Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn thi: ngữ văn. năm học: 2012 - 2013

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn thi: ngữ văn. năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo Nghệ An 
 Trường THPT Quỳnh Lưu 2 
 
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Môn thi: Ngữ văn. Năm học: 2012 - 2013
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)


Câu 1(8.0 điểm):
 Biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống. Suy nghĩ của anh(chị) về vấn đề trên.
C©u 2(12 ®iÓm):
 Sóng Hồng nói : “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.” Anh(chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng?

 ----- Hết -----








Họ và tên thí sinh: ............................................. Số báo danh: ................................ 





*Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Sở giáo dục - đào tạo Nghệ An 
Trường THPT Quỳnh Lưu 2 KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TỈNH
 Năm học: 2012 - 2013
 
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
M ôn: Ngữ văn
A. Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội sâu rộng, đúng đắn; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, không mắc lỗi về chính tả. 
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo chấm phải hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Cần thận trọng và tinh tế khi đánh giá bà làm của thí sinh trong chỉnh thể, cần trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận những kiến giải riêng, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, thuyết phục. 
3. Tổng điểm toàn bài là 20 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. Yªu cầu cụ thể
Câu 1 ( 8,0 điểm) 
1. Giải thích: 
 - “Nghe” là sự tiếp nhận âm thanh bằng tai (thính giác).
 - “Biết lắng nghe” là không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng cả khối óc và trái tim.
- “Biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống ” là một trong những cách tiếp nhận, học hỏi của con người nhằm làm cho bản thân ngày càng hoàn thiện.
- “ Biết lắng nghe” tùy thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người. Đó là đức tính, là năng lực cần phải học hỏi, là yếu tố thúc đẩy để con người tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành hơn …do đó, “Biết lắng nghe” là điều kì diệu của cuộc sống.
2. Bình luận:
- “Biết lắng nghe” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm sống, vốn văn hóa, tầm nhìn, sự nhạy cảm, độ tinh tường, tinh thần cầu thị, quan niệm sống của con người,…
- “Biết lắng nghe” là điều kì diệu của cuộc sống: nghe để hiểu, để hành động, để hướng tới giá trị chân, thiện, mĩ. Chẳng hạn, biết nghe tiếng vọng về từ quá khứ, nghe những gì đang diễn ra ở hiện tại, nghe được cả tương lai; nghe được lời của thiên nhiên, đất trời, lời của cây cối, chim muông; nghe để phân biệt phải trái, hay dở, tốt xấu, nghe được cả tiếng trái tim mình…
- Không biết lắng nghe thì cuộc sống thật vô nghĩa, tẻ nhạt, ….
3. Bài học nhận thức và hành động:
- “Biết lắng nghe” có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, vì vậy, mỗi người cần phải có ý thức rèn luyện năng lực “lắng nghe”.
- Biết lắng nghe một cách chân thành, cầu thị để có thể chia sẻ, đồng cảm với người khác và làm cho cuộc sống của mình ngày càng có ý nghĩa…	
- Chống tư tưởng chủ quan, bảo thủ và phê phán lối sống ích kỉ, “biết nghe mà vẫn giả điếc”…
Lưu ý: 
 Học sinh có thể có nhiều cách nhìn nhận và thể hiện khác nhau về ý kiến trên miễn là bài viết đủ sức thuyết phục, chặt chẽ, lôgic; giám khảo căn cứ trên bài làm thực tế của thí sinh để đánh giá, cho điểm. 
3. Biểu điểm
- Điểm 7 – 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn lưu loát; ý sâu sắc, sáng tạo; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
- Điểm 5 – 6: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên, văn trôi chảy, mạch lạc, dẫn chứng có chọn lọc, còn vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3 – 4: Hiểu đúng vấn đề đặt ra nhưng ý chưa sâu sắc, còn mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 – 2: Hiểu vấn đề còn mơ hồ, ý sơ sài, văn chưa được mạch lạc.
