Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2012 - 2013 môn địa

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2012 - 2013 môn địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
Môn: ĐỊA LÝ LỚP 12 THPT – BẢNG A. 
Ngày thi: 14/12/2012
(Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang)

Câu
Ý
Nội dung chính
Điểm
I.
3,0đ
1
Một máy bay bay từ Hà Nội lúc 5 giờ sáng ngày 12/12/2012, đến Đức lúc 10 giờ sáng ngày 12/12/2012. Như vậy, máy bay bay mất mấy giờ? (Biết tại Đức múi giờ số 1). Sau 21 giờ máy bay đến, máy bay đó bay về Việt Nam. Hỏi máy bay đó đến Hà Nội lúc mấy giờ, ngày nào? (Biết rằng thời gian bay về bằng thời gian bay đi).
1.5


- Do Việt nam nằm ở múi giờ số 7, Đức ở múi giờ số 1 nên Việt Nam sớm hơn Đức 6 giờ. Khi máy bay đến Đức lúc 10 giờ sáng ngày 12/12/2012 nghĩa là ở Việt Nam tương ứng với 16 giờ ngày 12/12/2012. Vì vậy, thời gian máy bay bay từ Hà Nội đến Đức là 11 giờ. 
0.75


- Sau 21 giờ bay đến, máy bay bay từ Đức về Việt Nam, thời gian bay không đổi, mất 11h. Do đó, máy bay đến Hà Nội lúc 24h ngày 13/12/2012 (hoặc 0h ngày 14/12/2012). 
0.75

2
Trước tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nước ta có những thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức?
1.5


- Đường lối chính sách của Đảng để phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ …
0.5


- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam rất lớn, nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và sáng tạo. ..
0.25


- Cơ sở vật chất và kĩ thuật ngày càng vững mạnh …
0.25


- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận, giao lưu, hội nhập với nền kinh tế tri thức của thế giới và khu vực… 
0.25


- Thuận lợi khác…
0.25
II.
4.5 đ
1
Địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thể hiện rõ đặc điểm địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
2.25


* Tính chất nhiệt đới ẩm của địa hình miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ.



- Phạm vi lãnh thổ: Miền này gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng…
0.25


- Ở vùng núi Đông Bắc quá trình xâm thực diễn ra mạnh, biểu hiện: 
0.25


+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị chia cắt, đất bị xói mòn, rửa trôi. Khi mưa lớn còn xảy ra hiện tượng trượt lở đất...
0.25


+ Ở vùng núi đá vôi hình thành dạng địa hình cacxtơ với nhiều hang động (dẫn chứng)
0.25


+ Tại các vùng thềm phù sa cổ địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
0.25


- Ở vùng đồng bằng sông Hồng quá trình bồi tụ diễn ra nhanh: Hàng năm đồng bằng mở rộng ra biển hàng chục mét, nhất là ở phía Đông Nam của đồng bằng này.
0.5


* Nguyên nhân:



- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn tập trung theo mùa…
0.25


- Đồi núi dốc, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật, đồng bằng ở hạ lưu sông…
0.25





2
Tài nguyên đất của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đa dạng. 
2.25


- Phạm vi: Từ dãy núi Bạch Mã trở vào cực Nam …
0.25


- Tài nguyên đất khá đa dạng với nhiều loại đất khác nhau…
0.5


* Nhóm đất Feralit:



+ Đất feralit trên đá bazan: tập trung chủ yếu ở cao nguyên của Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…
0.25


+ Đất feralit trên các loại đá khác: chiếm diện tích lớn, phân bố rộng rãi ở vùng núi Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ. ..
0.25


* Nhóm đất phù sa:



+ Đất xám trên phù sa cổ: tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ (90.000 ha), ngoài ra còn có ở Duyên hải Nam trung bộ.
0.25


+ Đất phù sa sông: Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (van sông Tiền, sông Hậu), rải rác ven các sông ở Duyên hải Nam trung bộ, Tây Nguyên.
0.25


+ Đất cát biển: phân bố dọc bờ biển, chủ yếu ở Duyên hải Nam trung bộ.
0.25


+ Đất phèn, đất mặn: chiếm 2/3 diện tích của Đồng bằng Sông Cửu Long và rải rác ở ven biển Duyên hải Nam trung bộ. 
0.25
III.

