Kỳ ôn thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 trung học cơ sở năm học 2010- 2011
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ ôn thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 trung học cơ sở năm học 2010- 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Qu¶ng ninh Kú thi chän häc sinh giái cÊp tØnh Líp 9 THCS n¨m häc 2010- 2011 §Ò thi chÝnh thøc Hä vµ tªn, ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ sè1 …………………. ………………….. MÔN: NGỮ VĂN (BẢNG B) Ngày thi: 24/3/2011 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi này có 01 trang) Câu 1: (2,0 điểm) Chỉ rõ và phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ có trong bài ca dao sau: Đến đây mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. Câu 2: (8,0 điểm): Bằng một bài văn ngắn hãy nêu ý kiến của em về: “Vấn nạn bạo lực học đường hiện nay”. Câu 3: (10,0 điểm) “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”. (Nói với con – Y Phương - Ngữ văn 9, tập 2) Cảm nhận của em về tình cảm của người cha đối với con qua đoạn thơ trên. ………………..Hết………………… (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Hä vµ tªn thÝ sinh: ………………….........……Sè b¸o danh:…………….. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH -------¶-------- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9, NĂM HỌC 2010- 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN- BẢNG B (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) I/ Yêu cầu: Câu 1 (2,0 điểm): Phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao: ẩn dụ (0, 5 điểm) - Mận-Đào: là ẩn dụ để nói chuyện đôi ta (chàng trai và cô gái) (0,5 điểm) - Vườn hồng có lối: là chuyện tình yêu. (0,5 điểm) Tác giả dân gian mượn hình ảnh của sự vật để nói chuyện tình yêu nam nữ: cách nói tế nhị đầy gợi hình, gợi cảm. (0,5 điểm) Câu 2 (8,0 điểm) : Gợi ý: * Về kĩ năng: (1,0 điểm) - Viết đúng kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. - Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. * Về kiến thức: (7,0 điểm) HS trình bày được các ý cơ bản sau: * Những biểu hiện. (2,0 điểm) - Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. Bao gồm những biểu hiện như: + Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. + Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. (HS nêu một vài dẫn chứng cụ thể) * Hậu quả: (1,5 điểm) - Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác và tinh thần, gây tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. - Người gây ra bạo lực: Con người phát triển không toàn diện; mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này; làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét... * HS đưa ra một số giải pháp. (2,0 điểm) - Mở rộng nâng cao nhận thức: Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương. - Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ. - Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác. * Bài học cho bản thân: (1,0 điểm) Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp... -->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào thế hệ trẻ. Cần hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm. (0,5 điểm) Câu 3: (10,0 điểm) Gợi ý: 1.Về kĩ năng: (1,0 điểm) - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Văn viết giàu cảm xúc; Diễn đạt lưu loát. - Bố cục 3 phần rõ ràng, cân đối. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 1. Về kiến thức: (9,0 điểm) đảm bảo được các ý sau: a) Tình cảm yêu thương trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha qua lời nói với con: (4,0 điểm) - “Người đồng mình thương lắm con ơi... Không lo cực nhọc”: Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình. - Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn. Quê hương đã hun đúc chí khí, đã nuôi dưỡng tâm hồn của người đồng mình biến họ thành những con người có sức mạnh có chí khí tự lực tự cường xây dựng quê hương, duy trì truyền thống tốt đẹp. b) Điều lớn lao nhất mà cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tin khi bước vào đời. (4,0 điểm) - Y Phương đã dùng cách nói cụ thể, hình ảnh cụ thể của bà con dân tộc Tày như thô sơ da thịt chẳng mấy ai nhỏ bé, tự đục đá kê cao quê hương để khẳng định và ngợi ca những con người giản dị, chịu thương chịu khó trong lao động. Từ sự giản dị nhưng không nhỏ bé của người đồng mình cha muốn con phải biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời. - “Con ơi....nghe con”. Cha nhắn con lên đường không bao giờ được sống tầm thường, sống nhỏ bé trước thiên hạ. Phải biết giữ lấy cốt cách giản dị, mộc mạc của người lao động. Tóm lại lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay. Bài thơ Nói với con cũng nằm trong cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng Y Phương đã có một cách nói xúc động của riêng mình. Hình thức người cha tâm tình, dặn dò đối với con đã đem đến cho bài thơ một giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp và tin cậy. (1,0 điểm) II/ Cách cho điểm: * Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý- khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung và kĩ năng, hình thức. * Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, có “giọng điệu riêng” song hợp lí, có tính thuyết phục. Giám khảo có thể thưởng điểm song không quá số điểm của từng câu. * Điểm bài viết là tổng điểm của cả ba câu. Điểm lẻ đến 0,5. =======Hết======
File đính kèm:
- De thi HSG lop 9 2.doc