Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, lớp 9 trung học cơ sở năm học 2007-2008

doc17 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, lớp 9 trung học cơ sở năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và đào tạo
 thanh hoá	

Số báo danh
 Đề dự bị 
Kỳ thi chọn học sinh giỏi
 LớP 12 THPT, BTTHPT, LớP 9 THCS
Năm học 2007-2008

Môn thi : Ngữ văn
Lớp : 9 THCS
Ngày thi: 28 tháng 03 năm 2008
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi)
Đề thi này gồm : 01 trang.


Câu 1 : (4,0 điểm)
	Cho đoạn văn sau :
	“Bước vào thế kỉ mới, "muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc làm nhỏ nhất."
 (Trích "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới’’ – Vũ Khoan, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, trang 28) 
Tìm thành phần phụ chú trong đoạn trích và cho biết chúng bổ sung điều gì. 
Viết một đoạn văn ngắn có nội dung sau :
 Để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thanh niên phải quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc làm nhỏ nhất.
 (Đoạn văn dài từ 15 đến 20 dòng)
Câu 2 : (8,0 điểm)
	Phân tích đoạn thơ sau :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
 (Trích “Mùa xuân nho nhỏ ” – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, trang 56)
Câu 3 : (8,0 điểm)
	 Phân tích nhân vật ông Hai trích trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân để làm sáng tỏ nhận định sau :“ Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời xa làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai”
 (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 174) 

................................ Hết...............................

Sở Giáo dục và đào tạo
 thanh hoá	

Số báo danh
 Đề dự bị 
Kỳ thi chọn học sinh giỏi
 LớP 12 THPT, BTTHPT, LớP 9 THCS
Năm học 2007-2008

Môn thi : Văn
Lớp : 12 THPT
Ngày thi: 28 tháng 03 năm 2008
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề thi)
Đề thi này gồm : 01 trang.



Câu 1 : (12,0 điểm)
 	 Về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, sách Văn học 12, tập 1 viết :
“ Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi nội dung mới lạ và nghệ thuật rất đặc sắc”
 (Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2000)
 1. Phân tích nét mới lạ trong nội dung và nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ.
 2. Cảm nhận của anh (chị) về bước quân hành của đoàn quân Tây Tiến
Câu 2 : (8,0 điểm) 
Về tiếng cười của nhân vật Tràng, trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân có các câu miêu tả như sau :
 1. Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ gì vừa lí thú vừa dữ tợn.
 2. Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch.
 3. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh.
 4. Hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách.
 5. Hắn phì ra cười, cúi xuống nhấc cành dong rấp cổng và reo lên :
- Đây rồồ- ồi !...
 6. Hắn quay lại nhìn thị cười cười :
	- Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy ! 
 7. Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình.
 8. Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười.
 9. à, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.
 10. Hắn cười :
	- Làm đếch gì có vợ.
 11. Tràng tươi cười :
	- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào.
 12. Hắn xích lại cười cười :
	- Thôi khuya rồi đấy, ngủ đi.
 13. Hắn cười khì khì, vươn cổ thổi tắt phụt ngọn đèn.
	 Anh (chị) hãy viết bài văn phân tích sắc thái tiếng cười của nhân vật Tràng trong việc góp phần vào sự thành công của tình huống truyện.
 .

......................... hết..............................

Sở Giáo dục và đào tạo
 thanh hoá	

Số báo danh
 Đề chính thức 
Kỳ thi chọn học sinh giỏi
 LớP 12 THPT, BTTHPT, LớP 9 THCS
Năm học 2007-2008

Môn thi : Văn
Lớp : 12 THPT
Ngày thi: 28 tháng 03 năm 2008
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề thi)
Đề thi này gồm : 01 trang.