- Điểm 0: Hiểu sai lạc đề hoặc để giấy trắng.
Câu 2(12,0 điểm):
1. Giải thích ý kiến: (3 điểm)
- Thơ là thơ: thơ là thế giới nội tâm của con người, là cảm xúc của người nghệ sĩ khi sáng tác
- Thơ là hoạ: Giá trị tạo hình của ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của hình ảnh, vẽ ra trong người đọc những búc tranh sống động về cuộc sống. (thi trung hữu hoạ)
- Thơ là nhạc: Tính nhạc trong thơ .Nhạc trong thơ được tạo ra từ nhịp điệu, thanh điệu, nghệ thuật phối vần, phối âm…( thi trung hữu nhạc)
- Thơ là chạm khắc theo một cách riêng: khả năng sáng tạo riêng của các nhà thơ, tạo nên phong cách riêng của từng người.
 Như vậy, ý kiến của Sóng Hồng bàn về những đặc trưng của thể loại thơ: Tính biểu cảm, tính tạo hình, tính nhạc, tính độc đáo riêng biệt ( của thơ ca và của các sáng tác nghệ thuật nói chung)
 Học sinh có thể liên hệ tới ý kiến khác bàn về đặc trưng thơ ca.( VD: Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi)
 2. Bình luận: (4 điểm)
- Đây là một ý kiến đúng đắn và có giá trị. Nó nói lên những yêu cầu khắt khe đối với việc sáng tác thơ .
- Để sáng tác được những sáng tác thơ hay ,nhà thơ không chỉ cần cảm xúc mãnh liệt, chân thành mà còn cần có tài năng trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu, nhịp điệu thật độc đáo để tạo được phong cách riêng của mình.
3. Chứng minh: 5 điểm.
 - Cảm xúc toàn bài thơ là nỗi nhớ về tình đồng đội, đồng chí của Quang Dũng. Đó là nỗi nhớ về những chuỗi ngày hành quân đầy gian khổ, đầy những thử thách của chiến trường. Đó là nỗi nhớ về tình quân dân, giữa con người và con người, con người và thiên nhiên. Đồng thời là sự ngợi ca về sự hi sinh đầy bi tráng của đồng đội, đồng chí.
- “Tây tiến” là một sáng tác có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. Bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mỹ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương; có cảm hứng mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ”. Đọc “Tây tiến”, người ta “như ngậm âm nhạc trong miệng” (lời nhà thơ Xuân Diệu). Mỗi một đoạn thơ với âm hưởng riêng, khi mạnh mẽ, khi uyển chuyển đã tái hiện thành công những khó khăn, gian khổ cũng như tinh thần sống lạc quan của bộ đội trong kháng chiến.
- Sức hút mãnh liệt của bài thơ là ở nghệ thuật kết hợp Đường thi với chất lóng lánh lãng mạn, tâm hồn phiêu du, nhưng vẫn bám vào chất dân tộc của Quang Dũng. Ngỡ ngàng nữa là tiếng khèn “man điệu”. Và hòa vào tiếng khèn ngất ngây ấy là điệu múa Lam vông quyến rũ của những cô gái Lào đã “xây hồn thơ” trong lòng các chàng lính trẻ. Chính cái lạ ấy làm đắm say tâm hồn những chàng trai Tây Tiến gốc Hà Nội hào hoa. Chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh cho tâm hồn những người lính Tây Tiến thăng hoa, mọi mỏi mệt như bị đẩy lùi, thêm vào đó là lòng yêu đời, yêu miền đất lạ
- Bài thơ đậm màu sắc hội họa. Cái thực của khí trời Tây Bắc, cái mộng của không khí bảng lảng sương khói hiện lên như một miền cổ tích. Có lẽ chất họa sĩ của Quang Dũng đã ăn vào thơ ở đoạn này. Nét bút phác thảo của Quang Dũng thật là tài hoa. Chỉ một vài nét chấm phá vậy mà cái hồn của cảnh vật và con người hiện lên thật sinh động đầy sức cuốn hút.
- Quang Dũng đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên , con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình.Chất nhạc, chất hoạ, chất mơ mộng hoà quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp.Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại, tinh tế, uyển chuyển. Đây là bài thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng.
Biểu điểm:
- Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
- Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 8- 9: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, hành văn ít mắc lỗi.
- Điểm 6- 7: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu nội dung, mắc một số lỗi về hành văn và cách diễn đạt, lỗi chính tả.
- Điểm 4- 5: Đáp ứng một số ý, nhiều lỗi diễn đạt và chính tả.
- Điểm dưới 3: Yếu về nhiều mặt./.

File đính kèm:

  • docDe chon doi tuyen HSG van lan 2 nam hoc 20122013.doc