Kỳ thi chọn đội tuyển năm học 2009 - 2010 môn: sinh học 12

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn đội tuyển năm học 2009 - 2010 môn: sinh học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN NĂM HỌC 2009 - 2010 
 ĐẮK LẮK 
 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 12 - THPT 
 (Đề thi gồm 2 trang) (180 phút, không kể thời gian giao đề ) 

Phần Vi sinh học (2,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
Phương tiện vạn năng đối với sự trao đổi năng lượng ở các tế bào sống là gì? Có ba cơ chế chủ yếu để tạo thành hợp chất này. Chúng giống nhau và khác nhau ở điểm nào? 
Câu 2: (1,0 điểm)
a/ Bằng thí nghiệm nào người ta biết được màng tế bào có cấu trúc khảm - lỏng?
b/ Phân biệt các thuật ngữ: quang tự dưỡng vô cơ và tạp dưỡng? 

Phần Tế bào học (2,0 điểm)
Câu 3: (1,0 điểm)
Động vật vô khuẩn là những động vật được giữ trong môi trường vô khuẩn từ lúc mới được sinh ra bằng cách đặt chúng vào những phòng cách ly đặc biệt. Một môi trường vô khuẩn sẽ có những ưu điểm và nhược điểm gì đối với các động vật này?
Câu 4: (1,0 điểm)
Tại sao ARN đã được tinh khiết từ các virut ARN sợi đơn dương lại thường có khả năng lây nhiễm?

 	Phần Sinh lý học thực vật (3,0 điểm)
Câu 5: (1,0 điểm)
 Thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ. Nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh mêtilen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2.
 	Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích. 	
Câu 6: (1,0 điểm)
Hãy cho biết: nguồn gốc nguyên liệu của hô hấp sáng (axit glicôlic), điều kiện xảy ra hô hấp sáng. Từ đó có nhận xét gì về hô hấp sáng?
Câu 7: (1,0 điểm) 
Nhóm chất kích thích sinh trưởng của hoocmôn thực vật có tác động đối với cảm ứng ở thực vật như thế nào?
Phần Sinh lý học động vật (3,0 điểm)
Câu 8: (1,0 điểm)
Quá trình tiêu hóa gluxit ở động vật ăn tạp diễn ra như thế nào?
Câu 9: (1,0 điểm)
Sau khi hủy tủy và mổ lộ tim ếch rồi dùng bông tẩm dung dịch muối sinh lý nhỏ cho tim, tim vẫn còn hoạt động. Giải thích. 
Câu 10: (1,0 điểm)
Giữa tuyến tụy và tuyến trên thận có mối quan hệ như thế nào trong việc bảo đảm chức năng sinh lý của cơ thể? 
	Phần Di truyền học (5,0 điểm)
Câu 11: (1,0 điểm)
Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp thuần chủng cùng loài được F1 toàn cây thân cao. Cho cây F1 giao phấn với cây thân thấp ở P, thu được thế hệ sau có tỷ lệ: 3 cây thân thấp : 1 cây thân cao .
a/ Xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng chiều cao cây? Giải thích.
b/ Nếu cho cây F1 giao phấn với nhau thì tỷ lệ các cây thân thấp thuần chủng ở F2 là bao nhiêu? 
Câu 12: (1,0 điểm)
Nếu trong quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở giao tử với tần số như nhau, thì thể đột biến được phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích. 
Câu 13: (1,0 điểm)
Một quần thể ban đầu gồm 100% cá thể có kiểu gen Dd (trong đó alen D qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d qui định hoa trắng). Nếu cho tự thụ phấn liên tục thì tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ thứ tư sẽ như thế nào? Người ta ứng dụng phương pháp này trong chọn giống để làm gì?
Câu 14: (1,0 điểm)
 Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực có những điểm gì khác điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ?
Câu 15: (1,0 điểm)
Trước đây người ta hay chuyển gen của người vào tế bào vi khuẩn để sản sinh ra những protein nhất định của người với số lượng lớn. Tuy nhiên, các nhà sinh học phân tử hiện nay lại ưa dùng tế bào nấm men làm tế bào để chuyển gen của người vào hơn là dùng tế bào vi khuẩn. Giải thích tại sao?
 
