Kỳ thi chọn giáo viên dạy giỏi thị xã năm học 2011-2012 đề thi môn: ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn giáo viên dạy giỏi thị xã năm học 2011-2012 đề thi môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục và Đào tạo THỊ XÃ THÁI HềA
Kỳ thi chọn giáo viên dạy giỏi THỊ XÃ NĂM HỌC 2011-2012
Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian : 120 phút (không kể phát đề)

Câu 1 (4 điểm).
Một trong những mục tiêu của môn Ngữ văn ở Trung học cơ sở là “hình thành và phát triển các năng lực ngữ văn”. Anh (chị) cho biết đó là những năng lực ngữ văn gì ?
Câu 2 (4 điểm).
Anh (chị) hãy trình bày những nét chính về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở .
Câu 3 (12 điểm).
Anh (chị) hãy:
Cho biết những yếu tố tạo nhạc điệu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” 
của Thanh Hải (sách Ngữ văn lớp 9, tập 2) và hiệu quả nghệ thuật của nó.
Nêu vắn tắt cách hướng dẫn học sinh cảm nhận nhạc điệu bài thơ trên. 

Mùa xuân nho nhỏ

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tờt cả như xôn xao...

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân- ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

 11-1980
 Thanh Hải 










Kỳ thi chọn giáo viên dạy giỏi THỊ XÃ NĂM HỌC 2011-2012
Đáp án và biểu điểm môn Ngữ văn.

Câu 1 (4 điểm).
* Đáp án.
 Yêu cầu chỉ ra các năng lực ngữ văn sau:
Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở 4 kỹ năng cơ bản: đọc, nghe, nói 
và viết.
Năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
Năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng.
* Biểu điểm:
- Điểm 3-4: Nờu đỳng hầu hết cỏc nội dung.
- Điểm 1 -2: Nờu được ẵ cỏc nội dung nhưng chưa thật cụ thể.
Câu 2 (4 điểm).
* Đáp án.
Để thực hiện tư tưởng dạy học tập trung vào người học, phát huy tính tích 
cực, chủ động của học sinh trong học tập, chương trình Trung học cơ sở coi trọng phương pháp tổ chức hoạt động học tập cho phù hợp với đặc trưng bộ môn, với độ tuổi của học sinh. ở Trung học cơ sở các biện pháp dạy học tích cực được vận dụng là thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, thảo luận, giải quyết vấn đề.
Coi trọng cả ba hình thức tổ chức học tập: học theo lớp, học theo nhóm, 
học cá nhân. Hình thức học theo nhóm tạo điều kiện cho học sinh hợp tác, học hỏi nhau trong quá trình tìm hiểu, vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng.
Khi sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cần tránh khuynh 
hướng tuyệt đối hoá một vài phương pháp hoặc một số hình thức tổ chức dạy học. Cần vận dụng linh hoạt một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong mỗi bài học để khơi dậy được niềm hứng thú học tập của học sinh.
Việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn đi đôi với đổi mới phương 
tiện, thiết bị dạy học.
* Biểu điểm:
- Điểm 3 -4: Đỳng hầu hết cỏc nội dung trờn.
- Điểm 2: Đạt được khoảng 2/3 nội dung nhưng phõn tớch chưa sõu.
- Điểm 1: Bài viết yếu.
Câu 3 (12 điểm).
* Đáp án.
- Những yếu tố tạo nhạc điệu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”và hiệu quả nghệ thuật.
+ Thể thơ ngũ ngôn tạo nhạc điệu. Câu thơ 5 tiếng đều đặn, những cặp câu đối xứng tạo âm điệu nhịp nhàng. Những khổ thơ ngắn liên hoàn như những khúc ca dào dạt. 
+ Phối thanh bằng trắc tương phản và hài hoà tạo ra âm hưởng nền cho bài thơ: âm điệu êm ả du dương của thanh bằng với âm điệu bay bỗng trong trẻo của thanh trắc. Vần điệu kết thúc các khổ thơ hầu hết ở thanh trắc cao nâng âm hưởng thơ bay bổng.
+Yếu tố trùng lặp tạo nhạc: từ láy, điệp ngữ, điệp kiểu câu tạo ra âm điệu uyển chuyển da diết hồi hoàn.
+ Các yếu tố nhạc điệu diễn đạt thấm thía âm điệu tâm hồn, tình yêu thiên nhiên đất nước, niềm lạc quan và khỏt vọng chỏy bỏng của nhà thơ trước cuộc đời. 
* Biểu điểm:
- Điểm 7 -8: Đúng hầu hết các nội dung, bài viết cú bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
- Điểm 4- 6: Đạt được khoảng 2/3 số ý, phõn tớch tương đối chặt chẽ.
- Điểm 1 -3: Bài viết sơ sài, thiếu nhiều ý. 
- Hướng dẫn học sinh cảm nhận nhạc điệu bài thơ.
* Đáp án.
+Phát hiện cấu tạo yếu tố nhạc điệu : sử dụng, tổ chức ngôn từ, lựa chọn thể thơ.
+ Gọi tên nhạc điệu.
+ ý nghĩa biểu đạt của yếu tố nhạc điệu : diễn đạt tâm hồn và cuộc sống, tạo ra vẻ đẹp ngôn từ, biểu hiện tài năng nghệ thuât.
* Biểu điểm:
- Điểm 3 -4 : Nờu được nội dung, chỉ ra khỏ đầy đủ cỏch thức để dẫn dắt học sinh tỡm hiểu, phỏt hiện cỏc yếu tố nhạc điệu.
- Điểm 1-2 : Giỏo viờn cú hiểu vấn đề, trỡnh bày được một vài chi tiết thể hiện cỏc hoạt động giỳp học sinh cảm nhận yếu tố đú nhưng trỡnh bày cũn chung chung chưa thật cụ thể.
Lưu ý chung: + Không yêu cầu bài làm của thí sinh phải nói đúng ngôn từ, cách diễn đạt của đáp án. Nếu bài làm đúng nội dung, diễn đạt rõ ý thì vẫn cho điểm tối đa .
+ Giỏm khảo cú thể linh hoạt cho cỏc mức điểm tựy theo bài làm của thớ sinh.


File đính kèm:

  • docDe thi GV gioi huyen 20132014 Van.doc