1
Nêu phạm vi lãnh thổ nuớc ta.
1.5
4,5 đ

- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
0.25


- Vùng đất: 



+ Diện tích là 313 212 km2 (Niêm giám thống kê 2006; Có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền…; Đường bờ biển dài 3260 km…(dẫn chứng)
0.25


+ Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và 2 quần đảo trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
0.25


- Vùng biển:



+ Có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông. Vùng biển của nước ta tiếp giáp với vùng biển của 7 quốc gia…(dẫn chứng)
0.25


+ Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng biển tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. 
0.25


- Vùng trời:



+ Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo. 
0.25


*) Tại sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?
0.75


- Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 
0.25


+ Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến có nền nhiệt độ cao …; Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng cuả gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á… nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt. 
0.25


+ Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông… đã làm cho thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển…
0.25

2
Kể tên các vườn quốc gia theo ba miền tự nhiên ở nước ta. Thảm thực vật của vườn quốc gia Mũi Cà Mau khác với thảm thực vật của vườn quốc gia Bạch Mã ở những điểm nào?
2.25


*) Kể tên các vườn quốc gia theo ba miền tự nhiên:



- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì, Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Thuỷ.
0.5


- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Hoàng Liên, Xuân Sơn, Cúc Phương, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã.
0.5


- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Chư Yang Sin, Phước Bình, Bidoup-Núi Bà, Bù Gia Mập, Núi Chúa, Cát Tiên, Lò Gò - Xa Mát, Tràm Chim, Phú Quốc, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Mũi Cà Mau, Côn Đảo.
0.5


*) Thảm thực vật của vườn quốc gia Mũi Cà Mau khác với thảm thực vật của vườn quốc gia Bạch Mã ở những điểm:



+ Do nằm ở 2 miền khí hậu khác nhau, có độ cao khác nhau nên hệ thực vật của 2 vườn khác nhau rõ rệt. 
0.25


+ Vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở độ cao hơn 1400m, trong miền khí hậu Đông Trường Sơn, chịu tác động của gió mùa đông bắc nên có hệ sinh thái nhiệt đới gió mùa, phân hoá theo đai cao rõ nên có các loại rừng chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và trảng cỏ cây bụi…
0.25


+ Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nằm ở vùng thấp, ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long, có khí hậu cận xích đạo gió mùa, không có sự phân hoá theo đai cao nên thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn,.
0.25
IV.
4,0đ
1
Dựa vào Átlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: So sánh sự khác nhau của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và vùng khí hậu Nam Trung Bộ. 
2.5


* Phạm vi: 



+ Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ kéo dài từ Nghệ An tới phía bắc dãy Bạch Mã. 
0.25


+ Vùng khí hậu Nam Trung Bộ là phần lãnh thổ dọc duyên hải từ Đà Nẵng đến Mũi Dinh (Ninh Thuận).
0.25


*) Khác nhau:



- Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ thuộc miền khí hậu phía Bắc
0.25


+ Chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông bắc…nên có mùa đông tương đối lạnh…
0.25


+ Chịu tác động của gió Tây khô nóng vào đầu mùa hạ…
0.25


+ Bão hoạt động mạnh nhất vào tháng 9, với tần suất 1,3- 1,7 cơn bão/tháng. 
0.25


- Vùng khí hậu Nam Trung Bộ thuộc miền khí hậu phía Nam
0.25


+ Không chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc mà chủ yếu chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong nên mùa đông ấm…
0.25


+ Ít chịu tác động của gió Tây khô nóng vào đầu mùa hạ…
0.25


+ Bão hoạt động mạnh nhất vào tháng 10, tần suất 1,0 – 1,3 cơn bão/tháng. 
0.25


*) Lưu ý: Thưởng 0,5 điểm khi học sinh nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, lượng mưa nhưng tổng điểm của ý không quá 2,5 điểm. 