Câu 1 : (8,0 điểm)
Phân tích hình ảnh bàn tay Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
(Trích “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2000)

Câu 2 : (12,0 điểm)
	 Nhận định về văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946 - 1954), sách Văn học 12 viết :
“ Cảm hứng yêu nước nồng nàn của các nhà thơ trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược được thể hiện sâu sắc, đằm thắm trong nhiều bài thơ như đỉnh cao mà suốt cuộc đời thơ sau này không dễ vượt qua được”.
 (Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2000, trang 46)
1. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua các bài thơ : Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm và Đất nước của Nguyễn Đình Thi
2. Hãy nêu ngắn gọn mối quan hệ giữa thơ và cuộc sống kháng chiến trong hai bài thơ trên.


...................................hết........................................













Sở Giáo dục và đào tạo
 thanh hoá	

Số báo danh
 Đề chính thức 
Kỳ thi chọn học sinh giỏi
 LớP 12 THPT, BTTHPT, LớP 9 THCS
Năm học 2007-2008

Môn thi : Văn
Lớp : 12 BTTHPT
Ngày thi: 28 tháng 03 năm 2008
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề thi)
Đề thi này gồm : 01 trang.


Câu 1 : (10,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau :
 Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
 ( Trích “Việt Bắc”- Tố Hữu, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2000, trang 156 )
Câu 2 : (10,0 điểm)
Phân tích cách nhìn về người nông dân, về cuộc kháng chiến của nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao.
	
...................................hết........................................























Sở Giáo dục và đào tạo
 thanh hoá	

Số báo danh
 Đề dự bị 
Kỳ thi chọn học sinh giỏi
 LớP 12 THPT, BTTHPT, LớP 9 THCS
Năm học 2007-2008

Môn thi : Văn
Lớp : 12 BTTHPT
Ngày thi: 28 tháng 03 năm 2008
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề thi)
Đề thi này gồm : 01 trang.



Câu 1 : (8,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau :
Em ơi buồn làm chi 
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc 
Sao xót xa như rụng bàn tay
 (Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2000, trang 79 )
 
Câu 2 : (12,0 điểm)
	Phân tích cách nhìn về người nông dân, về cuộc kháng chiến của nhân vật Độ trong truyện ngắn Đôi mắt – Nam Cao.
	
...................................hết........................................







	





Sở Giáo dục và đào tạo
 thanh hoá	

Số báo danh
 Đề chính thức 
Kỳ thi chọn học sinh giỏi
 LớP 12 THPT, BTTHPT, LớP 9 THCS
Năm học 2007-2008

Môn thi : Ngữ văn
Lớp : 9 THCS
Ngày thi: 28 tháng 03 năm 2008
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi)
Đề thi này gồm : 01 trang.





Câu 1: (4 điểm)
	Đọc đoạn văn sau :
 “Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. ít khi tôi thấy nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.”
 (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 161)
 1. Xác định và giải nghĩa các thành ngữ trong đoạn văn trên.
 2. Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người bà trong đoạn văn trên.
 (Đoạn văn dài từ 10 đến 15 dòng)
Câu 2 : (10,0 điểm) 
Phân tích tình cha con trong trích đoạn "Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
(Trích “Chiếc lược ngà ” – Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005) 
Câu 3 : (6,0 điểm)
	 Về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, sách Ngữ văn 9 viết :
	“ Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.”
 (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, trang 60) 
 Phân tích 8 câu thơ đầu để làm rõ nội dung trên.
 
