Kỳ thi chọn giáo viên dạy giỏi trường năm học 2012 – 2013

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn giáo viên dạy giỏi trường năm học 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2
KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRƯỜNG
NĂM HỌC 2012 – 2013
Đề chính thức

 Đề thi lý thuyết
 Môn: Ngữ Văn
(Đề gồm có 01 trang)
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
	

Câu 1: ( 6 điểm)
Quan niệm của anh (chị) về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua môn Ngữ văn?
Câu 2: ( 6 điểm)
Anh (chị) hãy nêu những nguyên tắc đặc thù của phương pháp dạy học tiếng Việt?
Câu 3: (8 điểm)
" Văn học sử một dân tộc, nếu ví như một phòng triển lãm hội họa (…) thì một nhà văn có vị trí thật sự trong lịch sử văn học phải là tác giả của những bức tranh mà, nếu vì lí do nào đấy, phải tháo cất đi, thì phòng triển lãm cứ đành bỏ trống một mảng tường lớn, không lấy gì điền vào, thay vào cho tương xứng được."
        (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – Nâng cao, tập một, tr 58, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010) 
   Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ điều anh chị hiểu qua sáng tác của một tác giả văn xuôi.    


 Đây là một đề thi học sinh giỏi. Anh (chị) hãy làm hướng dẫn chấm cho đề bài trên?

 



 ………….. Hết ………….




















SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2
Đáp án chính thức



(Đáp án có 04 trang)
 
KỲ THI CHỌN GV DẠY GIỎI TRƯỜNG
NĂM HỌC 2012 – 2013
Đáp án môn: NGỮ VĂN


A. Yêu cầu chung: 
- Có kiến thức văn học đúng đắn, vững chắc, sâu rộng.
- Nắm vững và thực hiện được những yêu cầu đổi mới của môn Ngữ văn, đặc biệt là đổi mới phương pháp. 
- Kỹ năng làm văn tốt: diễn đạt trong sáng, tổ chức văn bản chặt chẽ, lôgic…
- Điểm toàn bài: 20 điểm, chiết đến 0,5 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những thang điểm cơ bản, định tính chứ không định lượng, trên cơ sở đó, giảm khảo có thể thống nhất để định những mức điểm cụ thể hơn. Tuyệt đối, giám khảo không đếm ý cho điểm, phải có cái nhìn tổng thể (từng câu và toàn bài).
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1: (6 điểm)
1.Giới thuyết : Kỹ năng sống là gì? (1 điểm)
- KNS là “Khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày . KNS tập hợp các kỹ năng được rèn luyện hoặc kinh nghiệm thực tế được sử dụng để xử lý những vấn đề trong cuộc sống.
- KNS gồm 2 phần là kỹ năng tư duy và  kỹ năng ứng xử như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định và giải quyết vấn đề, ứng phó với các tình huống, biết cảm thông, giao tiếp ứng xử hiệu quả, thuyết trình, thương thuyết…
2. Tại sao môn Ngữ văn có khả năng GD kĩ năng sống (2.0 điểm)
- Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp HS có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người.'
- Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp HS có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người.
- Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách.
- Lấy VD minh họa
3. Môn Ngữ văn có thể giáo dục những kĩ năng gì? (2.5 điểm)
- Trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn học và tiếng Việt, bao gồm: Kiến thức về những tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam và một số tác phẩm, đoạn trích của văn học nước ngoài; những hiểu biết về lịch sử văn học, kiến thức về lí luận văn học cần thiết; những kiến thức khái quát về lịch sử tiếng Việt, các phong cách ngôn ngữ, những kiến thức về kiểu văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận...
- Hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết; năng lực tiếp nhận văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng.
- Bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.
- Lấy ví dụ minh họa
4. Đánh giá chung (0,5 điểm)
CÂU 2: (6 điểm)
1Giới thiệu qua phân môn tiếng Việt (0,5 điểm)
- Nằm trong tổng thể chương trình phân môn Ngữ Văn. 
2.Nêu những nguyên tắc có tính chất đặc thù của phương pháp dạy học tiếng Việt (5 điểm)
Nguyên tắc dạy học tiếng Việt là những quan điểm cơ bản được coi là tiền đề để xác định nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động dạy- học tiếng trong nhà trường.
* Nguyên tắc thư nhất: rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy. Ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là sản phẩm của tư duy và tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Để hai quá trình được thực hiện một cách có ý thức, có kế hoạch, có tính toán, nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với tư duy được cụ thể hoá thành các yêu cầu sau đây.
- Dạy học tiếng phải gắn liền với rèn luyện các thao tác tư duy.
- Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất tư duy.
- Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng tư duy hình tượng và tư duy logique.
- Dạy học tiếng phải làm cho học sinh thông hiểu ý nghĩa các đơn vị ngôn ngữ gắn chúng với nội dung hiện thực mà chúng phản ánh, đồng thời phải thấy được giá trị của chúng trong hệ thống tiếng Việt.
- Phải chuẩn bị tốt nội dung các đề tài cho các bài tập luyện nói, liên kết gần gũi với đời sống của các em.
* Nguyên tắc thứ hai: là hướng hoạt động vào giao tiếp. Mọi qui luật, cấu trúc và mọi qui tắc hoạt động của hệ thống ngôn ngữ, hệ thống tiếng Việt chỉ được thể hiện trong lời nói sinh động và rút ra từ lời nói sinh động. Muốn hình thành kỹ năng, kỹ xảo ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh thì trước hết phải tạo được môi trường giao tiếp cho học sinh tham gia và lĩnh hội, sáng tạo lời nói. 
Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp chi phối toàn bộ qui trình tổ chức day- học tiếng Việt từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa đến các khâu xây dựng bài học của giáo viên.
Nguyên tắc hướng hoạt động vào giao tiếp được cụ thể hoá trong các phương diện sau:
 - Việc dạy học ngôn ngữ tiếng Việt không mục đích cung cấp tri thức “ hàn lâm” về ngôn ngữ mà nhằm mục đích rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ( chẳng hạn rèn luyện kỹ năng nghe- nói- đọc – viết  
 - Nội dung các ngữ liệu phải đảm bảo tính sinh động, tính thực tế của giá trị, câu hỏi tìm hiểu các bài tập thực hành phải gợi mở được thao tác thực hiện, gắn liền với các kỹ năng lĩnh hội, sản sinh lời nói cần rèn luyện.
- Về phương và thủ pháp dạy- học, phải đặt các đơn vị ngôn ngữ đưa ra giảng dạy học tập trong hệ thống hành chức của nó( ví dụ: đặt từ trong câu, đặt câu trong đoạn, đoạn trong văn bản, xác định các nguyên tố chi phối, giải thích rõ tại sao như vậy?) 
- Hết sức hạn chế diễn giảng, thuyết minh giải thích. Cần coi phát vấn đàm thoại và thực hành vận dụng là hình thức chủ đạo trong dạy- học tiếng.
* Nguyên tắc thứ ba: là chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh. Nguyên tắc này được thể hiện bằng những yêu cầu sau:
- Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học bằng các hoạt động tìm ngữ liệu, quan sát phân tích, khái quát tổng hợp rút ra kinh nghiệm và qui tắc.
 - Nắm vững kỹ năng trình độ, vốn kinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh để điều chỉnh nội dung, phương pháp thích hợp.
- Hệ thống hoá vốn kinh nghiệm tiếng Việt của từng đối tượng học sinh để có thể phát huy những kinh nghiệm tích cực, đồng thời hạn chế và loại bỏ dần những kinh nghiệm tiêu cực qua những uốn nắn kịp thời.
* Nguyên tắc thứ tư : là so sánh và hướng tới hai dạng nói và viết. 
- Đảm bảo nguyên tắc này trước hết phải làm cho học sinh thấy được và ý thức về những sự khác nhau cơ bản giữa dạng nói và dạng viết, không nên  “Nói như viết và viết như nói". -- - - Đặc biệt chú ý tới tính tích hợp với phân môn làm văn và Ngữ văn
* Nguyên tắc thứ năm : là đảm bảo mối quan hệ hữu cơ giữa dạy học tri thức và rèn luyện kỹ năng. Các tri thức và kỹ năng trong tổ chức dạy học thể hiện một cách rõ nhất qua các đề mục trong chương trình và sách giáo khoa. Vì vậy bất cứ lớp nào, việc tổ chức dạy học cũng cần đảm bảo được tính thống nhất hữu cơ của việc dạy học tri thức và rèn luyện các kỹ năng thuộc đề mục đã được trình bày để nghe, đọc, nói, viết. 
   3. Đánh giá (0.5 điểm)
   Trên đây là năm nguyên tắc đặc thù dạy học tếng Việt. Trong thực tế, khi dạy GV phải xác lập từng thao tác, xác lập kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ cho học sinh. 
Câu 3 (8 điểm)
A. YÊU CẦU CHUNG: (2 điểm)
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ (6 điểm)
(Lưu ý đây là đáp án cho đề thi học sinh giỏi với tổng điểm là 20) 

