Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2013-2014

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5257 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9	 NĂM HỌC 2013-2014

 Môn thi: NGỮ VĂN 
Đề số 04
 Thời gian: 150 phút
 (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang, gồm 2 câu)
Câu 1 (8,0 điểm) 
 Để góp phần bảo vệ vững chắc biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, trong thời gian qua, cả nước đã phát động nhiều phong trào, chương trình gây quỹ ủng hộ quân dân biển đảo như phong trào “Vì biển đảo thân yêu”, “Vì Trường Sa thân yêu – Vì tuyến đầu Tổ quốc” và chương trình “Góp đá xây Trường Sa”... 
Suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 2 (12 điểm)
" Văn học trung đại nước ta sau những vấn đề đấu tranh xã hội, còn thường đề cập đến vấn đề đạo đức gia đình, đặc biệt là luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo đối với cha mẹ.”
	Qua một số tác phẩm văn học trung đại mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9, hãy làm sáng tỏ nội dung: “Văn học trung đại nước ta luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo đối với cha mẹ”. Suy nghĩ của em về vấn đề đạo đức gia đình trong giai đoạn hiện nay.

 ........................... Hết...........................





































KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9	 NĂM HỌC 2013-2014

 Môn thi: NGỮ VĂN 
	ĐỀ SỐ 04	 Thời gian: 150 phút 
 (không kể thời gian giao đề)
(Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang)
I. Hướng dẫn chung.
- Đây chỉ là những gợi ý có tính chất tương đối làm căn cứ để định hướng chấm bài. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh.
- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh, đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo, sắc sảo và chặt chẽ trong tư duy, tinh tế trong cảm thụ và trong cách thể hiện.
- Tránh đếm ý cho điểm một cách cứng nhắc. Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm các câu hỏi trong đề thi, điểm chấm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
II. Đáp án, thang điểm.
Câu 1 (8,0 điểm)
a, Kĩ năng:
- Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội.
- Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, sáng tạo, lập luận chặt chẽ.
b, Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản sau:

Nội dung
Biểu điểm
Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: 
 Những phong trào, chương trình ủng hộ quân dân Trường Sa và hình ảnh các anh chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
1 điểm
Thân bài
- Nêu ý nghĩa của các phong trào, chương trình ủng hộ quân dân biển đảo:
+ Kêu gọi sự chung tay góp sức, chia sẻ của toàn thể nhân dân Việt Nam hướng về các chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa.
+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, tình quân dân và tình yêu quê hương đất nước.
+ Xây dựng các công trình phục vụ công tác bảo vệ, chiến đấu và sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ hải quân; Xây dựng nơi để ngư dân trú bão, chữa bệnh... khi đánh bắt hải sản ở vùng biển Trường Sa 
- Thể hiện tình cảm yêu quý, cảm phục trước những khó khăn, gian khổ, hiểm nguy mà các chiến sĩ Trường Sa phải đối mặt:
 + Sống xa gia đình, người thân.
 + Cuộc sống thiếu thốn trên biển đảo so với đất liền.
 + Thiên nhiên khắc nghiệt: nắng, gió, bão tố thường xuyên diễn ra có thể nguy hiểm đến tính mạng.
 + Sẳn sàng đối mặt với các thế lực thù địch ngày đêm đe dọa xâm chiếm vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Liên hệ bản thân: 
 + Kêu gọi người thân tham gia các phong trào, chương trình ủng hộ quân dân biển đảo 
 + Nêu gương các chiến sĩ Trường Sa vượt qua khó khăn vươn lên học tốt.
 + Thường xuyên viết thư thăm hỏi, động viên các chiến sĩ nơi tuyến đầu tổ quốc.
 + Sẳn sàng đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần.
 + Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bằng nhiều hình thức như viết bài dự thi, vẽ tranh về biển đảo…
2 điểm










2 điểm











2 điểm










Kết luận
- Khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc ủng hộ quân dân biển đảo: Thể hiện tình yêu và quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