................................ Hết...............................
 sở giáo dục và đào t
Sở Giáo dục và Đào tạo kì thi học sinh giỏi 
 Thanh Hoá Lớp 12 THPT, BTTHPT, lớp 9 THCS
 Năm học : 2007 – 2008
 Đề dự bị 
Hướng dẫn chấm
Môn : Ngữ văn – Lớp 9 THCS
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 I- Lưu ý chung 
 1. Đảm bảo bài viết là văn bản hoàn chỉnh, có bố cục chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, , chữ đẹp. (1,0 điểm) 
	2. Thưởng điểm cho những bài có sự sáng tạo trong kết cấu, hành văn trong sáng, độc đáo, cá tính. Những bài có dấu hiệu chép mẫu không cho quá điểm trung bình.
 II- Phần cụ thể
Câu 1: (4,0 điểm)
1. Xác định thành phần phụ chú và bổ sung (1,5 điểm) 
thành phần phụ chú trong đoạn trích là cụm từ nằm sau dấu gạch ngang “Những người chủ thực sự của của đất nước trong thế kỉ tới”. Thành phần phụ chú bổ sung làm rõ cho nội dung: thế hệ trẻ muốn làm chủ đất nước trong thế kỉ tới thì phải chuẩn bị hành trang (thói quen tốt đẹp) cho mình.
2. Viết đoạn văn phải đảm bảo yêu cầu sau: (2,5 điểm) 
 - Về hình thức: Dù trình bày đoạn văn theo kiểu diễn dịch hay theo kiểu quy nạp thì cũng phải đáp ứng đủ 2 thành phần của đoạn văn là thành phần mở đoạn và thành phần phát triển đoạn ( hay thành phần phát triển đoạn và thành phần kết đoạn).
 - Về nội dung: 
 Bằng lí lẽ và dẫn chứng có sức thuyết phục làm rõ 2 ý: 
 + Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh.
 + Vứt bỏ những điểm yếu.
Câu 2: (8,0 điểm)
 	1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: (1.0 điểm) 
 Thanh Hải (1930) là cây bút có công trong xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam . Những ngày cuối cùng nằm trên giường bệnh, Thanh Hải gửi gắm tất cả tấm lòng, tình cảm và những suy nghĩ sâu lắng đời mình vào bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Đoạn trích gần cuối bài thơ là ước nguyện được cống hiến của tác giả cho đất nước.
 2. Bám vào văn bản nghệ thuật để phân tích làm sáng tỏ ước nguyện được cống hiến phần tốt đẹp cho cuộc đời chung (phân tích một số tín hiệu nghệ thuật như phép trùng điệp ta làm, ta nhập để thấy khát vọng được nhập vào cuộc sống đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp – dù bé nhỏ – cho cuộc đời chung; hình ảnh tự nhiên, giản dị con chim hót, một cành hoa để nói ước nguyện đem cuộc đời mình hoà nhập, cống hiến; nghệ thuật ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường; giọng thơ...). (5.0 điểm) 
 3. Nhận xét được vẻ đẹp nhân sinh trong ước nguyện Thanh Hải đi vào lòng người: mỗi người phải đem đến cho đời chung một riêng, phần tinh tuý, dù bé nhỏ cho đất nước và phải không ngừng cống hiến. (1.0 điểm) 
 Câu 3: (8,0 điểm)
 	1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: (0.5 điểm) 
 Kim Lân (1920) là cây bút truyện ngắn vững vàng. ông thường viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Trong truyện ngắn Làng, (1948) nhà văn đã xây dựng tình huống truyện đặc biệt gay gắt để bộc lộ sâu sắc tình cảm ông Hai với làng quê, đất nước, kháng chiến.
2. Tình cảm sâu sắc, cảm động của ông Hai đối với làng quê, đất nước, kháng chiến: (5.5 điểm) 
 + Ông Hai yêu làng Dầu bằng tình cảm tự nhiên gắn bó giữa con người với mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. (phân tích tâm trạng nhớ làng qua các chi tiết nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em, ông muốn về làng được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...Ông nhớ làng, nhớ cái làng quá... để làm rõ dù phải xa làng đi sơ tán nhưng ông luôn nghĩ về làng Dầu).
 + Tâm trạng đau khổ của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc (phân tích các chi tiết làm rõ tâm trạng ấy Cổ ông lão nghẹn ắng lạ, da mặt tê tê rân rân, ông Hai nằm vật ra giường, nước mắt ông cứ giàn ra, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được, Ông nghĩ Làng yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. nghe con nói ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh, Nước mắt ông chảy giàn ra, chảy ròng ròng trên má), diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm sâu sắc. 
 + Tâm trạng vui mừng khi nghe tin chính thức làng Dầu không theo giặc (phân tích các chi tiết làm rõ tâm trạng ấy ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính, Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ), tự hào, sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung làng quê đất nước.
3. Nhận xét được đất nước bước vào cuộc kháng chiến ông Hai sớm giác ngộ, có nhận thức và tình cảm đúng đắn. Trong trái tim ông Hai, tình yêu quê hương, đất nước luôn hài hoà, nồng thắm. Tình quê nằm trong tình nước. Vẻ đẹp ông Hai tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam đầu cuộc kháng chiến chống Pháp có ý thức giác ngộ cách mạng cao , nặng tình yêu quê hương đất nước. (1.0 điểm) 
 	




