Phần Tiến hóa (2,0 điểm) 
Câu 16: (1,0 điểm)
Sự tiến hóa ở các vi khuẩn lam với sự quang hợp sinh oxi có tầm quan trọng cơ bản đưa các dạng sống lên các nơi sống trên cạn. Hãy giải thích? 
Câu 17: (1,0 điểm)
Thuyết tiến hóa hiện đại đã giải thích sự song song tồn tại của những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao như thế nào?

Phần Sinh thái học (3,0 điểm)
Câu 18: (1,0 điểm)
 Trong hệ sinh thái, các vi sinh vật có vai trò như thế nào? nêu ví dụ.
Câu 19: (1,0 điểm)
So sánh diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Trong quá trình diễn thế sinh thái xảy ra, những loài sinh vật nào có vai trò quan trọng nhất?
Câu 20: (1,0 điểm) 
Trong hệ sinh thái, tại sao sinh khối của các bậc dinh dưỡng sau nhỏ hơn sinh khối của các bậc dinh dưỡng trước? Những hệ sinh thái tự nhiên nào có sức sản xuất cao nhất?
 	 ----------HẾT---------- 
Họ và tên thí sinh: ........................................................................... Số báo danh: ..........................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN TỈNH NĂM HỌC 2009 - 2010
 ĐAK LAK 
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 12 - THPT 
 
 
Phần Vi sinh học (2,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Phương tiên vạn năng để trao đổi năng lượng là ATP 	0,25 điểm
- Nói chung ATP được hình thành nhờ hô hấp, quang photphoryl hóa hoặc photphoryl hóa ở mức độ cơ chất. 	0,25 điểm
- Một động lực nhờ proton bao gồm ATPaza sẽ tham gia vào hô hấp và quang photphoryl hóa. 	0,25 điểm
- Photphoryl hóa ở mức độ cơ chất xảy ra nhờ sự chuyển gốc photphat hoạt động vào ADP. Trong mọi trường hợp sản phẩm cuối cùng đều là ATP. 	0,25 điểm	 
Câu 2: (1,0 điểm)
a/ Lai tế bào chuột với tế bào người. Tế bào chuột có các protein trên màng đặc trưng có thể phân biệt với các protein trên màng tế bào người. Sau khi tạo ra tế bào lai người ta thấy các phân tử protein của tế bào chuột và tế bào người nằm xen kẽ nhau. 	0,5 điểm
b/ Phân biệt:
- Quang tự dưỡng vô cơ là một cơ thể nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời, sử dụng CO2 làm nguồn cacbon duy nhất và cố định CO2. 	0,25 điểm
- Tạp dưỡng là cơ thể có khả năng oxi hóa các hợp chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và sử dụng CO2 hoặc chất hữu cơ làm nguồn cacbon 	0,25 điểm


Phần Tế bào học (2,0 điểm)
Câu 3: (1,0 điểm)
- Ưu điểm: chúng sẽ không bị tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và do vậy sẽ không bị mắc các bệnh nhiễm trùng. 	0,25 điểm
 -Nhược điểm: 
 + Chúng phải tồn tại trong môi trường kín không có những mối quan hệ trực tiếp với các động thực vật và thậm chí với chính bố mẹ chúng. 	0,25 điểm
 + Những động vật này cần có một khẩu phần ăn đặc biệt vì ở đó thiếu hẳn khu hệ vi sinh vật bình thường của ruột giúp phân hủy thức ăn thô và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như các amino axit và vitamin. 	0,5 điểm
Câu 4: (1,0 điểm)
- Các virut ARN sợi dương chứa một genom là một ARN tt. 	0,25 điểm
- ARN được dịch mã sau khi xâm nhập vào tế bào. 	0,25 điểm
- Sự dịch mã tạo nên các protein cần thiết cho sự nhân lên của virut. 	0,25 điểm
- Đối với các virut ARN sợi âm, sự xâm nhập phải bao gồm một replicaza do virion mang theo. 	0,25 điểm
 
