Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 trung học cơ sở năm học 2011- 2012
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 trung học cơ sở năm học 2011- 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2011- 2012 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên, chữ ký của giám thị số1 …………………. ………………….. MÔN: NGỮ VĂN (BẢNG A) Ngày thi: 23/3/2012 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi này có 01 trang) Câu 1: (2,0 điểm). Chỉ rõ và phân tích giá trị của các phép tu từ có trong đoạn thơ sau: …“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”… (trích Bếp lửa - Bằng Việt - SGK Ngữ văn - lớp 9 - tập 1). Câu 2: (8,0 điểm). “Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời nhất là trái tim người mẹ”. (Bemard Shaw) Bằng một bài văn ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3: (10,0 điểm). Suy nghĩ về chi tiết cái bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và chiếc lá trong “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri. ------------------------ HÕt --------------------------- Họ và tên thí sinh: ………………….........……Số báo danh:……………. SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINHGIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: Ngữ văn (BẢNG A) (Hướng dẫn chấm này có 04 trang) I. YÊU CẦU CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó giám khảo (GK) có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt…); - GK nên khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng song hợp lí. Có thể thưởng điểm cho các bài viết sáng tạo song không vượt quá khung điểm của mỗi câu theo quy định. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt được yêu cầu cả về nội dung kiến thức và kỹ năng. - Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,25 điểm. (không làm tròn số). II. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (2,0 điểm): a) Xác định được các phép tu từ chủ yếu: (0,5 điểm) Điệp từ: nhóm Ẩn dụ: bếp lửa Hoán dụ: khoai, sắn, nồi xôi gạo mới * Lưu ý: Nếu HS chỉ ra đúng 1 hoặc 2 phép tu từ nêu trên cho tối đa 0,25 điểm, HS chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ thể cho 0,25 điểm) b) Phân tích được tác dụng của các phép tu từ: + Điệp từ nhóm: nổi bật hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hy sinh với công việc nhóm lửa hàng ngày và nhóm lên những nét đẹp trong tâm hồn tuổi thơ của cháu. (0,5 điểm) + Ẩn dụ bếp lửa: vừa là hình ảnh thực vừa là ngọn lửa của tình yêu thương, đức hy sinh và niềm tin vào con người, cuộc đời mà bà đã nhóm lên trong lòng cháu. (0,5 điểm) + Hoán dụ khoai, sắn, nồi xôi gạo mới: gợi ra tình cảm gắn bó với những gì giản dị, gần gũi của quê hương và tình làng nghĩa xóm. (0,5 điểm) Câu 2: (8 điểm). 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội. - Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. - Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo các nội dung sau: 2.1. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: tấm lòng và trái tim của người mẹ. 2.2. Thân bài: (7,0 điểm) a) Giải thích: (1,5 điểm). - Giải thích từ ngữ, hình ảnh: + “kì quan”: một công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kì lạ, hiếm thấy. + “tuyệt vời”: đạt đến mức coi như lí tưởng, không gì có thể sánh được. - Ý nghĩa câu nói: sự so sánh giữa kỳ quan vũ trụ và trái tim người mẹ -> Khẳng định tấm lòng của người mẹ là vĩ đại nhất, đẹp đẽ nhất, kỳ diệu nhất trong vũ trụ. b) Bình luận – chứng minh: (3,0 điểm) - Khẳng định sự đúng đắn, sâu sắc của câu danh ngôn. Làm sáng tỏ bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, xác đáng về vẻ đẹp, sự kì diệu và lớn lao của trái tim người mẹ (có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống, trong các tác phẩm văn học - nghệ thuật,...). - Mọi kỳ quan trên thế giới dù rộng lớn, kỳ vĩ đến bao nhiêu thì cũng có giới hạn nhất định trong không gian và thời gian, thiên về ý nghĩa vật chất nhưng tình cảm mẹ dành cho con là vô hạn, thiên về giá trị tinh thần. - Sự vĩ đại của trái tim người mẹ không chỉ biểu hiện ở những cái lớn lao, đáng được tôn vinh, ca ngợi mà còn ở cả những điều nhỏ bé, bình dị. - Đến với kỳ quan là để chiêm ngưỡng, thán phục, còn đến với trái tim người mẹ, con người được yêu thương, chở che, nâng bước để trưởng thành và hoàn thiện chính mình. c) Mở rộng vấn đề: (1,5 điểm) - Câu nói mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về đạo làm con: trân trọng và biết ơn tấm lòng người mẹ, sống tròn trách nhiệm và hiếu thảo. - Nêu phản đề: phê phán những hiện tượng: con cái chưa hiểu và không trân trọng tấm lòng người mẹ, có những hành động sai trái, lỗi đạo... d) Liên hệ với bản thân và rút ra bài học: (1,0 điểm) Tình cảm cá nhân giành cho mẹ của mình và xác định được động lực phấn đấu của bản thân… 2.3. Kết bài: (0,5 điểm): Khái quát lại vấn đề nghị luận. C©u 3: (10 ®iÓm). 