Kinh nghiệm: Tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 khi học các số có một chữ số

doc10 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm: Tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 khi học các số có một chữ số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Đặt vấn đề.
 	Để hoà chung với sự đi lên của toàn cầu, đất nước ta chuyển mình trong xu thế đổi mới và phát triển của toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Để bước sang một thời đại mới, một thế kỷ mới. Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ thông tin, với mục tiêu xây dựng đất nước ta: “ Dân giàu, Nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh ”. Đại hội lần thứ IV của Đảng đã khẳng định rằng: 
“ Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự phát triển của đất nước”. Đại hội lần thứ VI đã chỉ rõ: “ Giáo dục vừa là động lực, vừa là tiền đề của sự phát triển xã hội trong thời kỳ đổi mới của đất nước ta.”. Chính vì thế việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người làm chủ tương lai của đất nước là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nó không những có mối liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội hiện nay mà còn có quan hệ lâu dài đến tiền đồ của đất nước. Khi còn sống Bác Hồ đã căn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc cần thiết. Tiền đồ rạng rỡ của tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nằm trong tay thanh thiếu niên và nhi đồng ”. Để thực hiện tốt lời căn dặn của Bác Hồ. Nên trong những năm qua Đảng ta luôn chăm lo đến sự nghiệp “ trồng người ”. Toàn dân tham gia giáo dục vì lợi ích của mỗi gia đình, của cộng đồng, của toàn xã hội. Ngành Giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng phải giải quyết hàng loạt những vấn đề, trong đó vấn đề có tính chiến lược là: “ Đổi mới phương pháp dạy học”. Nội dung chính của đổi mới phương pháp dạy học là: 
“ giáo viên là người hướng dẫn tổ chức các hoạt động cho học sinh, học sinh chủ động tích cực tiếp thu những kiến thức kĩ năng theo mục tiêu yêu cầu của từng môn học, bài học.
Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Vì vậy phương pháp dạy học ở Tiểu học có phần quan trọng đặc biệt. Việc hình thành cho học sinh phương pháp học đúng đắn, hình thành nếp tư duy sáng tạo tự lập trong học tập ngay từ khi các em đến trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. Có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đạt được mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến lược phát triển con người.
Đối với học sinh Tiểu học tư duy thường bắt đầu từ biểu tượng cụ thể - kiến thức chủ yếu hình thành bằng con đường thực nghiệm. Đặc biệt là đối với học sinh đầu cấp ( Lớp 1; 2 ). Vì thế dạy học các môn học nói chung và môn Toán nói riêng ( ở lớp 1) giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp dạy học để thu hút sự chú ý của học sinh. Thay đổi hoạt động phù hợp với nội dung bài học. Đặc biệt ở lứa tuổi các em “ Học mà chơi, chơi mà học ” nên cần gây hứng thú cho các em để các em tiếp thu bài tốt hơn và tiết học diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn.
Cả năm học gồm 35 tuần. Môn Toán mỗi tuần có 4 tiết. Như vậy cả năm học theo chương trình mới, tăng 8 tiết. Song nội dung tăng quá nặng. Trước đây chỉ học trong phạm vi 10. Hiện nay chương trình giáo dục mới các em học đến số 100. Đây là khó khăn đối với giáo viên và học sinh lớp 1. Qua khảo sát đầu năm, một số em chưa nắm được chữ cái, chữ số. Từ đó bản thân tôi suy nghĩ làm thế nào để học sinh lớp 1 học tốt môn Toán? Trước hết phải có biện pháp giúp đỡ một số em mạnh dạn, tự tin, có nhiều hứng thú, ham thích học toán bằng cách đưa ra các câu đố Toán học vui, trò chơi toán học, củng cố bài học bằng những bài thơ đơn giản dễ nhớ, dễ thuộc để các em phân biệt sự khác nhau về hình dạng các số có một chữ số. Qua thực tế dạy học, bản thân tôi đúc rút được kinh nghiệm nhỏ về: 
“Tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 khi học các số có một chữ số”.
