùng hiên ngang giữa mưa bom bão đạn như bạt ngàn rừng kia, mặc cho một 
ngày hai lần đại bác, những cây xà nu vẫn vươn lên cao vút, hướng thẳng về 
phía mặt trời. Và ham ánh nắng mặt trời đến kỳ lạ là cái đặc biệt mà Nguyễn 
Trung Thành đã phát hiện ở sinh thể thú vị này – “nó phóng lên rất nhanh để 
tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên xuống từng luồng lớn 
thẳng tắp, lóng lánh vô số bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. 
Những cây xà nu nhờ ánh nắng mặt trời mà lớn lên, phô ra tất cả vẻ đẹp của 
nhựa sống tràn trề, ngào ngạt. Rừng xà nu vươn thẳng, vút cao dưới ánh mặt 
trời cũng như biết bao dân làng Xô Man với khát vọng lí tưởng mãnh liệt, 
giữa khó khăn, gian khổ và cả hi sinh, mất mát vẫn một lòng hướng đến ánh 
sáng Cách mạng. Dưới ánh sáng Cách mạng họ trở nên hùng vĩ, đẹp đẽ lạ 
thường, một vẻ tinh khiết, trong ngần mà sáng chói cũng như những cây xà 
nu khoe hương thơm ngào ngạt dưới ánh mặt trời, họ toả ngát hương với lí 
tưởng cao đẹp và một tấm lòng nồng nàn yêu quê hương đất nước. Đó không 
chỉ là khát vọng của một làng Xô Man mà còn đại diện cho phẩm chất quý 
báu của biết bao con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam giữa những 
năm tháng chiến tranh ác liệt. 
 
Cánh rừng xà nu mênh mông vô tận gợi lên cho câu chuyện một không khí 
hoang vu hùng vĩ, của đại ngàn mà ở đó ghi lại số phận những con người của 
làng Xô Man. Những đoạn rừng xà nu ngổn ngang gãy đổ trong mưa đạn, 
những cây lớn đã chết, những cây con vẫn tiếp tục vươn lên, những cây lớn 
ngã xuống đã có thế hệ cây con mọc lên thay thế, cứ như vậy, tầng tầng tầng 
 
lớp lớp xà nu đã duy trì cái màu xanh bền bỉ của núi rừng. Dân làng Xô Man 
cũng vậy, dưới làn đạn kẻ thù, không biết bao nhiêu người đã ngã xuống, 
trước có, sau có, từ anh Xút, bà Nhan, đến Mai, rồi con Mai đã hi sinh... đất 
chép tội dày thêm, tội ác quân thù chồng chất và tấm lòng yêu nước, căm thù 
giặc của nhân dân càng lúc càng ngút lên cao vợi. Dân làng ra sức chiến đấu, 
cụ Mết cầm giáo, Tnú cầm súng, rồi đến Dít, đến Heng... họ vẫn mãi chiến 
đấu cho lí tưởng và khát vọng của dân tộc – cuộc đấu tranh không ngừng 
không nghỉ với khí thế sục sôi. Ý chí và quyết tâm đó cứ thế truyền lại, truyền 
lại cho thế hệ mai sau. Có thể nói hình ảnh rừng xà nu như thổi một cơn gió 
của Tây Nguyên vào tác phẩm. Rừng xà nu chiếm lĩnh và trở thành không 
gian nghệ thuật cho truyện ngắn – không gian bao bọc câu chuyện về cuộc 
đời và số phận những con người Tây Nguyên. 
 
Cây xà nu xuyên suốt cả tác phẩm, khi thì tách ra, khi thi hoà nhập với con 
người, trở thành biểu tượng của con người. Và, Tnú – nhân vật chính của tác 
phẩm – là một cây xà nu trẻ khỏe, hiên ngang, kiên cường, bất khuất, bất diệt 
trong đại ngàn xà nu của mảnh đất Tây Nguyên. 
 
Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, anh lớn lên trong vòng tay yêu thương của dân 
làng và trải qua nhiều mất mát đau thương. Đó là một cuộc đời đầy bi tráng, 
một số phận bất hạnh nhưng cũng là một tâm hồn trong sáng, tốt đẹp, giàu 
tình cảm yêu thương. Đặc biệt, tình cảm của anh dành cho dân làng, cho 
mảnh đất quê hương, cho vợ con mình thật dạt dào và tha thiết. Sống từ nhỏ 
trong vòng tay của dân làng, Tnú đã gắn bó với mọi người như gia đình ruột 
thịt, ta bắt gặp trên đôi môi Tnú sự bồi hồi, mừng rỡ khi anh trở về làng, gọi 
tên, nhận mặt, thăm hỏi từng người. Và đặc biệt là đối với già làng Mết, ba 
năm xa cách, Tnú rất đỗi sung sướng nhận thấy ông cụ vẫn “quắc thướt như 
xưa... ngực căng như một cây xà nu lớn.” 
 
Tình yêu quê hương đã chan hoà trong tình thương mến những con người 
của quê hương, tình làng nghĩa xóm trong tâm hồn Tnú mặn mà, sâu nặng. 
Tnú yêu con người, yêu từng cánh rừng, con suối quê hương. Anh lặng ngắm 
hồi lâu cánh rừng xà nu trong nắng, thấy hết sự huỷ diệt của bom đạn kẻ thù, 
thấy hết sức sống mãnh liệt của xà nu. Khi chia tay, Tnú bịn rịn, bâng khuâng 
 
giã từ cánh rừng như giã từ một người ruột thịt. Và ta hiểu rằng rừng cây 
mảnh đất quê hương gắn bó với bao kỉ niệm êm đềm, dữ dội, dù hạnh phúc 
hay đau thương thì đó vẫn là một nỗi nhớ niềm thương trong lòng Tnú. 
 
Tình cảm Tnú thật sự làm ta cảm động, đặc biệt là tình cảm anh dành cho vợ 
con mình. Anh thương con bằng tình thương của một người cha hiền hậu, 
quan tâm chăm sóc: Tnú đã xé đôi tấm dồ của mình làm tấm áo choàng ủ ấm 
cho con. Rồi khi vợ con mình bị bọn ác ôn đánh đập, anh liều mình lao vào 
giữa đám dã thú để che chở vợ con. Và bi kịch lớn nhất của đời Tnú, Tnú 
không cứu sống được vợ con mình, bàn tay Tnú bị đốt đến thương tật suốt 
đời. Nhưng bàn tay ấy có đáng là bao với nỗi đau mất vợ và con – một nỗi 
đau tinh thần quá lớn. Vậy mà Tnú không gục ngã, Tnú đứng lên, hiên ngang 
như cây xà nu trong mưa bom bão đạn. 
 
Tnú cũng bình thường, ít nói như mọi người khác trong dân làng Xô Man 
này, nhưng bên trong cái thầm lặng đó, là một trái tim luôn dạt dào, ấm áp 
tình cảm yêu thương. 
 
Tnú còn là hiện thân của một người chiến sĩ thời đại sớm giác ngộ Cách 
Mạng, yêu nước và tuyệt đối trung thành với Cách Mạng. Bản lĩnh Cách 
Mạng đã hun đúc trong con người anh từ nhỏ, đó là một tuổi thơ anh hùng, 
cùng Mai xung phong vào rừng nuôi cán bộ. Bản tính Tnú gan lì, nhưng đã 
biết nghe lời anh Quyết, tin yêu anh bằng tình cảm chân thành trong sáng. 
Và tình cảm Cách Mạng ấy đã dược thử thách qua biết bao khốn khó, gian 
lao, bao đau khổ, hi sinh và mất mát. Trong bi kịch lớn nhất đời mình, khi 
vợ và con trai đều đã ch

File đính kèm:

  • pdftrich doan sach van cua lovebookvn.pdf