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học ; có kỹ năng phân tích tổng hợp tốt. - Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc. - Bố cục chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; trình bày logic. - Hình thức sạch đẹp, dễ nhìn; ít lỗi câu, từ, chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau: 2.1.Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu chung về hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. 2.2. Thân bài: (9,0 điểm) a) Giống nhau: (2,0 điểm) - Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm: (1,0 điểm) + Chi tiết là cảnh, là người, là ý nghĩ, giọng nói, việc làm của nhân vật, một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Chi tiết có vai trò quan trọng, góp phần đắc lực cho việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. + Để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật. - Chi tiết Cái bóng và chiếc lá : (1,0 điểm) + Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. + Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. => Chi tiết trong cả hai tác phẩm đều là sáng tạo của nhà văn, đều có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của câu chuyện. b) Khác nhau: (7,0 điểm) Dựa vào từng tác phẩm phân tích, đánh giá, chứng minh để khẳng định giá trị, vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Về cơ bản có các ý sau: * “Cái bóng” Trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: (3,5 điểm) “Cái bóng” xuất hiện ở các thời điểm khác nhau, gắn với những nhân vật, sự kiện khác nhau và có ý nghĩa khác nhau: - Lần 1: Vũ Nương chỉ bóng mình nói với con: “Cái bóng” tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Trong cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đó là nỗi nhớ thương, sự thủy chung, ước muốn đồng nhất “xa mặt nhưng không cách lòng” với người chồng nơi chiến trận; đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng -> “ Cái bóng” là ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền, là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội. -> Tạo tình huống truyện, gây nỗi nghi ngờ ghen tuông của người chồng, khiến câu chuyện thắt nút đầy kịch tính. - Lần 2: Khi Vũ Nương mất, bé Đản chỉ cái bóng trên vách nói với cha: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” -> Cái bóng giúp Trương Sinh nhận ra nỗi oan của Vũ Nương -> Cởi nút thắt làm câu chuyện rẽ sang hướng khác. - Lần 3: “Cái bóng” xuất hiện ở cuối tác phẩm “Rồi chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” -> Đây là một chi tiết kì ảo, gợi lại hình ảnh Vũ Nương trở lại dương thế, để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Chi tiết này tạo nên kết thúc không sáo mòn, phần nào có hậu cho câu chuyện, thể hiện ước mơ của nhân dân ta về sự công bằng, người tốt cuối cùng được minh oan. => Chi tiết “cái bóng” thể hiện giá trị hiện thực – nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là cái bóng hư ảo. Một sự vô tình không đúng chỗ có thể làm đổ vỡ một gia đình hạnh phúc, thậm chí gây ra cái chết oan nghiệt cho con người ... * “Chiếc lá” trong Chiếc lá cuối cùng của O. Hen – ri: gắn với hai lần đảo ngược tình huống: (3,5 điểm) - Chiếc lá (thực) mang đến cho Giôn-xi ý nghĩ tiêu cực khi cô đang ốm nặng, khó qua khỏi, cô sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. - Chiếc lá (tác phẩm của họa sĩ Bơ - men) là một kiệt tác nghệ thuật. Cụ Bơ-men vốn khoẻ mạnh, vì muốn cứu Giôn-xi, cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng và bị sưng phổi rồi qua đời. “Chiếc lá” gieo vào lòng Giôn-xi niềm hy vọng và sức mạnh vượt lên cái chết. - “Chiếc lá” có tác dụng như một liều thuốc cứu sống con người, là minh chứng cho tình yêu thương và sự hy sinh cao cả; sự đồng cảm, sẻ chia của những con người nghèo khổ dành cho nhau. -> Khẳng định quan niệm về nghệ thuật chân chính: nghệ thuật vì cuộc sống của con người. 2.3. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại giá trị sâu sắc của chi tiêt cái bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và chiếc lá trong “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri và sức sống bền vững của hai tác phẩm trong lòng người đọc. ==========Hết===========
File đính kèm:
- De thi HSG lop 9 3.doc