Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 11 năm học 2012 - 2013 môn thi: lịch sử

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 11 năm học 2012 - 2013 môn thi: lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
Số báo danh:………..........…
 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11 THPT 
 NĂM HỌC 2012 - 2013
 Môn thi: Lịch sử 
 (Khóa ngày 27 tháng 03 năm 2013)
 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm).
Bằng kiến thức đã học về các cuộc cách mạng tư sản từ giữa XVI đến cuối thế kỉ XIX, em hãy làm sáng rõ những vấn đề sau: 
a. Các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới những hình thức chủ yếu nào?
b. Tác động của các cuộc cách mạng tư sản đối với sự phát triển của thế giới?
 Câu 2 (2,5 điểm).
So sánh hai xu hướng đấu tranh chính trong phong trào giải phóng dân tộc ở Philippin vào những năm 90 của thế kỉ XIX?
Câu 3 (1,5 điểm).
Trình bày nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
Câu 4 (1,75 điểm).
Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX? Vì sao?
Câu 5 (2,25 điểm).
Hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử và những nét mới của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. 
................................... Hết ...................................
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT 
NĂM HỌC 2012 - 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI CHẤM
1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung, thí sinh có thể trình bày chi tiết nhưng phải đảm bảo chính xác, lôgíc,…tuỳ mức độ để cho điểm cho phù hợp. Phần nội dung trong ngoặc đơn không nhất thiết yêu cầu học sinh phải trình bày.
2. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm.
II. TÓM LƯỢC NỘI DUNG VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM
Nội dung
Điểm
Câu 1: Bằng kiến thức đã học về các cuộc cách mạng tư sản từ giữa XVI đến cuối thế kỉ XIX. Em hãy làm sáng rõ những vấn đề sau: 
 a. Các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới những hình thức chủ yếu nào?
 b. Tác động của các cuộc cách mạng tư sản đối với sự phát triển của thế giới?
2.0
a. Những hình thức diễn ra của các cuộc cách mạng tư sản
- Nội chiến ( Anh, Pháp….)
- Giải phóng dân tộc ( Chiến tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Hà Lan….)
- Cải cách ( Nhật Bản,… )
b. Tác động của các cuộc cách mạng tư sản đối với sự phát triển của thế giới
- Tích cực: 
+ Lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập hệ thống nhà nước tư sản hoặc cải tổ nhà nước phong kiến theo thiết chế tư bản
+ Tạo nên những chuyển biến lớn trong đời sống tinh thần và vật chất của con người...
- Hạn chế:
+ Chỉ mang quyền lợi chủ yếu cho giai cấp tư sản chứ không mang lại quyền lợi cho đại đa số nhân dân, về bản chất đó chỉ là sự thay thế từ hình thức bốc lột này sang hình thức khác...
+ Sự phát triển không đều của CNTB làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước tư bản..., dẫn tới các cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa..., phân chia lại thế giới.
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
Câu 2: So sánh hai xu hướng đấu tranh chính trong phong trào giải phóng dân tộc ở Philippin vào những năm 90 của thế kỉ XIX ?
2.5
Giống nhau:
- Mục đích giải phóng dân tộc.
- Đều thất bại do chênh lệch lực lượng và bị kẻ thù đàn áp.
- Nhận được sự ủng hộ to lớn của nhân dân.
- Đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Philippin trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Khác nhau:
Nội dung
Xu hướng cải cách
Xu hướng bạo động
Lãnh đạo
Hô-xê Ri-dan, một trí thức dân tộc 
Bô-ni-pha-xi-ô, xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ
Phương pháp
Cải cách
Bạo động, khởi nghĩa vũ trang
Chủ trương 
Tuyên truyền, đấu tranh đòi được tham gia chính quyền, tự do kinh doanh, phát triển văn hóa dân tộc...
Đấu tranh bằng bạo lực... xây dựng một quốc gia độc lập, bình đẳng, bênh vực người nghèo...
Lực lượng
Trí thức yêu nước, địa chủ, tư sản và một số dân nghèo...
Chủ yếu là nhân dân
Hướng phát triển
Không có tổ chức sâu rộng trong quần chúng nên sớm thất bại
Được quần chúng nhân dân ủng hộ, phát triển thành cuộc cách mạng tư sản chống đế quốc. 
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
Câu 3: Trình bày nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
1.5
- Nguyên nhân: 
+ Trong những năm ổn định các nước tư bản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến hàng hoá dư thừa, ứ đọng, cung vượt quá xa cầu...
- Đặc điểm: 
+ Là một cuộc khủng hoảng thừa...
+ Cuộc khủng hoảng kéo dài nhất trong lịch sử..., gây hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội trên phạm vi thế giới...
- Hậu quả:
+ Kinh tế: Tàn phá nền kinh tế thế giới... 
+ Xã hội: Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Đấu tranh, biểu tình diễn ra khắp nơi... 
+ Quan hệ quốc tế: Từ cách giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng... dẫn đến mâu thuẩn giữa các nước đế quốc..., chủ nghĩa phát xít hình thành, nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện...
0.25
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX? Vì sao?
1.75
- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê
- Vì:
+ Về quy mô: Địa bàn hoạt động rộng lớn hơn các cuộc khởi nghĩa khác gồm Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thậm chí sang cả địa phận nước Lào.
+Về lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người có tài chỉ huy và tập hợp lực lượng do đó đã huy động mức cao nhất sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân. 
+ Về thời gian: Kéo dài 10 năm, gây cho địch nhiều tổn thất...
+ Trình độ tổ chức: Tổ chức chặt chẽ..., biết sử dụng phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động sáng tạo...biết tự chế tạo súng trường theo kiểu Pháp...
+ Về lực lượng: Lực lượng đông đảo bao gồm cả các dân tộc thiểu số ở mìên núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hoá...
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
Câu 5: Hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử và những nét mới của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX .
2.25
- Hoàn cảnh lịch sử
+ Đầu thế kỉ XX, CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ, tác động đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới... 
+ Những luồng tư tưởng mới từ bên ngoài ảnh hưởng đến con đường cứu nước Việt Nam (cải cách Minh Trị ở Nhật Bản, Bách nhật duy tân ở Trung Quốc, ...).
+ Phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến không còn phù hợp... 
+ Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914) tác động đến kinh tế, xã hội Việt Nam, làm xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới (Công nhân, tư sản, tiểu tư sản…).
- Những nét mới
+ Lãnh đạo phong trào: Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…)
+ Lực lượng tham gia: Gồm nhiều tầng lớp mới như công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc…
+ Mục tiêu đấu tranh: Không chỉ đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc mà còn đề cập đến các vấn đề như chống phong kiến, cải cách, canh tân đất nước, phát triển xã hội.
+ Hình thức: Ngoài đấu tranh vũ trang còn có các hình thức dấu tranh cải cách, canh tân, mittinh, biểu tình, mở trường học...
+ Quy mô: phong trào không chỉ diễn ra trong nước mà còn cả nước ngoài.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
………………….Hết………………….

File đính kèm:

  • docDe ra va dap an thi HSG Lop 11 mon Su tinh Quang Binh.doc
Đề thi liên quan