Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 năm học 2013- 2014
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 năm học 2013- 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐỀ CHÍNH THỨC CẤP TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2013- 2014 Môn thi : Hoá học Thời gian làm bài : 180 phút Ngày thi : 19/12/2013 Câu 1 (2,5 điểm): 1.(1,5 điểm): Hợp chất A tạo bởi 2 nguyên tố X,Y thuộc cùng 1 nhóm và ở 2 chu kì kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.Trong một phân tử A có tổng số nguyên tử là 3 và tổng số proton là 32.Biết số hiệu nguyên tử của X lớn hơn của Y. Tìm công thức của hợp chất A 2.(1 điểm ):Sử dụng phương trình phản ứng hoá học để minh hoạ các ứng dụng được mô tả dưới đây: a) Màu trắng chì của các bức tranh cổ lâu ngày bị đen lại do tạo hợp chất PbS.Để tái tạo màu trắng này ,người ta rửa tranh bằng H2O2 b)Natri peoxit được sử dụng làm nguồn cung cấp oxi và hấp thụ khí CO2 trong tàu ngầm.Nó cũng được thêm 1 lượng nhỏ vào bột giặt để làm chất tẩy trắng c)Trong dung dịch, khí CO có thể khử được muối PdCl2 đến kim loại tự do.Người ta dùng phản ứng này để phát hiện lượng vết CO có trong hỗn hợp khí d)Amoni clorua được sử dụng để làm sạch bề mặt kim loại Cu và Zn trước khi hàn Câu 2(2,5 điểm) 1.(1,5 điểm ): Vì sao CuS không tan được trong dung dịch HCl nhưng tan được trong dung dịch HCl có hòa tan H2O2 ? Cho TCuS = 10-35;H2S có pK1 và pK2 lần lượt là 7 và 13 ; = 1,77V;= 0,14V 2.(1,0 điểm ): Để mạ đồng lên các đồ vật, người ta tiến hành điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,1M và H2SO4 với pH=2 a) Tại sao dung dịch cần pH thấp như vậy? b)Tính thời gian thực hiện sự mạ điện nếu I =0,5A;lớp mạ có diện tích 5 cm2 và bề dày 0,17mm. Biết khối lượng riêng của Cu là 8,89g/cm3;MCu = 63,54 và hiệu suất điện phân là 80% Câu 3(2,5 điểm ): Một phản ứng quan trọng tạo nên “mù” gây ô nhiễm môi trường là : O3 (k) + NO(k) → O2(k) + NO2(k) có Kc = 6.1034 1.(1,5 điểm ):Nếu nồng độ ban đầu của các chất như sau :O3:10-6M, NO:10-5M, NO2:2,5.10-4M , O2:8,2.10-3M thì phản ứng có ở vị trí cân bằng không ?Nếu không thì nó đang chuyển dịch theo chiều nào ?Tính nồng độ các chất khi ở trạng thái cân bằng 2.(1,0 điểm ):Trong những ngày nóng nực thì tầng ozon bị phá hủy nhiều hay ít hơn so với những ngày mát mẻ? Biết ∆Htt(O3) =142,7kJ/mol; ∆Htt(NO)=90,25kJ/mol; ∆Htt(NO2)= 33,18kJ/mol Câu 4(2,5 điểm): 1.(1,5 điểm ).Cho V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300ml dung dịch NaHCO3 0,1M thu được dung dịch X và kết tủa Y.Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết 80ml.Tính V. 2.(1,0 điểm ).Hòa tan hoàn toàn m gam bột nhôm trong dung dịch chứa HCl và HNO3 thu được 3,36 lít hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu,dung dịch còn lại chỉ chứa muối của cation Al3+ .Đem toàn bộ lượng hỗn hợp khí Y trộn với 1lít oxi thu được 3,688 lít hỗn hợp gồm 3 khí .Biết thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn và khối lượng của hỗn hợp khí Y nhỏ hơn 2 gam .Tìm m. Câu 5(3,5 điểm): Cho m gam Cu tác dụng với 0,2 lít dung dịch AgNO3.Sau khi phản ứng xong được dung dịch A và 49,6 gam chất rắn B 1.Cô cạn dung dịch A rồi nung ở nhiệt độ vừa phải cho phân hủy hết được 16 gam chất rắn C và hỗn hợp khí D.Nung rồi cho dòng khí hidro đi qua,được chất rắn E.Hấp thụ hoàn toàn khí D trong 171,8 gam nước rồi cho chất rắn E vào.Sau phản ứng được V lít khí NO(ở đktc) và dung dịch F.Tính m,V, nồng độ mol của dung dịch AgNO3 và nồng độ phần trăm của dung dịch F(biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn ) 2.Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa ,đem nung ở nhiệt độ vừa phải đến khối lượng không đổi.Chất rắn thu được tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% đun nóng . Hỏi khi đưa nhiệt độ dung dịch về 250C thì có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh tách ra khỏi dung dịch.Biết độ tan của CuSO4 ở 250C là 25g/100g H2O Câu 6 (1,5 điểm ): 1.(0,5 điểm):Cho 4 hợp chất thơm :C6H5NH2,C6H5OH,C6H5Cl,C6H6 với các nhiệt độ sôi như sau: Chất thơm A B C D Nhiệt độ sôi (0C) 80 132,1 184,4 181,2A Hãy xác định ký hiệu A,B,C,D cho mỗi chất và giải thích 2.(1,0 điểm ):So sánh lực axit cho các axit sau : C6H5OH,p-CH3O-C6H4-OH,p-NO2-C6H4-OH,p-CH3-CO-C6H4-OH,p-CH3-C6H4-OH.Giải thích Câu 7(2,5 điểm ): Đốt cháy hoàn toàn 2,66 gam chất hữu cơ X(C,H,O) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư .Sau khi phản ứng hoàn toàn ,ta thấy khối lượng dung dịch giảm 5,82 gam đồng thời thu được 12 gam kết tủa 1.Xác định công thức phân tử của X .Biết phân tử khối của X nhỏ hơn 300 2.Xác định công thức cấu tạo phù hợp của X,A,B,D,A1,B1 và hoàn thành các phương trình hóa học liên quan,ghi rõ điều kiện phản ứng (a) X + NaOH → A + B + D + CH3OH + H2O (b)A + HCl → A1 + … (c) A1 + (CH3CO)2O → aspirin + …. (d) B + O2 B1 + … (e) B1 + NaOH → D + … (g) D + NaOH H2 + … (h) X + Na → H2 + … Biết aspirin là axit axetylsalixylic và B là hợp chất hữu cơ tạp chức Câu 8(2,5 điểm ): 1.(1,5 điểm ):X là một peptit mạch hở được tạo bởi 1 amino axit no,mạch hở, chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl .Trong phân tử X có 27,705% O;18,182% N theo khối lượng.Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được a mol CO2 và b mol nước Tính m.(Cho biết a – b =0,06) 2.(1 điểm ) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau đây đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn gồm : axit glutamic,lysine,glyxin,trimetyl amin, axit fomic Cho biết : Số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố :S(Z= 16),O (Z=8),P(Z= 15), N(Z=7), F(Z=9), Cl(Z=17) Nguyên tử khối:H = 1,C = 12,N = 14,O = 16,Al = 27,Ag = 108,Cu = 64 ,Ca = 40,S = 32. -------- HẾT -------
File đính kèm:
- DE THI HOC SINH GIOI TINH QUANG NGAI 20132014.doc