 	Phần Sinh lý học thực vật (3,0 điểm)
Câu 5: (1,0 điểm) 
 	Hiện tượng xảy ra: dung dịch từ không màu dần dần chuyển sang màu xanh. 	(0,25 đ)
 	Giải thích: Do cơ chế hấp thụ thụ động. 	(0,25 đ)
-Xanh mêtilen được hấp thụ vào TB lông hút nhưng chỉ nằm lại ở lớp biểu bì của rễ do tính thấm chọn lọc vì xanh mêtilen là chất độc. 	(0,25 đ)
- Khi nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2: Các ion Ca và Cl khếch tán từ ngoài vào trong, ngược lại xanh mêtilen từ TB biểu bì của rễ khuếch tán ra ngoài nên dung dịch từ không màu dần dần chuyển sang màu xanh. 	(0,25 đ)

Câu 6: (1,0 điểm) 
Nguồn gốc nguyên liệu của hô hấp sáng (axit glicôlic – C3) là Ribulôzơ-diphôtphat (RiDP - C5), đó là chất nhận ban đầu của giai đoạn tái sinh thuộc pha tối trong quá trình quang hợp. (0,25 đ)
Ribulôzơ-diphôtphat (RiDP - C5) qua giai đoạn cố định CO2 để tạo ra APG, qua giai đoạn khử tạo thành AlPG (C3) là chất khởi đầu để tổng hợp C6H12O6. 	(0,25 đ)
Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, bắt đầu tại lục lạp của thực vật C3, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy lại nhiều. 	(0,25 đ)
Như vậy: hô hấp sáng không tạo ra năng lượng ATP, nhưng lại tiêu tốn nhiều sản phẩm quang hợp. 	(0,25 đ)

Câu 7: (1,0 điểm) 
Nhóm chất kích thích sinh trưởng của hoocmôn thực vật có tác động đối với cảm ứng ở thực vật ở tính hướng động và ứng động sinh trưởng. 	(0,25 đ)
- Ở hướng động, auxin có tác động đến hoạt động hướng đất và hướng sáng. 	(0,25 đ)
- Ở ứng động sinh trưởng, auxin và gibêrelin có tác động đến vận động quấn vòng; vận động nở hoa; vận động ngủ, thức. 	(0,25 đ)
 	Cơ chế : auxin và gibêrelin có tác động đến sự phân chia, lớn lên và kéo dài của các TB ở các bộ phận tương ứng trong cơ thể thực vật. 	(0,25 đ)
Phần Sinh lý học động vật (3,0 điểm)
Câu 8: (1,0 điểm)
Ở ĐV ăn tạp sự tiêu hóa gluxit được thực hiện từ miệng đến ruột non, chủ yếu là sự biến đổi về mặt hóa học, dưới tác dụng của các men tiêu hóa, các gluxit phức tạp thành mônôsaccarit để có thể hấp thụ vào máu và bạch huyết. Xenlulôzơ hầu như không được tiêu hóa. 	(0,25 đ)
- Ở miệng: tinh bột có trong thức ăn biến đổi thành mantôzơ do tác dụng của men amylaz nước bọt. Ở dạ dày gluxit không được tiêu hóa. 	(0,25 đ)
- Ở ruột non: các pôlysaccarit có trong thức ăn biến đổi thành disaccarit (mantôzơ, lactôzơ, ...) rồi biến đổi tiếp thành mônôsaccarit (glucôzơ, galactôzơ,..,) do tác dụng của men amylaz, mântz, Lactaz,... có trong dịch ruột, dịch tụy. 	(0,5 đ)
Câu 9: (1,0 điểm)
Sau khi hủy tủy và mổ lộ tim ếch rồi dùng bông tẩm dung dịch sinh lý nhỏ cho tim, tim vẫn còn hoạt động nhờ cơ tim có khả năng hoạt động tự động. 	(0,25 đ)
Hoạt động của tim có tính tự động là do trong tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp, xung thần kinh được truyền tới hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puôckin phân bố trong thành cơ giữa hai tâm thất. (0,75 đ)