2
 Giải thích tại sao vùng khí hậu Bắc Trung Bộ gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác ở nuớc ta?
1.5


- Gió phơn Tây Nam ở Bắc Trung Bộ hoạt động từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 8. Gió thổi từng đợt, kéo dài 2-5 ngày, có khi tới hơn 15 ngày. Thời tiết đặc trưng là rất khô, và nóng. 
0.5


- Bắc Trung Bộ là khu vực hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển gió phơn Tây Nam... 
0.25


- Hoàn lưu khí quyển: Vào mùa hạ, áp thấp Bắc Bộ phát triển mạnh với tâm áp thấp ở Đồng bằng Sông Hồng đã hút gió từ phía tây tạo thuận lợi để khối khí chí tuyến vịnh Bengan vượt Trường Sơn thổi tới Bắc Trung Bộ theo hướng Tây Nam.
0.25


- Địa hình và bề mặt đệm:



+ Bắc Trung Bộ là khu vực hẹp ngang, phần lớn là đồi núi, phía tây là khu vực Trường Sơn Bắc với nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, một số đỉnh cao hơn 2000m đã tạo nên tính chất khô nóng cho loại gió này.
0.25


+ Phía đông là những đồng bằng ven biển được bồi đắp bởi vật liệu phù sa sông, biển, bề mặt cát rất phổ biến. Tính chất khô nóng của cát, thực vật kém phát triển... là những nhân tố góp phần tăng cường sự bốc hơi bề mặt, tăng mức độ khô nóng cho gió Tây.
0.25




V. 

1
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện biến thiên lưu lượng nước trung bình của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai.
1.5
4.0

- Yêu cầu: 	+ Biểu đồ đường. Biểu đồ đảm bảo tính chính xác, thẩm mĩ, có tên biểu đồ, chú giải, số liệu (Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên trừ 0,25 điểm)
	+ Nếu vẽ các dạng biểu đồ khác không cho điểm.
1.5





2
So sánh và giải thích đặc điểm thủy chế của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai.
2.5


- Tổng lượng nước của sông Đồng Nai lớn hơn sông Thu Bồn (dẫn chứng), do sông Đồng Nai có diện tích lưu vực lớn, có nhiều phụ lưu và dài hơn.
0.5


- Chế độ nước của hai sông đều phân mùa lũ và cạn rõ rệt do khí hậu phân mùa. Tuy nhiên, sự phân chia mùa lũ và mùa cạn của 2 sông này rất khác nhau…
0.5


+ Sông Thu Bồn có mùa lũ chính ngắn và muộn, xảy ra vào thu - đông (từ tháng 10 đến tháng 12) với lưu lượng nước rất lớn... Tháng đỉnh lũ là tháng 11...(dẫn chứng). Ngoài ra có lũ tiểu mãn xảy ra vào tháng 6, tháng 7. Mùa cạn rất dài từ tháng 1 đến tháng 9, tháng kiệt nhất là tháng 4.
0.25


+ Sông Đồng Nai: lũ vào hạ - thu ( từ tháng 7 đến tháng 11)…, tháng có lượng nước cao nhất là tháng 8 . Mùa cạn dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6), tháng kiệt nhất là tháng 3...(dẫn chứng)
0.25


- Nguyên nhân: Do lưu vực mỗi sông nằm trong hai vùng khí hậu có chế độ mưa khác nhau. Sông Thu Bồn thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ có mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12. Sông Đồng Nai có thượng nguồn thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên, hạ lưu thuộc vùng khí hậu Nam Bộ đều có mưa vào mùa hạ.
0.5


- Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn, giữa lưu lượng nước cực đại và cực tiểu của sông Đồng Nai lớn hơn sông Thu Bồn, do sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô của Tây Nguyên và Nam Bộ sâu sắc hơn vùng Nam Trung Bộ.
0.5
* Chú ý: 	- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm.
 	- Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng bảo đảm ý chính, đúng nội dung vẫn cho điểm tối đa. 

File đính kèm:

  • docDap an chinh thuc Bang A nam 2012-2013.doc