Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng tỉnh năm học 2011 - 2012

pdf3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng tỉnh năm học 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: 
Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. 
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 VÒNG TỈNH 
 NĂM HỌC 2011 - 2012 
 
 * Môn thi: Ngữ Văn 
 * Bảng: A 
 * Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) 
 
ĐỀ 
 
Câu 1: (8 điểm) 
Có người cho rằng: "Môi trường là cái nôi của con người". Từ thực tế của 
lớp, trường và quê hương mình; em hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên. 
Câu 2: (12 điểm) 
Từ những hiểu biết về hai bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải và 
"Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương, em hãy phân tích để làm nổi bật những nét 
tương đồng và điểm khác biệt trong cách thể hiện niềm ước nguyện chân thành 
của mỗi nhà thơ. 
 
--- HẾT --- 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Gồm 01 trang) 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
1 
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 VÒNG TỈNH 
 NĂM HỌC 2011 - 2012 
 
 * Môn thi: Ngữ văn 
 * Bảng: A 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 1: (8 điểm) 
 1. Yêu cầu về kỹ năng: 
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng, hợp lí, chặt chẽ. 
- Chữ viết đẹp, đúng các qui định về chính tả, từ ngữ. 
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, trôi chảy. 
- Cảm xúc chân thành; trình bày sáng tạo, sạch đẹp. 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
 Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; về cơ bản cần triển 
khai và làm rõ được các yêu cầu chủ yếu dưới đây: 
a. Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Vai trò và tầm quan trọng của 
môi trường đối với đời sống con người. (1 điểm) 
b. Trình bày suy nghĩ về vấn đề nghị luận trên cơ sở liên hệ với thực 
tế của lớp, trường và quê hương: 
- Môi trường là gì? Tại sao xem môi trường là cái nôi của con người? 
 (1,5 điểm) 
- Thực trạng của môi trường và ý thức bảo vệ môi trường (ở lớp, trường 
và quê hương) hiện nay? (1,5 điểm) 
- Môi trường có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt đối với đối với đời 
sống con người. Vì vậy, cần có những hành động thiết thực để giữ cho môi 
trường luôn được trong sạch, đảm bảo an toàn và bền vững cho sự tồn tại và 
phát triển của con người, của lớp, trường, quê hương và rộng hơn là toàn thế 
giới 
(Bài làm cần nêu được những đánh giá và đề xuất cụ thể) (3 điểm) 
c. Khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết phải bảo vệ "môi trường - 
cái nôi" của sự sống con người. (1 điểm) 
(Chú ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt cả yêu cầu về kỹ năng và kiến 
thức.) 
Câu 2: (12 điểm) 
1. Yêu cầu về kỹ năng: 
- Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ. 
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng; cảm xúc chân thành, diễn đạt sáng tạo, trình bày sạch, 
đẹp; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
- Bài viết có vài đoạn hay, đặc sắc. 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
 a. Giới thiệu khái quát về nội dung nghị luận (1điểm) 
b. Phân tích - so sánh để làm nổi bật những nét tương đồng và điểm 
khác biệt….: (10 điểm) 
- Nêu khái quát nội dung chính của hai bài thơ (2 điểm) 
(Gồm 02 trang) 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
2 
+ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất 
nước cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ góp một mùa xuân 
nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 
+ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của 
nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. 
- Điểm giống nhau trong niềm ước nguyện của hai bài thơ: (3 điểm) 
 Cùng có cảm xúc trước khung cảnh thiên nhiên, đất trời, trực tiếp đón 
nhận những điều tốt đẹp của cuộc sống (mùa xuân, đến lăng Bác) để rồi niềm 
ước nguyện được dâng lên. Những ước nguyện đó được thể hiện qua những từ 
ngữ gợi hình đồng điệu: làm con chim, làm cành hoa …để có thể cống hiến 
những phần tốt đẹp nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước, cho Người đã hi 
sinh cả cuộc đời vì đất nước mà ai cũng phải kính trọng. 
 - Những điểm khác nhau trong cách thể hiện ước nguyện của mỗi nhà 
thơ: (3 điểm) 
 + Với Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ thể hiện một quan niệm sống đẹp 
và đầy trách nhiệm của một con người. Nhà thơ thể hiện tình cảm xúc động, 
mãnh liệt song cũng hết sức khiêm nhường (Một nốt trầm xao xuyến, lặng lẽ 
dâng cho đời). Thể thơ 5 chữ với nhạc điệu trong sáng, tha thiết gần gũi với lối 
dân ca. 
 + Ở Viễn Phương, có sự đồng nhất trong cảm xúc “nỗi nhớ thương” ngay 
cả khổ đầu cho đến khổ cuối đều nhắc đến hình ảnh “cây tre” thể hiện ước 
nguyện được tri ân Bác. Từ “trung hiếu” trong câu thơ phát triển từ tư tưởng 
trung hiếu thời phong kiến “tận trung với nước, tận hiếu với dân” nhưng lại thể 
hiện được tư tưởng, tình cảm mới của nhà thơ. 
Giọng thơ phù hợp với nội dung tình cảm, hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo 
kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ vừa gần gũi vừa sâu sắc. 
- Biện pháp nghệ thuật: Đặc sắc trong hai khổ thơ sử dụng điệp từ, điệp 
ngữ. Phép tu từ ẩn dụ. Nhiều hình ảnh tươi sáng, giản dị, có ý nghĩa được đưa 
vào so sánh trong hai bài thơ. (2 điểm) 
(Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng mỗi ý trên 
đều phải được phân tích, minh họa bằng dẫn chứng cụ thể) 
c. Khái quát lại nội dung phân tích - so sánh và đánh giá về sự thành 
công của mỗi tác giả. (1 điểm) 
(Chú ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt cả yêu cầu về kỹ năng và kiến 
thức.) 
* Lưu ý: 
 + Trong quá trình chấm, giám khảo phải đặc biệt chú ý phát hiện và trân 
trọng những bài làm có tính sáng tạo, có dấu ấn riêng; không cứng nhắc, máy 
móc trong vận dụng đáp án và biểu điểm. 
 + Hướng dẫn chấm trên đây chỉ mang tính định hướng, gợi ý. Trường hợp 
bài làm của thí sinh có những sáng tạo riêng (ngoài đáp án), tổ giám khảo tiến 
hành thảo luận và thống nhất việc cho điểm. 
 
--- HẾT--- 

File đính kèm:

  • pdfDap anDe thi HSGNgu van 9Bac Lieu20112012Bang A.pdf