Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2012 - 2013
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8,0 điểm). "Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.L.King) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên Câu 2 (12 điểm). Có ý kiến cho rằng :"Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học" Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam./. - - - HÕt - - - Họ và tên thí sinh:........................................................................... Số báo danh:.......................... SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 Híng dÉn vµ BiÓu ®iÓm chÊm ®Ò chÝnh thøc M«n: Ng÷ v¨n A. Yêu cầu chung: 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả. 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục. 3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm B. Yêu cầu cụ thể Câu 1: (8 điểm) 1. Giải thích: Đây là câu nói nổi tiếng của M.L.King- nhà hoạt động nhận quyền Mỹ gốc Phi, từng đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964. - Con người luôn phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống vì thế cũng phaỉ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc- xót xa là một trong những cảm xúc đó. Đó là cảm giác đau đớn, nhức nhối.. - Xót xa vì cái gì? + Hành động và lời nói của kẻ xấu- những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, gây tổn hại về kinh tế và đời sống tinh thần. + Xot xa vì sự im lặng của người tốt. Đó là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng. Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu. 2. Bình luận - Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị - Tại sao chúng ta lại thấy xót xa vì sự im lặng của những người tốt? Bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Chính sự im lặng của những người tốt làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp. - Tai sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin... - Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiên nay. Con người ngày càng trở nên vô cảm. 3. Bài học nhận thức và hành động - Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xunh quanh cuộc sống của mình.Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác. -Hãy ủng hộ việc làm của những người tốt, hảy chia sẻ với họ, bảo vệ họ để xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Biểu điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh. - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc. - Điểm 3- 4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu đề, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt Câu 2: (12 điểm) Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học, cảm thụ tác phẩm và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận. 1. Giải thích ý kiến (3 điểm) - VH nói một cách đơn giản là một hình thái ý thức xã hội, một loại hình nghệ thuật độc đáo, dùng ngôn từ để thể hiện chức năng phản ánh cuộc đời với những mối quan hệ phức tạp của nó. Từ đó thể hiện mong muốn tái tạo cuộc sống qua lăng kính của người nghệ sĩ (nhà văn) -Trong văn học, cái đẹp của hình thức, của nghệ thuật là yếu tố quan trọng nhưng điều quan trọng nhất để văn học ở lại trái tim độc giả chính là văn học phán ánh đời sống. + Đối tượng phản ánh của văn học là cuộc đời và con người. Văn học bằng sứ mênh diệu kỳ của mình đã tiếp xúc, thu nhặt những chất liệu từ cuộc sống để khám phá cuộc sống trên một tầm cao mới, để tìm đến những giá trị chân- thiện- mỹ của cuộc đời. + Và mục đích cuối cùng của văn chương cũng là vì cuộc đời. Nếu không vì cuộc đời vì tác phẩm văn chương đó chắc chắn sẽ không có giá trị thực sự. 2. Bàn bạc mở rộng (3 điểm) - Ý kiến trên là hoàn toàn đúng vì phục vụ cuộc đời, phục vụ con người là mục đích lớn nhất của văn học chân chính.Thể hiện ở: + Văn học bắt nguồn từ cuộc sống. Chính cuộc sống bao la,kì diệu đã mang tới chất liệu vô giá, phong phú và trở thành nơi xuất phát của văn học như nhận định khác của Chế Lan Viên "văn học là con đẻ của đời sống". + Nhân vật trung tâm của cuộc đời là con người. Và đối tượng chính của văn học là con người. Con người trong tổng hòa các mối quan hệ XH. + Điều cốt lõi của văn chương chính là lòng nhân ái: Văn học thắp sáng những ước mơ, VH thể hiện sự căm phẫn, xót xa, những bi kịch cuộc sống.... + VH thanh lọc tâm hồn con người: Giúp con người có thể cảm nhận sâu sắc cuộc đời, chắp thêm đôi cánh để chúng ta vững vàng hơn trước cuộc sống, nuôi lớn và làm phong phú tâm hồn...vì thế Vh mãi mãi phải gắn bó với cuộc đời ... - Mở rộng, nâng cao vấn đề: ý kiến này có ý nghĩa phương pháp luận, nó định hướng cho các văn nghệ sĩ khi sáng tác phải đi từ đời sống và trở về với đời sống. Đồng thời định hướng cho độc giả khi tiếp nhận và đánh giá giá trị đích thực của một tác phẩm VH. 3. Chứng minh qua "Hai đứa trẻ"(6 điểm- mỗi ý 1 điểm) - Là cây bút của chủ lực văn đoàn nhưng Thạch Lam lại đứng thành một dòng đặc biệt: TL hướng về những nhân vật bé nhỏ ở tầng lớp dưới của xã hội.Giọng văn cat TL nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, sâu lắng, nhiều dư vị. "HĐT" là truyện ngắn tiêu biểu cho khuynh hướng của TL- hướng về cuộc đời, hướng về cái thiện như nhận định - HĐT hấp dẫn người đọc bằng chất liệu thật của đời sống, chuyện về hai đứa trẻ nghèo chuyển về từ Hà Nội ở một phố huyện nghèo, liên quan đến chuyện đợi tàu, chuyện những đứa trẻ nhặt rác...không hề có những sự gay cấn, nó rất gần với cuộc đời. Đó là hiện thực của những người nghèo trước CMT8. - Bức tranh phố huyện nghèo lúc chiều tàn, đêm xuống- gợi cảm giác buồn thương, day dứt. Hiện lên trong tác phẩm là những mảnh đời nghèo khổ ở phố huyện nghèo, người này trông vào người kia để sống nhưng đôi lúc trở nên vô vọng. Họ sống quẩn quanh bế tắc...tất cả thấm đượm niềm cảm thương chân thành của nhà văn. - Hình ảnh ngọn đèn chị Tí trở đi trở lại trong tác phẩm là một sự ám ảnh. Nó có sức gợi về một kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối trong đêm đen mênh mông của cuộc đời. - Qua tâm trạng đợi tàu của chị em Liên, tác phẩm thể hiện niềm xót thương vô hạn với những kiếp người nhỏ bé, vô danh. Cuộc sống, ước mơ của họ mãi mãi bị chôn vùi nơi phố huyện buồn chán. Đồng thời cũng là sự lay thức, là khát vọng được thay đổi, là sự kêu cứu... - Đặc sắc nghệ thuật: chuyện không có cốt truyện, giọng điệu, ngôn ngữ...văn Thạch Lam là thứ hương hoàng lan thanh tao được chương cất từ những nỗi đời. Tóm lại, HĐT là sự minh chứng rõ ràng cho nhận định trên. Biểu điểm: - Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh. - Điểm 9- 10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc. - Điểm 8- 9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi. - Điểm 6- 7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 4- 5: Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt. - Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt. - - - Hết - - -
File đính kèm:
- De chon doi tuyen HSG van nam hoc 20122013.doc