Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 Năm học: 2009-2010 Hướng dẫn chấm thi môn Ngữ văn (Dành cho học sinh trường THPT )
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 Năm học: 2009-2010 Hướng dẫn chấm thi môn Ngữ văn (Dành cho học sinh trường THPT ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ——————— KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 Năm học: 2009-2010 Hướng dẫn chấm thi môn Ngữ văn (Dành cho học sinh trường THPT ) ——————— (Hướng dãn có 04 trang) Cõu 1: (3,0 điểm) * Về hỡnh thức: - Hiểu đề bài, biết cách làm bài nghị luân xã hội bàn về vấn đề đời sống qua tác phẩm văn học. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt dễ hiểu, dẫn chứng chọn lọc; không mắc lỗi dùng từ , ngữ pháp. * Về nội dung: 1. Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề sống đẹp là thế nào? Thế nào là sống đẹp theo quan niệm của thanh niên hiện nay. Để sống đẹp con người cần rèn luyện và tu dưỡng những phẩm chất nào. 2. Phân tích: - Sống đẹp là sống tích cực xuất phát từ lòng nhân ái, bao dung, vị tha và biết tha thứ, biết hướng thiện. Sống đẹp là sống có lý tưởng, hoài bão và ước mơ và bằng nghị lực, bằng ý chí, kiên định phấn đấu đạt ước mơ đó. Sống đẹp là sống trung thực, trong sáng, giản dị và mạnh khỏe. Sống đẹp dám đương đầu với khó khăn thử thách, hi sinh, không sợ hiểm nguy, không sợ thất bại, không sợ đấu tranh. Sống đẹp thực sự hòa mình với mọi người, sống có ích cho mình, cho đời với nguyện ước làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Sống đẹp luôn lạc quan yêu đời, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng để vượt lên tự hoàn thiện, trở thành người có ích, sống có ích. - Với thanh niên học sinh hiện nay, lối sống đẹp biểu hiện trong việc xây dựng lý tưởng hoài bão, ước mơ, từ đó ra sức học tập tu dưỡng để đạt ước mơ đó. Bằng những dẫn chứng, học sinh nêu một vài tấm gương sống đẹp, thành đạt trên con đường học vấn và kinh doanh. - Phê phán những quan niệm chưa đúng về lối sống của thanh niên: thiếu lý tưởng, không hoài bão, ham vui chơi lạc thú, sống lạc điệu, thác loạn trong tình ái và nghiện ngập. Không ít học sinh quên học tập, tu thân, sống thu mình, ngại gian khổ, hèn nhát và bi quan… - Liên hệ nhận thức và hành động: hiểu đúng về lối sống đẹp, thực hiện nhiệm vụ và quyết tâm học tập và rèn luyện trở thành người sống có ích. * Biểu điểm: - Điểm 3,0: Hiểu đề, nêu được các nội dung. Văn viết mạch lạc, chặt chẽ, gợi cảm. Dẫn chứng chọn lọc, vừa đủ. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu nêu trên. Diễn đạt khá, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt. - Điểm 1,0: Nội dung trỡnh bày cũn sơ lược, diễn đạt ý lỳng tỳng, còn mắc nhiều lỗi . - Điểm 0: Không hiểu đề hoặc sai lạc cả nội dung và phương pháp. Câu 2: ( 7 điểm) I. NHẬN THỨC ĐỀ: Đề bài yêu cầu chọn lọc những chi tiết tiêu biểu qua phân tích, đối sánh nhằm nêu được sự giống và khác nhau trong việc thể hiện cảm hứng về đất nước trong 3 bài thơ. Sự gắn bó máu thịt với quê hương, nghĩa tình sâu nặng với cách mạng, niềm tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm cứu nước…trong mỗi tác giả có sự độc đáo, mới lạ bên cạnh cảm hứng chủ đạo ngợi ca, tôn vinh được biểu đạt bằng bút pháp vừa hiên thực vừa trữ tình , lãng mạn. II. YÊU CẦU 