Sở Giáo dục và Đào tạo kì thi học sinh giỏi 
 Thanh Hoá Lớp 12 THPT, BTTHPT, lớp 9 THCS
 Năm học : 2007 – 2008
 Đề chính thức 
Hướng dẫn chấm
Môn : Ngữ văn – Lớp 9 THCS
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 I- Lưu ý chung 
 1. Đảm bảo bài viết là văn bản hoàn chỉnh, có bố cục chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, chữ đẹp. (Mỗi câu cho 1.0 điểm) 
	2. ưu tiên cho những bài có sự sáng tạo trong kết cấu, hành văn trong sáng, độc đáo, cá tính. Những bài có dấu hiệu chép mẫu không cho quá điểm trung bình .
 II- Phần cụ thể
Câu 1: (4.0 điểm)
 1. Xác định và giải nghĩa được các thành ngữ (1.5 điểm)
 + Hiền như đất : Hiền lành, nhân hậu
 + Hiền như chiếc bóng : Hiền lành, lặng lẽ.
 + Lành chanh lành chói : Ngoa ngoắt, đanh đá
 + Mồm năm miệng mười : Ngoa ngoắt, lắm lời
 + Mồm một, mồm hai : Kiệm lời, từ tốn 
 2. Viết đoạn văn phải đảm bảo yêu cầu sau: (2.5 điểm)
 - Về hình thức: Phải đảm bảo đoạn văn gồm có 2 thành phần: mở đoạn và phát triển đoạn (hay phát triển đoạn và kết đoạn). Hoặc một đoạn văn gồm 3 thành phần : mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn). 
 - Về nội dung: 
 Bằng lí lẽ và dẫn chứng có sức thuyết phục làm rõ ý : Hình ảnh người bà 
 (Lưu ý: Bài viết phải là hình ảnh người bà trong đoạn văn trên)
 Câu 2: (10 điểm)
 	1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: (1.0 điểm)
 Nguyễn Quang Sáng (1932) là cây bút quen thuộc của văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhà văn chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến. Chiếc lược ngà (1966) rút trong tập truyện cùng tên. Với việc tạo tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lí, nhà văn thể hiện cảm động tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
 2. Phân tích được tình cha con cảm động của ông Sáu và bé Thu 
 - Niềm khát khao được gặp con của anh Sáu (phân tích được tâm trạng nôn nóng được gặp con của ông Sáu qua các chi tiết : Đến lúc được về quê, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh; không thể chờ thuyền cập bến, anh nhún chân nhảy thót lên; giọng lặp bặp run run: Ba đây con! ) (1.5 điểm)
 - Bé Thu không chịu nhận cha mình (phân tích được cử chỉ, hành động chối từ của bé Thu mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, cách gọi trống không : Vô ăn cơm, Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! dù bị đặt vào tình thế bắt buộc nó vẫn không chịu gọi tiếng ba. Phân tích hành động, thái độ của ông Sáu trước sự phản ứng quyết liệt của bé Thu qua các chi tiết giận quá và klhông kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lớn: Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?) (2.0 điểm) 
 - Tình cha con cảm động trong thời khắc chia li (2.5 điểm) 
 + Nỗi khát khao của người cha mong nhận được tình cảm người con nhưng không được, đã phải trở về đơn vị khiến người cha vô cùng đau khổ (phân tích chi tiết anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, khẽ nói : Thôi!Ba đi nghe con! )
 + Tình yêu thương, kính trọng, xen lẫn hối hận của bé Thu (phân tích các chi tiết trong tình cảm của bé Thu trong giây phút người cha lên đường : Tiếng kêu thét của nó Ba...a...a...ba! như xứ ruột, tay nó siết chặt lấy cổ, nó hôn lên ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và cả vết thẹo dài) 
 - Nỗi nhớ thương con không nguôi, nỗi day dứt, ân hận trong những ngày ông Sáu trở về đơn vị (phân tích được tâm trạng, hành động, đặc biệt qua chi tiết làm chiếc lược bằng ngà voi: Cưa từng chiếc răng thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc, khắc dòng chữ trên sống lưng chiếc lược Yêu nhớ tặng Thu con của ba). Bao tình cảm cho con của ông Sáu như dồn vào trong chiếc lược. Cây lược như làm dịu được nỗi ân hận đánh con trong ông. (1.5 điểm) 
3. Nhận xét được tình cha con thật thắm thiết, đẹp đẽ, thật cảm động. Cảm động hơn khiến cho ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà con người phải gánh chịu vì chiến tranh. (0.5 điểm)
 Câu 3: (6,0 điểm)
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: (0.5 điểm)
 Viễn Phương (1928) là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kĩ chống Mĩ cứu nước. Viếng lăng Bác ra đời 1976, khi Viễn Phương ra Bắc vào lăng viếng Bác, in trong tập Như mây mùa xuân (1978). Một bài thơ cảm động và xuất sắc viết về lãnh tụ. Hai khổ đầu chứa đựng bao cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ về Bác Hồ. 
 2. Bám vào văn bản nghệ thuật để phân tích làm rõ lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác, qua giọng điệu trang trọng, và thiết tha, hình ảnh ẩn dụ, ngôn ngữ bình dị. (4.0 điểm)
 + Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc: phân tích giá trị biểu cảm của cách xưng hô con – Bác vừa gần gũi thân thương vừa trân trọng thành kính, từ Ôi, dâng, cụm từ bảy chín mùa xuân chứa bao cảm xúc. 
 + Hình ảnh ẩn dụ: Hàng tre tượng trưng người Việt Nam bền bỉ, kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm, mặt trời tượng trưng tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước của Bác, tràng hoa tấm lòng biết ơn, thành kính.
 + Giọng điệu thơ phối hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc vừa trang trọng, sâu lắng vừa thiết tha, đau xót tự hào.
3. Nhận xét được tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác Hồ. Tình cảm nhà thơ chính là tình cảm mỗi con người Việt nam, của dân tộc Việt Nam đối với Bác. Đó là giá trị lớn lao của bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. (0.5 điểm)
 	
