Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Cấp huyện năm học: 2012-2013

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Cấp huyện năm học: 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒN ĐẤT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - CẤP HUYỆN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Năm học: 2012-2013


ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1:(2 điểm) Giải thích nghĩa của những thành ngữ sau và hãy cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
a) Nói băm nói bổ.
b) Nói úp nói mở.
c) Đánh trống lảng.
d. Mồm loa mép giải.
Câu 2: (4 điểm) Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để nêu cảm nhận được cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau:
“Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 Sè sè nấm đất bên đường,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
Câu 3: (14 điểm) Nêu cảm nhận của em về Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy./.



Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm





Họ tên thí sinh..........................................................Số báo danh..........................















PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒN ĐẤT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - CẤP HUYỆN
Năm học: 2012-2013

HƯỚNG DẪN CHẤM THI – ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN : NGỮ VĂN 
(gồm có 04 trang)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
	- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
	- Do yêu cầu đặc trưng bộ môn, giám khảo cần linh hoạt, chủ động trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc và sáng tạo.
	- Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
	- Điểm bài thi là điểm cộng của tất cả các câu và chỉ làm tròn số đến 0.25 điểm.

II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:

Câu
Nội dung
Điểm
1
Giải thích nghĩa của những thành ngữ sau và hãy cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
2.0

a, Nói băm nói bổ: Nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (Phương châm lịch sự)
b, Nói úp nói mở: Nói lấp lửng, mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết(phương châm cách thức)
c, Đánh trống lảng: Né tránh không muốn tham dự vào một chuyện nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ)
 d, Mồm loa mép giải: Lắm lời, đanh đá, nói át người khác(phương châm lịch sự)
0.5

0.5

0.5


0.5

2
Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để nêu cảm nhận được cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau:
“Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 Sè sè nấm đất bên đường,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
- Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng liên tiếp hàng loạt các từ láy: “nao nao”; “nho nhỏ”; “dàu dàu”; “sè sè”. Các từ láy thể hiện việc dùng từ của Thi nhân vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong người đọc. Cụ thể:
- Hai từ láy: “nao nao”; “nho nhỏ” gợi tả được cảnh sắc mùa xuân lúc chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân rất êm dịu; một bức tranh thật tĩnh lặng nhuốm đầy tâm trạng. Từ “nao nao” gợi tả cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện...Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng.
- Hai từ “sè sè”; “dàu dàu”(dầu dầu) gợi tả một nấm mồ quá nhỏ bé, lẻ loi, đơn độc, lạc lõng giữa ngày lễ “tảo mộ”; hai từ láy đã nhuốm màu sắc u ám lên cảnh vật... 
4.0





1.0



1.5







1.5
3
Thí sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và trình bày khác nhưng bài viết cần đảm bảo các ý sau:
14.0
MB









TB















































































KB









 Trăng - hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “Tĩnh dạ tứ” cũa Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương; “Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó chính là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”... 
1.5

 Chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Những sáng tác thơ của Nguyễn Duy sâu lắng và thấn đẫm cái hồn của ca dao, dân ca Việt Nam. 
 Tác giả đã mở đầu bài thơ với hình ảnh trăng trong kí ức tuổi thơ của nhà thơ và trong chiến tranh:
 “Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
 hồi chiến tranh ở rừng
 vầng trăng thành tri kỉ”
 Hình ảnh vầng trăng đang được trải rộng ra trong cái không gian êm đềm và trong sáng của thuổi thơ. Mỗi con người sinh ra và lớn lên có nhiều thứ để gắn bó và liên kết. Cánh đồng, sông và bể là nhưng nơi chốn cất, lưu giữ bao kỉ niệm của một thời ấu thơ mà khó có thể quên được. Với cách gieo vần lưng “đồng”, “sông” và điệp từ “với” đã diễn tả tuổi thơ được đi nhiều, tiếp xúc nhiều và được hưởng hạnh phúc ngắm những cảnh đẹp của bãi bồi thiên nhiên của tác giả. Khi lớn lên, vầng trăng đã theo tác giả vào chiến trường để “chờ giặc tới’. Trăng cùng họ trải nghiệm sương gió, vượt qua những đau thương và khốc liệt của bom đạn kẻ thù. 
 Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Vầng trăng đó, người bạn tri kỉ đó, ngỡ như sẽ không bao giờ quên được:
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
 ngỡ không bao giờ quên
 cái vầng trăng tình nghĩa”
 Vần lưng một lần nữa lại xuất hiện: “trần trụi”, “hồn nhiên”, “thiên nhiên” làm cho âm điệu câu thơ thêm liền mạch, dường như nguồn cảm xúc của tác giả vẫn đang tràn đầy
Thế rồi cái tâm hồn - vầng trăng ấy sẽ phải làm quen với một hoàn cảnh sống hoàn toàn mới mẻ:
“Từ hồi về thành phố
 quen ánh điện, cửa gương
 vầng trăng đi qua ngõ
 như người dưng qua đường”
 Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà. Người lính năm xưa nay cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”; quên đi người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể nào quên được, “người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen, không biết...
Không ai mãi sống trong một cuộc sống yên bình mà không có khó khăn, thử thách. Cũng như một dòng sông, đời người là một chuỗi dài với những quanh co, uốn khúc. Chính trong những khúc quanh co ấy, những biến cố ấy, con người mới thật sự hiểu được cái gì là quan trọng, cái gì sẽ gắn bó với họ trong suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời.
 “Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
 như là đồng là bể
 như là sông là rừng”.
 Khi người đối mặt với trăng, có cái gì đó khiến cho người lính áy náy dù cho không bị quở trách một lời nào. Hai từ “mặt” trong cùng một dòng thơ: mặt trăng và mặt người đang cùng nhau trò chuyện. Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình...
Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người. 
Vầng trăng trong khổ thơ thứ ba đã thực sự thức tỉnh con người.
 “Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình”
 Khổ thơ cuối cùng mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người giật mình. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình để thức tỉnh lương tri...
2.0




















2.0










2.0












2.5





















2.5







“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người phải biết: “Uống nước nhớ nguồn”. Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. Còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn.
 Bài thơ không chỉ hay về nội dung mà còn có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình đã gây ấn tượng mạnh, sâu sắc trong lòng người đọc.
1.5

Cách tính điểm:
Điểm từ 10 đến 12: Bài viết thể hiện hoàn chỉnh nội dung yêu cầu, văn viết có cảm xúc, trình bày rõ ràng trong sáng .
Điểm từ 6,9 đến 9,9: Nội dung khá hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát lời văn có cảm xúc.
Điểm từ 4,0 đến 6,8: Nội dung còn thiếu một số chỗ nhưng về cơ bản đã nêu được đầy đủ theo yêu cầu, trình bày còn sai chính tả nhưng không đáng kể.
Các trường hợp còn lại giáo viên cần chấm theo yêu cầu của đề bài và thực tế học sinh trình bày trong bài làm của mình. 
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa cho mỗi ý, mỗi câu khi bài viết của thí sinh đạt yêu cầu về cả kiến thức lẫn kỹ năng theo yêu cầu chung đã nêu và phải trình bày đúng chính tả.













File đính kèm:

  • docDe thi HSG cap huyen mon co dap an.doc
Đề thi liên quan