    
 1 Giải thích: 8 điểm
- Cách nói hình ảnh đã khẳng định vị trí không thể thay thế của một nhà văn có đóng góp quan trọng trong lịch sử văn học của một dân tộc. 
    
- Nhà văn có  vị trí thực sự trong lịch sử văn học dân tộc phải là nhà văn có phong cách độc đáo; tác phẩm có những đóng góp đặc sắc về  nội dung và nghệ thuật. 
- Những đóng góp độc đáo, đặc sắc làm cho diện mạo văn học thêm đa dạng, phong phú, mới mẻ, sâu sắc; khẳng định vị trí không thể thay thế được của nhà văn trong lịch sử văn học dân tộc. 
    
Chứng minh: vấn đề qua tác phẩm văn xuôi của một nhà văn. Có thể là của Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu, Nam Cao, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng.. (8 điểm)
Ở các vấn đề:
Vị trí của nhà văn
Những sáng tạo về nội dung và nghệ thuật để từ đó tạo ra phong cách nghệ thuật độc đáo
Thể hiện ở các tác phẩm cụ thể như thế nào
3. Bình luận : (4 điểm)
Đóng góp thực sự của nhà văn đó
Ý nghĩa: với nhà văn khi sáng tác phải cố gắng để khẳng định vị trí riêng của mình- một vị trí không thể thay thế.
Với bạn đọc: Phải có trí tuệ, tâm hồn để cảm nhận và phát hiện, khẳng định giá trị thực sự của các tác phẩm, các nhà văn.
    

Biểu điểm:
- Điểm 18-20: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
- Điểm 16-18: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 12-14: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi.
- Điểm 10-12: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 8-10 Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt.
- Điểm dưới 8: Còn non kém về nhiều mặt.

File đính kèm:

  • docDe thi giao vien gioi truong nam 20122013.doc