…………………Hết…………………





Sở Giáo dục và Đào tạo kì thi học sinh giỏi 
 Thanh Hoá Lớp 12 THPT, BTTHPT, lớp 9 THCS
 Năm học : 2007 – 2008
 Đề chính thức 
Hướng dẫn chấm
Môn : Văn – Lớp 12 THpt
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 I- Lưu ý chung 
 1. Đảm bảo bài viết là văn bản hoàn chỉnh, có bố cục chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, chữ đẹp. (Mỗi câu cho 1.0 điểm) 
	2. ưu tiên cho những bài có sự sáng tạo trong kết cấu, hành văn trong sáng, độc đáo, cá tính. Những bài có dấu hiệu chép mẫu không cho quá điểm trung bình .
 II- Phần cụ thể
Câu 1 : (8.0điểm)
 	1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm : (1.0 điểm)
	Nguyễn Trung Thành (1932) là nhà văn chiến sĩ, những khám phá của ông về đề tài Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc thực sự đã gây ấn tượng cho người đọc. Rừng xa nu viết năm 1965 là bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969).
	2. Hình ảnh bàn tay Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu. (5.5 điểm) 
 	+ Bàn tay Tnú khi mới yêu Mai còn lằn lặn Mai đã cầm hai bàn tay của Tnú lúc ấy còn lành lặn, ứa nước mắt khóc.
	+ Bàn tay của Tnú biết cầm phấn để viết chữ - ý thức giác ngộ cách mạng và niềm khao khát biết cái chữ để cứu nước, cứu núi, cứu làng. Thấy việc học chữ khó quá, có lúc Tnú giận mình bằng hành động Bàn tay cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng.
	+ Bàn tay Tnú biểu hiện lòng căm thù quân xâm lược khi chứng kiến cảnh thằng Dục hành hạ vợ con mình, hai bang tay của anh bám chặt lấy gốc cây khi bọn lính dẫn Mai ra giữa sân. Sự dồn nén đến mức Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay.
	+ Bàn tay Tnú khi kẻ thù bắt chỉ còn chỉ là Hai bàn tay trắng – theo lời cụ Mết. Sức mạnh của chiến tranh nhân dân không chỉ có lòng yêu nước, đoàn kết một lòng mà phải có vũ khí Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo mác.
	+ Kẻ thù đã quấn giẻ lên mười đầu ngón tay Tnú (kẻ thù cũng biết tác dụng của nhựa Xà nu). Chúng đã châm lửa đốt Mười ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc – Chất anh hùng ca thể hiện đậm nét. Nhưng mười ngón tay trở thành mười ngọn đuốc kia sẽ là ngọn lửa chuẩn bị tiêu diệt chúng khi dân làng Xô Man và nhân dân Tây Nguyên đứng dậy Lửa đã tắt trên mười ngón tay Tnú; Thế là bắt đầu rồi, cả rừng Xô Man ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng.
	+ Bàn tay của Tnú đã cụt mười ngón – Bàn tay đó biểu hiện cho triết lí về sức mạnh của chiến tranh của chiến tranh nhân dân phải có điều kiện tất yếu là chuẩn bị lực lượng và vũ khí đấu tranh. Mười ngón tay mày vẫn cụt thế à ? Không mọc ra được nữa à ?... ừ.... được! Ngón tay hai đốt cũng bắn súng được.