II. ThựC TRạNG DạY HọC TOáN HIệN NAY
1.Đối với giáo viên:
Sau khi tiếp thu chuyên đề thay sách lớp 1 do Sở Giáo dục - Đào tạo triển khai, một số giáo viên được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1 cũng có nhiều băn khoăn lo lắng, e rằng sẽ gặp phải những khó khăn trong quá trình giảng dạy. Thế nhưng sau một thời gian với sự miệt mài chăm chỉ của các giáo viên hầu hết đã nắm vững quy trình lên lớp cho tất cả các môn học trong đó có môn Toán. Giáo viên đã chú ý đến việc phát huy tính tích cực của học sinh, học sinh tự tìm ra tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hình thức dạy và học đa dạng phong phú, các trò chơi đã được đưa vào dạy học một cách hiệu quả nhằm giúp học sinh “ Học mà chơi,chơi mà học” Nắm chắc bài một cách nhẹ nhàng thoải mái.
 Bên cạnh đó còn có một phần ít giáo viên do tuổi tác, trình độ nhận thức nên việc sáng tạo trong dạy học có phần hạn chế. Chủ yếu là chuyển tải nội dung trong sách giáo khoa, hình thức dạy học tẻ nhạt. Quy trình lên lớp chủ yếu rập khuôn vào sách giáo viên nên học sinh chưa thực sự ham học.
2.Đối với học sinh:
Các em tiếp xúc với sách giáo khoa mới, kênh hình, kênh chữ rõ ràng tranh ảnh minh hoạ có đủ màu sắc nên các em rất thích. Hầu hết các em đều có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập. Có một số ít các em hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên không đủ đồ dùng học tập. Nhà lại ở xa trường nên thỉnh thoảng đến lớp còn chậm. ( Đây là đối tượng mà giáo viên cần quan tâm ).
Qua khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán ở 2 lớp, ( Lớp tôi chủ nhiệm là lớp 1 A ) kết quả như sau:
Lớp
Số
HS
Môn Toán
G
%
K
%
TB
%
Y
%
1 A
22
3
14
4
18
11
50
4
18
1 C
25
2
8
3
12
15
60
5
20
III. Giải pháp cụ thể
Khi dạy học các bài về số có một chữ số. Tôi đã thiết kế một số câu đố vui, trò chơi toán học cho học sinh lớp 1. Cụ thể như sau:
 Ví dụ 1: Bài 6: Các số 1; 2; 3.
Mục đích: Củng cố bài học bằng trò chơi “kết bạn”.
Chuẩn bị: 
Các thẻ bìa vẽ con vật có số lượng 1; 2; 3.
 3 thẻ vẽ con vật có số lượng 1; 2; 3.
 3 thẻ vẽ con vật, bông hoa khác nhau có số lượng là 1.
 3 thẻ vẽ con vật, bông hoa khác nhau có số lượng là 2.
 3 thẻ vẽ con vật, bông hoa khác nhau có số lượng là 3.
Cách chơi:
 Khi giáo viên hô: “ Trò chơi bắt đầu” các em có thẻ con vật có số lượng là 1 chạy lại chỗ và giơ thẻ bìa xuống dưới lớp. Các em có thẻ vẽ con vật có số lượng là 2 kết bạn với nhau, những em có thẻ bìa, con vật , bông hoa có số lượng là 3 cùng xúm lại một chỗ và giơ thẻ bìa xuống lớp.
 Cả Lớp đồng thanh hô: “ Một ! Hai ! Ba ! ”
 Nhóm có số lượng là 1 đọc:
Tôi là số 1
Thân tựa cột nhà
Đầu tôi mọc ra
Một bên tay trái.
 Nhóm có số lượng là 2 đọc:
Tôi là số 2
Giống cổ ngỗng choai
Dưới chân ngay thẳng
Thật oai lạ thường.
Nhóm có số lượng là 3 đọc:
Tôi là số 3
Hai nửa hình tròn
Lưng quay phía phải
Hai đầu dính nhau.
Các nhóm cúi chào và quay về vị trí.
*Lưu ý: GV cần phổ biến luật chơi và hướng dẫn thật cụ thể.
Ví dụ 2: Bài 8: Các số 1; 2; 3; 4; 5.
Trò chơi: “ Nhớ nhanh - đoán đúng ”.
Mục đích: Củng cố phần ghi nhớ về chữ số 4; 5.
Cách chơi: 
HS A: Vai Thỏ non.
 	HS B: Vai Dê con.
- Thỏ non: Từ cửa bước vào: Chị chào các em, các em học ngoan quá.
- HS : Chúng em chào chị Thỏ non!
- Thỏ non: Bây giờ để biết em nào học giỏi, đoán nhanh,đoán đúng, hãy nghe chị nêu câu đố. Nếu các em giải được tức là em đó đoán được chị là con thứ mấy trong gia đình rồi đấy.