1 điểm

* Cách cho điểm: Thí sinh trình bày được các ý như trên, lập luận chặt chẽvăn viết sáng tạo, hấp dẫn, trình bày rõ ràng, sạch sẽ cho 8 điểm. Giám khảo căn cứ vào mức độ đạt yêu cầu của thí sinh để cho các điểm dưới 8.
Câu 2
 a, Kỹ năng:
	- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.
	- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm, lập luận chặt chẽ; đưa dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng một cách chọn lọc, hợp lí. 
	- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
	- Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,...
b, Yêu cầu về kiến thức: Phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề: Văn học cổ nước ta luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo đối với cha mẹ.
	Học sinh có thể có một số cách đưa dẫn chứng và phân tích khác nhau, nhưng trong quá trình chứng minh, bài làm cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:


Nội dung
Biểu điểm
Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận văn học.
1 điểm
Thân bài
1. Văn học cổ là tấm gương trung thực phản ánh những cuộc đấu tranh của dân tộc chống xâm lược, những cuộc đấu tranh xã hội chống áp bức bất công. Nhưng bên cạnh đó, văn học trung đại còn đề cập tới vấn đề đạo đức gia đình. Không ít tác phẩm trung đại đã nêu cao những hình ảnh cảm động, những tình cảm đẹp đẽ về mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, giữa vợ với chồng và anh chị em với nhau. Trong đó có rất nhiều tấm gương hiếu thảo làm cảm động lòng người:
	- Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ) đã thay chồng vắng nhà hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, chăm sóc thuốc thang chu đáo khi mẹ chồng lâm bệnh, rồi lo liệu ma chay chu đáo cho mẹ chồng khi bà qua đời như đối với cha mẹ đẻ mình
	- Nàng Thúy Kiều (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du):
	+ Trong cơn gia biến, nàng đã phải hi sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu quyết định bán mình cứu cha và gia đình khỏi cơn nguy biến
	+ Trong suốt thời gian luư lạc, chìm nổi, khổ đau, nàng vẫn không lúc nào nguôi quên cha mẹ, bao lần xót xa, thương cha già già mẹ yếu nơi góc bể chân trời
	- Lục Vân Tiên (“Truyện Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu) là hiện thân của nhân nghĩa nói chung, đạo hiếu nói riêng
	Ra kinh đô, sắp vào trường thi, nhận được tin mẹ mất, chàng liền bỏ thi về chịu tang. Vân Tiên khóc thương mẹ thành lâm bệnh, trên đường về mù cả hai mắt.
	- Kiều Nguyệt Nga vì lòng lòng hiếu thảo mà thân gái dặm trường, vượt ngàn dặm xa về “lo bề nghi gia” theo lời cha dạy.
2. Vấn đề đạo đức gia đình trong thời đại ngày nay:
	Học sinh cần làm rõ được trong bài viết của mình: Trong thời đại ngày nay, vấn đề đạo đức gia đình vẫn vô cùng quan trọng đồng thời lí giải được vai trò, tầm quan trọng của đạo đức gia đình cũng như tấm lòng hiếu thảo của con người trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội:
	- Đạo đức gia đình, đặc biệt là tấm lòng hiếu thảo giúp con người sống tốt hơn, đẹp hơn, có nhân nghĩa ân tình.
	- Đạo đức gia đình vẫn là thước đo nhân cách.
	- Nó còn là nấc thang của mỗi người để tiến tới tấm lòng trung hiếu, thể hiện lẽ sống hết mình vì nước vì dân.
	- Không thể có kẻ bất hiếu, sống tồi tệ trong một gia đình mà lại có thể trở thành công dân tốt, trung với nước hiếu với dân được...

1,5 điểm








1 điểm




1 điểm




1 điểm






1 điểm
1 điểm

1 điểm

0,5 điểm
1 điểm

1 điểm


Kết bài
Khẳng định lại vấn đề nghị luận và nêu bài học cho bản thân.
1 điểm

.....................................Hết............................................................


File đính kèm:

  • doc=_ 04- vpn 9.doc