Bình luận : (1.0 điểm) 
 Đây là chi tiết có giá trị, cùng với hình tượng cây Xà nu, thể hiện sự ngưỡng vọng, ca ngợi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Tây Nguyên. Với nghệ thuật trì hoãn sử thi, Nguyễn Trung Thành đã vẽ nên vẻ đẹp anh hùng ca của nhân vật trong lòng bạn đọc qua nhiều thế hệ.
Câu 2 : (12 điểm) 
Bám vào văn bản nghệ thuật để làm sáng tỏ (từng khía cạnh hoặc lồng vào nhau) độ sâu sắc, đằm thắm, nồng nàn của cảm hứng yêu nước trong hai bài thơ Bên kia sông đuống và Đất nước.
 + Độ sâu sắc : Đất nước được cảm nhận (4.5 điểm)
 - Trên phương diện : thiên nhiên giang sơn đất nước, con người (trong cuộc sống tình cảm, trong chiến đấu), nhất là về truyền thống lịch sử, văn hoá cả trong hiện tại-quá khứ - tương lai.
 - ở những trạng huống khác nhau : Trong đau thương mất mát, trong đoàn kết, quật khởi đánh giặc, trong chiến thắng huy hoàng..., trong đó nhấn mạnh gương mặt mới đất nước và linh hồn mới của con người thời đại cách mạng dân chủ.
 + Sự đằm thắm thể hiện ở : (4.0 điểm) 
 - Độ chân thành dạt dào của cảm xúc về những đau thương, nuối tiếc hay tự hào. 
 - Những tình cảm, cảm xúc đó luôn gắn với ý thức trách nhiệm và hành động chiến đấu, hi sinh cụ thể cho quê hương, đất nước.
 + Khẳng định độ sâu sắc, đằm thắm đó làm nên cho bài thơ đạt đến đỉnh cao nhất đời thơ của nhà thơ (Bên kia sông Đuống là đỉnh cao của Hoàng Cầm, Đất nước là đỉnh cao của Nguyễn Đình Thi, những bài thơ sau này tuy vẫn tha thiết, nồng nàn về tình quê hương, đất nước nhưng chưa có bài nào gây ấn tượng sâu sắc như Bên kia sông Đuống, Đất nước). Lí giải được có độ sâu sắc, đằm thắm ấy là có sự gắn bó máu thịt, cảm xúc dược chín muồi của nhà thơ. (1.0 điểm)
b. Mối quan hệ giữa thơ và cuộc sống kháng chiến trong hai bài thơ trên. 
 (1.5 điểm)
 + Thơ phản ánh cuộc sống kháng chiến gian khổ, khó khăn nhưng hào hùng của dân tộc.
 + Hiện thực trong hai bài thơ trên là hiện thực cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
 + Các nhà thơ là các chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng – thơ là vũ khí tuyên truyền cho tinh thần yêu nước.
Lưu ý :
 - Học sinh có thể phân tích tổng hợp cả hai bài thơ làm rõ độ sâu sắc và đằm thắm hoặc tách tình bài thơ cũng được, miễn rằng bài làm phải thể hiện được độ sâu sắc và đằm thắm trong tình cảm yêu nước của Hoàng Cầm và của Nguyễn Đình Thi. 
 - Ưu tiên cho bài làm có sự so sánh mức độ và chiều sâu của cảm hứng yêu nước để khẳng định đỉnh cao của hai bài thơ Bên kia sông Đuống và Đất nước

