Kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 THCS - Năm học 2005-2006

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 THCS - Năm học 2005-2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ubnd tỉnh hải dương
Đề chính thức
sở giáo dục và đào tạo
Kỳ thi chọn học sinh giỏi năm học 2005-2006
Môn: Ngữ văn, Lớp 9 THCS
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề gồm 01 trang)



	Câu 1 (2 điểm):
	1) Đọc kỹ câu thơ và trả lời các câu hỏi sau:
	Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
	(Theo Ngữ văn 9, tập 2)
	a) Những ý dưới đây, ý nào nêu được nội dung của câu thơ:
 - Là họat động có thực ở vùng núi cao, “người đồng mình”lao động vất vả, 
cực nhọc để tồn tại.
- Niềm tự hào về sức sống bền bỉ , mạnh mẽ của quê hương.
 	- Khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương.
	b) Trong các ý trên, ý nào được hiểu theo nghĩa tường minh, ý nào được hiểu theo nghĩa hàm ý?
	c) Phân tích phương thức tu từ được sử dụng trong câu thơ.
	d) Trong 50 câu thơ được chọn tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ IV (2006) có một câu thơ của Y Phương:
	Người Tày mình tự đục đá kê cao quê hương (theo báo Văn nghệ số 7/2006).
	Theo em viết “Người Tày mình” và “Người đồng mình” cách viết nào hay hơn? Hãy giải thích.
	Câu 2 (2 điểm):
	Cảm nhận của em về từ “bếp lửa” trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt (đã học trong chương trình Ngữ văn 9).
	Câu 3 (6 điểm):
	Với ánh trăng (Nguyễn Duy) và Nói với con (Y Phương) hai nhà thơ muốn gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ.
	Em hãy phân tích những nội dung mà Nguyễn Duy và Y Phương muốn “gửi” qua hai bài thơ trên.

*****Hết*****

Họ và tên thí sinh: ...........................................Số BD: ...............................................
Giám thị số 1: .......................................... Giám thị số 2: ..............................................





Hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn, lớp 9 THCS
Năm học 2005-2006

	Câu 1: 
a) – Hoạt động có thực ở vùng núi cao, “người đồng mình”lao động vất vả, 
cực nhọc để tồn tại.
 	- Khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương. (0,5 điểm).
b) ý: họat động có thực ở vùng núi cao, “người đồng mình”lao động vất vả, 
cực nhọc để tồn tại là nghĩa tường minh; ý : khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương là nghĩa hàm ý (0,5 điểm)
c) Phương thức tu từ được sử dụng trong câu thơ là phương thức ẩn dụ. Từ “kê” là từ được dùng theo nghĩa chuyển Quê hương là khái niệm trừu tượng ở đây “kê” được dùng theo nghĩa chuyển khái quát tinh thần tự tôn ý thức bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương.	(0,5 điểm).
d) Viết “người đồng mình” câu thơ hay hơn, sức khái quát cao hơn và mang giọng điệu riêng. được hiểu vùng mình, người miền mình, người ruột thịt, người cùng dân tộc. Người Tày mình chỉ dừng lại ở một dân tộc (0,5 điểm).

Câu 2: Từ “bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được nhà thơ lặp nhiều lần và mỗi lần lặp lại mang một sắc thái riêng, tính khái quát cao hơn.
- Bếp lửa: bếp lửa hồng sớm mai trong gia đình ở một vùng quê yên tĩnh (bếp lửa thực)
- Bếp lửa: 
+ Gợi kỷ niệm, tình yêu thương, lòng nhân ái, niềm tin và hi vọng là “bếp lửa” “kỳ lạ” và “thiêng liêng”.
+ Giúp hình dung được một thời điểm lịch sử dân tộc đi qua.
+ Là những gì gắn bó với tuổi thơ đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong hành trình cuộc đời. (1 điểm).
Cho 2 điểm khi: Nêu đủ ý, văn viết có cảm xúc, mắc ít lỗi diễn đạt.
Cho 1 điểm khi: nêu gần đủ ý, văn viết trôi chảy, mắc vài lỗi diễn đạt.
	Giám khảo căn cứ thang điểm trên để cho các điểm còn lại.

Câu 3:
	A- Yêu cầu:
1) Về nội dung: Bài làm có thể có bố cục khác nhau nhưng phải đúng với kiểu bài nghị luận văn học trên cơ sở hiểu hai bài thơ, nhìn chung cần nêu được các ý chính:
- Đạo lí sống tình nghĩa, thuỷ chung với con người, với quê hương, với đất nước; là thái độ đối với quê hương, đối với con người (cả với bản thân mình); thái độ đối với quá khứ.
- Tự hào về truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương, bình tĩnh, tự tin trên đường đời.


2) Về hình thức:
Vận dụng được các phép lập luận đã học. Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ. Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc. Không mắc lỗi về câu, dùng từ, chính tả thông thường (lỗi diễn đạt).
	B- Tiêu chuẩn cho điểm
+ Điểm 6: Bài làm đạt các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
+ Điểm 4: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung, cách l
ập luận. Có thể còn vài sai sót nhỏ nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Diễn đạt lưu loát, có thể mắc vài ba lỗi diễn đạt nhưng không làm sai ý người viết.
+ Điểm 3: Bài đạt khoảng nửa số ý hoặc đủ ý nhưng dẫn chứng nghèo, thiếu sức thuyết phục. Diễn đạt chưa tốt nhưng đã làm rõ được ý. Mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không phải lỗi nặng.
+ Điểm 1: Bài làm chưa đạt các yêu cầu. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
+ Điểm 0: Lạc đề sai cả nội dung và phương pháp.
Lưu ý: Người chấm căn cứ vào thang điểm để cho các điểm khác, có thể lẻ 0,25 và không làm tròn số.





	

File đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi 9 mon Van hai duong 2006co dap an.doc
Đề thi liên quan