Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2006-2007
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh LàO CAI LớP 9 – THCS Năm học: 2006 – 2007 Đề thi môn: Ngữ Văn (Thời gian làm bài: 150 phút- không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh làng quê Bắc bộ qua bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”(Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của tác giả Trần Nhân Tông, theo bản dịch thơ của Ngô Tất Tố: “Trước xóm sau thôn tựa khói lồng Bóng chiều man mác có dường không Mục đồng sáo vẳng trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” Câu 2: (12 điểm) Cây lúa Việt nam. (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm) Sở giáo dục và đào tạo kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh LàO CAI hướng dẫn chấm Môn: Ngữ Văn lớp 9 – THCS Câu 1:(8 điểm) yêu cầu: * Nội dung: - Bằng những từ ngữ gợi hình ảnh, màu sắc, âm thanh, đường nét...->Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong sắc chiều man mác, nửa thực nửa hư với những hình ảnh cụ thể, vừa có âm thanh, vừa có màu sắc, vừa có sự hài hoà giữa cảnh vật thiên nhiên với đời sống con người.(Phân tích) - Vẻ đẹp tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của vị vua anh minh Trần Nhân Tông -> chứng tỏ thời đại nhà Trần, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp, đúng như sử sách đã từng ca ngợi.(Phân tích) * Hình thức: Bố cục chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Diễn đạt lưu loát, biết cách trình bày đoạn văn theo các cách đã học.Đúng ngữ pháp, từ ngữ, chính tả. 2- Biểu điểm: Điểm 8: Đạt các yêu cầu trên. Điểm 7: Cơ bản đạt các yêu cầu trên.Có thể có ý, có chi tiết phân tích chưa sâu. Có thể mắc 1 – 2 lỗi nhỏ về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả. Điểm 5 – 6: Cơ bản đạt yêu cầu trên. còn thiếu một vài ý nhỏ. Bố cục hợp lý, diễn đạt tốt, còn mắc 2 – 3 lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả. Điểm 3 – 4: Nắm được nội dung bài thơ nhưng phân tích chưa sâu, chưa đủ ý. Bố cục hợp lý, còn mắc 3- 4 lỗi mỗi loại về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả. Điểm 1 – 2: Nắm nội dung bài thơ chưa sâu, bài viết còn chung chung. Bố cục yếu, còn mắc nhiều lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả. Câu 2: (12 điểm) I- Yêu cầu: 1/ Nội dung: Học sinh cần trình bày được các ý chính sau: - Nguồn gốc, đặc điểm môi trường sống(đặc điểm sinh học), đặc điểm hình thái(rễ, thân, lá...), lịch sử phát triển (mùa vụ, giống lúa, loại lúa...).... - Công dụng: * Giá trị kinh tế: + Đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người. + Đối với chăn nuôi, trồng trọt. + Đối với sự phát triển nền kinh tế chung của đất nước. * Giá trị tinh thần: (Học sinh có thể nêu thêm các ý khác nhưng phải đúng với nội dung yêu cầu của đề) 2/ Hình thức: - Học sinh biết làm một bài thuyết minh về sự vật có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. Bài viết vận dụng tốt các kỹ năng về tập làm văn: Bố cục rõ ràng, biết dựng đoạn, trình bày đoạn văn theo các cách đã học. Diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, dùng từ chính xác, viết đúng chuẩn chính tả. - Bài viết thể hiện rõ tính sáng tạo(đặc biệt cần trân trọng những bài viết biết sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hoá). - Bài viết thể hiện rõ sự hiểu biết thực tế một cách chính xác, sâu sắc của học sinh về một sự vật gần gũi với đời sống con người Việt Nam. II- Biểu điểm: Điểm 12: Đạt các yêu cầu trên. Điểm 11: Đạt các yêu cầu trên, có thể có ý nhỏ chưa rõ ràng.Bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt, có thể mắc 1 – 2 lỗi nhẹ về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả. Điểm 9 – 10: Hiểu đề, cơ bản đảm bảo nội dung, có thể có ý phân tích chưa sâu, dẫn chứng chính xác,phù hợp, có thể mắc 2 – 3 lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả. Điểm 7 – 8: Đủ ý cơ bản nhưng chưa sâu, các ý nêu chưa thật rõ. Bố cục hợp lý, có thể mắc 2 –3 lỗi mỗi loại về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả. Điểm 5 – 6: Nêu được một vài ý, nội dung bài viết chung chung, sức thuyết phục chưa cao. Bố cục đủ, mắc 3 – 4 lỗi mỗi loại về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả, sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, thuyết minh và việc sử dụng biện pháp tu từ trong bài viết còn mờ. Điểm 3 – 4: Bài viết thiếu nhiều ý, nội dung nghèo nàn, thiếu tính hệ thống. Bố cục yếu, trình bày, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Điểm 1 – 2: Bài viết sơ sài, non kém về sự hiểu biết, yếu về kỹ năng làm bài, viết câu, dùng từ, mắc nhiều lỗi chính tả. Chú ý: Mỗi phần đề có yêu cầu riêng, học sinh phải viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Điểm toàn bài là tổng số điểm hai phần cộng lại, không làm tròn số.
File đính kèm:
- DE THI HOC SINH GIOI TINH 07.doc