Có một nét xiên, đưa từ trên xuống
Và một nét ngang đưa từ trái qua
Chia đôi nét ngang, thành một nét thẳng
Mau mau bạn nói tôi tên số gì?
- HS : Chọn chữ số trong bộ đồ dùng giơ lên. ( Nếu sai thì Thỏ non phải hướng dẫn và gợi ý ).
- Thỏ non: Đúng đấy, đúng đấy. Đó là chữ số 4. Vậy em nào cho chị biết: Chị là con thứ mấy trong gia đình?
- HS: Chị là con thứ Tư ạ!
- Thỏ non: Cảm ơn các em! Cảm ơn các em!
- Dê con: Từ cửa bước vào: Bây giờ mình đố tiếp các cậu nhé:
Số gì một nét nằm ngang
Nét thẳng, nét đứng
Nét cong cuối cùng.
HS: Chọn số trong bộ đồ dùng và giơ lên.
Dê con: Câu đố vừa nêu đó là muốn chỉ về hình dạng chữ số 5 đấy các bạn ạ.
Dê con vừa đi vừa nói: Chào các bạn, hẹn gặp lại.
 Ví dụ 3: Bài 16: Số 6.
Trò chơi: Hộp màu kì diệu.
Mục đích: Củng cố bài.
Chuẩn bị: 
Nhiều thẻ con vật có số lượng 1; 2; 3; 4 ; 5; 6 ( có nhiều thẻ trùng nhau ).
 Hai hộp màu: đỏ, xanh.
	 Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chọn 3 em.
Cách chơi: 
Khi GV hô “Bắt đầu”:Lần lượt các em đại diện lên tìm thẻ các con vật bỏ vào hộp màu của mình. Chú ý: lấy những thẻ có các con vật làm sao có tổng bằng 6 ( 6 gồm 1 và 5, 6 gồm 2 và 4, 6 gồm 3 và 3 ). Tương tự đến em số 3 thì dừng lại. Sau đó cho học sinh kiểm tra kết quả của cả 2 đội.
Cả lớp hát: 
Hộp màu kì diệu
 	Em quý, em yêu
	Giúp em bao điều
	 	Học hành tiến bộ.
GV: Hôm nay chúng ta học số mấy?
HS: Đồng thanh trả lời.
GV: Bây giờ chúng ta cùng đọc thơ về số 6 nhé!
GV hướng dẫn cho học sinh đọc: Tôi là số 6
 	 Cong tựa lá lúa
	 Bụng cuốn tròn vo
	 Giống hệt chữ o
	 Phải không các bạn? 
Ví dụ 4: Bài 17: Số 7.
Trò chơi: Điền nhanh, điền đúng.
Mục đích: Củng cố dãy số tự nhiên từ 1 đến 7.
Chuẩn bị: 4 băng giấy dán trên bảng.
Cách chơi: ( 4 đội ) Mỗi đội chọn 1 em lên điền, sau đó nêu câu hỏi: Trong dãy số trên, số nào lớn nhất, số nào bé nhất? số 7 đứng liền sau số nào? Số 7 được viết như thế nào?
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc thơ: 
 Tôi là số bảy
	 Đầu tôi nét ngang
 Lưng tôi nét xiên
	 Phần ngực, phần bụng 
	 Gạch ngang rõ ràng.
Ví dụ 5: Bài 18: Số 8.
Trò chơi: Giải đố.
Mục đích: Ghi nhớ về hình dạng, cách viết số 8.
Chuẩn bị: Giáo viên hướng dẫn cho 3 học sinh đọc trước 3 câu đố.
Cách chơi: 3 HS từ ngoài vào cúi chào các bạn.
HS 1: Thân tôi thắt đáy lưng ong
 Đầu tròn, đuôi cũng tròn trông lạ kì.
	 ( Là số mấy?)
Cả lớp giải đố:..........
HS 2: Mình tôi hai chữ o tròn
 Gập mình tôi chỉ một tròn nữa thôi.
 ( Là số mấy?)
Cả lớp giải đố:..............
HS 3: Có hai chữ o
 Nối liền một giải 
 Chữ trên chữ dưới
 Hai đầu dính nhau
 ( Là số mấy ?)
Cả lớp giải đố:..............
Ba học sinh đồng thanh: Cả 3 chúng mình cùng có tên gọi cùng nhau đấy. Đó là “ Tám”.
Cả ba em cùng chào và về vị trí.
Ví dụ 6: Bài 19: Số 9.