Câu 10: (1,0 điểm)
Trong các chức năng sinh lý của cơ thể, việc điều chỉnh nồng độ thành phần các chất có trong huyết tương rất quan trọng, trong đó có nồng độ glucôzơ trong huyết tương. 	(0,25 đ)
Tham gia vào quá trình điều hòa glucôzơ trong huyết tương có các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra. 	(0,25 đ)
 - Các hoocmôn tiết ra từ tuyến tụy là insulin và glucagôn. 	(0,25 đ)
- Các hoocmôn tiết ra từ tuyến trên thận là cortizôl và ađrênalin. 	(0,25 đ)

	Phần Di truyền học (5,0 điểm)
Câu 11: (1,0 điểm)
a/ xác định quy luật di truyền: chiều cao cây bị chi phối bỡi quy luật tương tác gen. 
	0,25 điểm
Giải thích:
+ Vì P thuần chủng → F1 dị hợp; F1 x P → F2 thu được 4 kiểu tổ hợp (tỷ lệ 1cây cao: 3 cây thấp) → F1 phát sinh 4 loại giao tử → F1 dị hợp 2 cặp gen → có hiện 
tượng tương tác gen. 	0,25 điểm
+ F1 dị hợp 2 cặp gen, cây cao là do tương tác bổ trợ của 2 gen trội không alen.
 Quy ước: A – B- cây cao; A- bb, aaB -, aabb: cây thấp. 	0,25 điểm
b/ Tỷ lệ cây thấp thuần chủng ở F2:
	(1/4Ab. 1/4Ab) + (1/aB. 1/4aB) + (1/ab. 1/4ab) = 1AAbb +1aaBB + 1 aabb = 3/16. 	0,25 điểm
Câu 12: (1,0 điểm)
- Trong quần thể cây giao phấn, gen lặn tồn tại ở thể dị hợp tử và phải trải qua nhiều thế hệ tần số của nó mới được tăng dần lên. Khi đó, gen đột biến lặn sẽ có nhiều cơ hội tổ hợp thành đồng hợp tử. Vì thế thể đột biến xuất hiện muộn. 	0,5 điểm
- Trong quần thể cây tự thụ phấn, gen đột biến lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử và khi cây dị hợp tử tự thụ phấn sẽ cho ra ngay thể đột biến. Như vậy, thể đột biến được phát hiện sớm hơn so với trường hợp ở cây giao phấn. 	 	0,5 điểm 
Câu 13: (1,0 điểm)
Tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ thứ tư:
+ Tỷ lệ kiểu gen: 15/32 DD: 1/16 Dd: 15/32 dd. 	0,25 điểm
+ Tỷ lệ kiểu hình: 17/32 hoa đỏ: 15/32 hoa trắng. 	0,25 điểm
Ứng dụng:
+ Tạo dòng thuần để cũng cố một đặc tính mong muốn nào đó hoặc loại bỏ những gen xấu bất lợi ra khỏi quần thể. 	0,25 điểm
+ Tự thụ phấn bắt buộc là bước trung gian để tạo dòng thuần, chuẩn bị cho lai khác dòng để tạo ưu thế lai. 	0,25 điểm
Câu 14: (1,0 điểm)
Cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ theo hai trạng thái ức chế và hoạt động (cảm ứng). 	0,25 điểm
Ở sinh vật nhân thực cơ chế điều hòa phức tạp đa dạng thể hiện ở mọi giai đoạn từ trước phiên mã đến sau dịch mã. 	0,25 điểm
Thành phần tham gia đa dạng gồm: Gen gây tăng cường, gen bất hoạt, các gen cấu trúc, vùng khởi động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác. 	0,25 điểm
- Có nhiều mức điều hòa như: NST tháo xoắn, điều hòa phiên mã và biến đỗi sau phiên mã, điều hòa dịch mã và sau dịch mã. 	0,25 điểm