1. Kĩ năng: - Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dẫn chứng chọn lọc; không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt và ngữ pháp. 2. Nội dung: a. Học sinh cần hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác và những vấn đề tư tưởng chi phối sáng tác văn thơ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Cảm hứng thường chỉ tâm trạng đặc biệt của tình cảm, rung động mãnh liệt, cồn cào tha thiết. Nói đến cảm hứng là nói đến sự riêng biệt của từng tác giả, trong từng cảnh ngộ và cách thổ lộ cảm xúc đó. Trong ba bài thơ cùng thời, cảm hứng của mỗi thi phẩm vừa có điểm chung nhiệt thành ca ngợi vẻ đẹp núi sông, tự hào về truyền thống, gắn bó thủy chung với cách mạng, đều chất chứa lòng căm thù giặc …Mỗi thi phẩm lại được viết với những tâm trạng và thời gian khác nhau cho nên sắc điệu cảm xúc cũng không giống nhau. Học sinh có thể có cách trình bày riêng nhưng cần làm rõ các nội dung cơ bản sau: b. Sự gặp gỡ của cảm xúc giữa 3 nhà thơ viết về đất nước. - Sự gặp gỡ của các nhà thơ cùng viết về đề tài đất nước và thể hiện đề tài trong những hình ảnh vừa cụ thể, chân thực vừa lãng mạn, khái quát. Ca ngợi vẻ đẹp của đất nước tự do, độc lập, ca ngợi cuộc sống bình yên. Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, ngàn dặm, đẹp hoang sơ và dữ dội trong con mắt yêu đời, trẻ trung của người lính TâyTiến (Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi…Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi); mùa thu đất nước giải phóng xanh tươi, giàu có trải dài rộng theo niềm vui chiến thắng (Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi … Những buổi ngày xưa vọng nói về) ; sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người trong hạnh phúc hân hoan, lạc quan tin tưởng vào cách mạng, vào ngày mai trong lòng người Việt Bắc (Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung). - Các tác giả đều chọn những thời điểm có ý nghĩa( một năm xa đơn vị Tây Tiến, khi kết thúc cuộc kháng chiến 1955, trong buổi chia tay với Việt Bắc) và cảm xúc khơi dậy từ kỉ niệm có thực, từ nỗi nhớ, từ tình cảm chân thành của người trong cuộc nên mỗi câu thơ xúc động lòng người. Bức tranh thơ về Tây Bắc của Quang Dũng có sương núi, dốc đứng đèo cao, có nét hoang dại, có nét lãng mạn , có nét bi hùng tạo nên vẻ đẹp kì bí của thiên nhiên trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Đất nước của Nguyễn Đình Thi dạt dào niềm tự hào, vui sướng thỏa thích ngắm nhìn đất trời tự do, rộng rãi. Tố Hữu lại vẽ bức tranh Việt Bắc bốn mùa xanh tươi , ngập tràn tiếng ca hòa bình, tin tưởng yên vui. c. Cảm xúc và suy tưởng của mỗi bài thơ có nét riêng độc đáo làm nên vẻ đẹp của từng bài. +Nội dung cảm hứng: - Tác phẩm Tây Tiến không chỉ là những hình ảnh tàn khốc của chiến trường miền Tây Bắc dữ dội, đầy hiểm nguy, nhiều hi sinh thử thách, rừng thiêng nước độc, núi cao dốc đứng mà còn có vẻ đẹp hoang sơ, trong lành, sương khói mờ ảo, lung linh.