…………………Hết…………………
Sở Giáo dục và Đào tạo kì thi học sinh giỏi 
 Thanh Hoá Lớp 12 THPT, BTTHPT, lớp 9 THCS
 Năm học : 2007 – 2008
 Đề dự bị 
Hướng dẫn chấm
Môn : Văn – Lớp 12 THpt
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 I- Lưu ý chung 
 1. Đảm bảo bài viết là văn bản hoàn chỉnh, có bố cục chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, chữ đẹp. (Mỗi câu cho 1.0 điểm) 
	2. ưu tiên cho những bài có sự sáng tạo trong kết cấu, hành văn trong sáng, độc đáo, cá tính. Những bài có dấu hiệu chép mẫu không cho quá điểm trung bình .
 II- Phần cụ thể
Câu 1 : (8.0điểm)
 	1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm : (1.0 điểm)
	Quang Dũng (1921 – 1988) là người tài hoa, tuy viết không nhiều nhưng được khẳng định trong thơ ca kháng chiến. Tây Tiến là bài thơ hay nhất của Quang Dũng, được viết năm 1948 khi nhà thơ đã xa rời đơn vị Tây Tiến. Cả bài thơ là nỗi nhớ sâu nặng về khoảng lùi chưa xa của Quang Dũng về thời chiễn đấu vừa gian khổ, khó khăn vừa hào hùng, hào hoa của anh bộ đội Cụ Hồ làm nhiệm vụ quốc tế.
	2. Nét mới lạ trong nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. (5.0 điểm)
	a. Nét mới lạ trong nội dung:
 + Bài thơ là nỗi nhớ của nhà thơ về đơn vị với những địa danh cụ thể: Sài Khao, Mường lát, Pha Luông, Mường Hịch.
 + Nói về thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng.
 + Nói về những kỉ niệm dọc đường hành quân – những gian khổ của dốc cao, mưa thâm, hoang dại và kỉ niệm tình quân dân cá nước.
 + Nói về cái gân guốc, dữ dằn của đoàn quân Tây Tiến.
 + Nói về những cái chết bi tráng của người lính xuất thân từ những sinh viên, thanh niên Hà Nội.
 Tóm lại: Đó là bài thơ mang đậm chất hào hùng, bi tráng mà không bi luỵ.
Nétđặc sắc nghệ t

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Van lop 9 lop12 tinh Thanh Hoa 2008.doc