Câu 15: (1,0 điểm)
Vì tế bào nấm men là tế bào nhân chuẩn nên có enzym để loại bỏ intron khỏi ARN trong quá trình tinh chế để tạo mARN còn tế bào nhân sơ, như vi khuẩn do chúng không có gen phân mảnh nên không có enzym cắt intron. 	1,0 điểm
 
Phần Tiến hóa (2,0 điểm) 
Câu 16: (1,0 điểm)
Quang hợp sinh oxi xuất hiện khoảng 2,5 tỉ năm trước đây và oxi được sinh ra đã phản ứng với ánh sáng tử ngoại từ mặt trời để sinh ra ozon. 	0,25 điểm
Ozon sẽ tạo thành một lớp bao quanh trái đất ngăn cản hầu hết các tia tử ngoại từ mặt trời vốn gây hại đối với axit nucleic của tế bào. 	0,5 điểm
Liều lượng tia tử ngoại thấp đã cho phép sinh vật rời môi trường nước và định cư tại các vùng trên cạn	0,25 điểm 
Câu 17: (1,0 điểm)
Nhịp điệu tiến hóa không đều giữa các nhóm 	0,25 điểm
Tổ chức cơ thể có thể giữ nguyên trình độ nguyên thủy hoặc đơn giản hóa, nếu thích nghi với hoàn cảnh sống thì tồn tại và phát triển. 	0,25 điểm
Áp lực của chọn lọc tự nhiên có thể thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể trong từng thời kỳ đối với từng nhánh phát sinh trong cây tiến hóa. 	0,25 điểm
Tần số phát sinh đột biến có thể khác nhau tùy từng gen, từng kiểu gen. 	0,25 điểm
Phần Sinh thái học (3,0 điểm)
Câu 18: (1,0 điểm)
Trong hệ sinh thái, các vi sinh vật có vai trò trong các chuỗi thức ăn và chu trình vật chất:
- Sinh vật sản xuất trong lưới thức ăn. 	(0,25 đ)
Ví dụ: vi khuẩn lam, tảo đơn bào. 	(0,25 đ)
- Sinh vật phân giải trong lưới thức ăn . 	(0,25 đ)
Ví dụ: các VSV lên men, hoại sinh, nấm. 	(0,25 đ)
Câu 19: (1,0 điểm)
- Giống nhau: Đều là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian và kết thúc bằng quần xã đỉnh cực. 	(0,25 đ)
- Khác nhau:
 Diễn thế nguyên sinh: Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. 	(0,25 đ)
 Diễn thế thứ sinh: Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật đã từng sốn và đã bị hủy diệt. 	(0,25 đ)
- Trong quá trình diễn thế sinh thái xảy ra, các loài thực vật (cây xanh) đóng vai trò quan trọng nhất; vì đó là SV sản xuất, cung cấp thức ăn đồng thời là môi trường sống cho các loài khác .(0,25 đ)
Câu 20: (1,0 điểm) 
Trong hệ sinh thái, sinh khối của các bậc dinh dưỡng sau nhỏ hơn sinh khối của các bậc dinh dưỡng trước:
 - Quá trình bài tiết và hô hấp, tạo nhiệt ở cơ thể sống.	(0,25 đ)
 - Một số bộ phận bị rơi rụng hoặc không được sủ dụng làm thức ăn.	(0,25 đ)
Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất:
 - Hệ sinh thái ở cạn: rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.	(0,25 đ)
 - Hệ sinh thái ở nước: các hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô.	(0,25 đ)
	 ----------HẾT----------

File đính kèm:

  • docSinh 12_V2.doc