( Sài Khao sương lấp, Mường Lát hoa về , Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, Pha Luông mưa xa khơi, hoa đong đưa…). Vẻ đẹp bi tráng được khắc họa bằng những nét bút hào hoa, vừa hiện thực vừa lãng mạn làm nổi bật tình yêu dành cho vùng đất và con người Tây Bắc xa xôi, mới lạ mà gần gũi thiêng liêng. Tình người tình đất sâu nặng, gắn bó trong nhớ thương chơi vơi, bâng khâng như tiếp thêm sức mạnh cho người lính vượt lên khó khăn, thiếu thốn để chiến đấu và chiến thắng quân thù. - Bài thơ Đát nước của Nguyễn Đình Thi viết trong thời gian khá dài đã đem đến cho độc giả cảm xúc bao quát về đất nước mùa thu. Tình yêu và niềm tự hào về Hà Nội mùa thu có sắc vàng, có heo may sương khói, có nét thanh vắng phố dài…Mùa thu kháng chiến đau thương, chồng chất tội ác quân thù vẫn ngời lên tinh thần kiên cường quật khởi. Đất trời mùa thu giải phóng tưng bừng ngày hội khải hoàn. Nhà thơ miêu tả và ca ngợi bằng tất cả tấm lòng của người chiến thắng, của người tự do nhìn ngắm non sông dài rộng xanh tươi .. - Cảm hứng về đất nước Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ và trong không khí bịn rịn chia ly. Những hình ảnh chọn lọc làm nổi bật nét tươi mới, hùng vĩ, thơ mộng của vùng non xanh nước bạc của chiến khu. Tình quân dân sâu nặng, tình cảm thủy chung, gắn bó với cách mạng, với Bác Hồ. Thiên nhiên và con người hòa hợp đã viết nên trang sử 15 năm ân nghĩa và chiến công oai hùng. Hình ảnh đất nước thu nhỏ trong bài thơ bình dị, sâu sắc như tình quân dân thắm thiết, lâu bền. Vịêt Bắc là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, về con người và đất nước gian lao mà anh dũng kết tinh được những tình cảm lớn của con ngưòi Việt Nam cả một thời 9 năm kháng chiến trường kỳ và chiến thắng lẫy lừng năm châu. + Hình thức nghệ thuật: - Bài thơ Tây Tiến viết bằng bút pháp hào hoa, lãng mạn, nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. - Việt Bắc viết theo thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm chất dân gian. - Đất nước sử dụng thể thơ tự do, phóng túng, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, ngôn ngữ sáng tạo giàu nhạc điệu đã làm cho cảm xúc thơ về đất nước trở nên gần gũi, sâu lắng và thiêng liêng. ( Học sinh chọn những chi tiết điển hình để phân tích, so sánh làm rõ sự giống và khác biệt trong khi biểu đạt cảm xúc về đất nước của mỗi nhà thơ) III. THANG ĐIỂM - Điểm 7,0: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên; văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, cảm thụ riêng biệt. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ. - Điểm 6,0: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên; văn viết chưa thật sâu sắc nhưng phải đủ ý, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5,0: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề, chọn và phân tích được một số chi tiết để làm sáng tỏ vấn đề. Diễn đạt rõ ý. Còn có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 4,0: Chưa hiểu đúng đề bài, nội dung bàn luận dàn trải; diễn đạt còn hạn chế, còn mắc nhiều lỗi ngữ pháp, dùng từ... - Điểm 2,0;3,0: Chưa hiểu đề, nội dung sơ sài hoặc không nêu được ý; diễn đạt non yếu, mắc nhiều lỗi ngữ pháp, dùng từ... - Điểm 0;1,0: Cơ bản không hiểu đề, hoặc sai lạc về nội dung và quá sơ sài, cẩu thả trong việc trình bày. * Trên đây là một số gợi ý về thang mức điểm. Các giám khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể. Cần hết sức chú ý việc hiểu đề, khả năng cảm thụ riêng và diễn đạt sáng tạo của học sinh. Điểm của bài thi là điểm của từng câu cộng lại, tính lẻ đến 0,5. —————————
File đính kèm:
- Dap an de thi HSG Vinh Phuc.doc