Trò chơi: Tiểu phẩm vui.
Mục đích: Phân biệt giữa số 6 và số 9.
Cách chơi: HS A: Vai số 6.
 HS B: Vai số 9.
- Số 6: Đến nhà bạn số 9 chơi, vừa đến nhà bạn, số 9 nhanh miệng: “ Chào bạn số 9 ạ! ”.
- Số 9: Thế anh đến chơi hay có việc gì?
- Số 6: Từ nhà tôi dến nhà bạn, phải qua các nhà bạn 7, 8.Trời thì nóng nực, mệt thật đấy.
- Số 9: Này số 6 ơi, giữa mình và bạn có cái gì giống nhau mà khi viết bằng kí hiệu Toán học, một vài bạn lớp 1 thường hay viết sai thế nhỉ? Thật là lạ.
- Phải đấy! Mình nghĩ ra rồi. Khi anh lộn nhào, đầu anh quay ngược thì các em nhầm đấy.
- Số 9: ừ ! Có thế mà tôi chẳng nhận ra nhỉ. Thế chúng ta cùng đọc bài thơ sau cho các bạn cùng nghi nhớ nào:
Lúc tôi lộn nhào
Ai cũng gọi tôi
“ Chào anh Sáu ạ! ”
Nhưng lúc đứng dậy
Đầu tròn trọc lóc
Thân thì xiên xiên
Đó là số chín
Bạn ơi kẻo nhầm.
IV. kết quả:
Qua thực tế giảng dạy lớp 1, phần câu đố, vần thơ ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc mà tôi đã áp dụng vào khi dạy các số từ 1 đến 9. Nhìn chung các em rất thích học. Trong giờ học toán các em thấy thoải mái, tự tin. Đúng là “Học mà chơi, chơi mà học ” Nhưng thực sự có hiệu quả rõ nét. Những em học còn yếu, rụt rè, nay mạnh dạn hơn, nắm chắc bài hơn. Làm các phép tính trong phạm vi 10 một cách chính xác hơn, tính nhẩm nhanh hơn.
Tôi nghĩ rằng các trò chơi phần ghi nhớ các chữ số một phần nào đó đã giúp các em yếu nay tiến bộ hẳn lên. Nếu cứ theo biện pháp này mỗi giáo viên chúng ta cần sáng tạo trong dạy học chắc hẳn các em tiếp thu theo nội dung sách giáo khoa mới sẽ có một kiến thức vững vàng, sẵn sàng học lên các lớp trên một cách tự tin.
Kết quả thi khảo sát lần 1 của hai lớp ( Lớp 1A là lớp tôi chủ nhiệm ) như sau:
Lớp
Số
HS
Môn Toán
G
%
K
%
TB
%
Y
%
1 A
22
8
36
8
36
5
23
1
5
1 C
25
3
12
6
24
13
52
3
12
V.kết luận
	Từ những kết quả trong quá trình giảng dạy tôi thấy: “ Tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 khi học các số có một chữ số ” cũng như để nâng cao chất lượng cho học sinh cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau:
	- Trước hết người giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, phải có tâm huyết với nghề.
	- Giáo viên phải thường xuyên gần gũi, giúp đỡ các em vượt qua mọi khó khăn, từ đó các em có chỗ dựa vững vàng để vươn lên.
	- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần động viên nhắc nhở kịp thời để các em cố gắng, khắc phục.
	- Trước khi lên lớp phải nghiên cứu kĩ nội dung và phương pháp dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình.
	Trên đây là một vài suy nghĩ cũng như việc làm của bản thân tôi đã tiến hành trong quá trình giảng dạy. Tôi thiết nghĩ rằng, chỉ là việc làm rất cần thiết để bước đầu cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học sinh ngày một cao hơn. Bản thân tự nhận thấy còn phải học hỏi các đồng chí, đồng nghiệp rất nhiều trong phương pháp dạy học. Đặc biệt việc học hỏi kinh nghiệm phương pháp dạy học là điều cốt yếu không thể thiếu được cho cá nhân tôi. Để công tác giảng dạy ngày càng tốt hơn.
Qua thời gian giảng dạy tôi đã vận dụng kinh nghiệm trên vào thực tế dạy học. Tôi thấy rằng hiệu quả rất rõ nét. Song bên cạnh đó cũng không tránh khỏi một số sai sót. 
Rất mong sự góp ý chân thành của các thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docSKKN Tao hung thu cho HS lop 1 khi hoc cac so co 1 chuso.doc