Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2012 - 2013 môn thi: ngữ văn 12 trung học phổ thông - bảng a

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2012 - 2013 môn thi: ngữ văn 12 trung học phổ thông - bảng a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
Đề thi chính thức 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013


 
Môn thi: NGỮ VĂN 12 THPT - BẢNG A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (8 điểm).
	Phía sau lời nói dối...
Câu 2 (12 điểm).
	Mỗi bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có khả năng làm sống dậy trong lòng người đọc những liên tưởng phong phú.
	Cảm nhận của anh/chị về một bài thơ như thế.

--- Hết ---
























Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
Đề thi chính thức 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

 

Môn thi: NGỮ VĂN 12 THPT - BẢNG B
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (8 điểm).
	Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark:
“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.
 (Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh - 2008, tr.38)

Câu 2 (12 điểm).
	Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

--- Hết ---
























Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
Đề thi chính thức 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

 
Môn thi: NGỮ VĂN 12 - BT THPT
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8 điểm).
	Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark:
“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.
 (Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh - 2008, tr.38)
Câu 2 (12 điểm).
	Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
	Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
	Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
	Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
	Mường Lát hoa về trong đêm hơi
	Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
	Heo hút cồn mây súng ngửi trời
	Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
	Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
	Anh bạn dãi dầu không bước nữa
	Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
	Chiều chiều oai linh thác gầm thét
	Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
	Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
	Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục)


--- Hết ---









Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG A
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

A.Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1. (8 điểm)
Đây là dạng đề mở, người viết cần đưa ra được quan điểm riêng của mình và lựa chọn kiểu văn bản phù hợp. Sau đây là một số gợi ý về nội dung.
1. Nói dối là nói không đúng sự thật. Đây là một biểu hiện thường gặp trong cuộc sống. 
2. Phía sau lời nói dối có thể là:
	- Những động cơ, nguyên nhân khác nhau: những toan tính, thủ đoạn của kẻ
không trung thực; sự yếu đuối, hèn nhát của người không dám đối diện sự thật;
né tránh sự thật đau lòng, không muốn làm tổn thương người khác...
	- Những trạng thái tâm lí, cảm xúc khác nhau: buồn - vui, đau khổ - hạnh
phúc, hối hận - hả hê,...
	- Những hệ lụy không ai mong muốn, những hậu quả khôn lường: lời nói dối
có thể kéo theo những hành động gian dối, làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin giữa con người với nhau, gây bất ổn nhiều mặt trong xã hội,...
3. Bài học:
- Nói dối là một thói xấu, vì thế con người cần rèn luyện cho mình phẩm chất trung thực, không được nói dối.
- Cần lên án, phê phán nghiêm khắc những kẻ nói dối cũng như những hành vi gian dối. Nhưng cũng nên có cách nhìn nhận thấu đáo nếu phải nghe những lời nói dối.
- Trong tình huống, cảnh ngộ cụ thể, nhất thời, con người có thể buộc phải nói dối. Tuy nhiên, không được lạm dụng lời nói dối. Bởi suy cho cùng, trong cuộc sống không ai muốn nghe hoặc phải nói những lời gian dối và sớm muộn sự thật cũng sẽ được phơi bày.
Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt.

Câu 2. (12 điểm)
	Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học, cảm thụ tác phẩm và kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận.
	Sau đây là một số gợi ý:
1.Giải thích:
	- Bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo: mới mẻ về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật.
	- Có khả năng làm sống dậy trong lòng người đọc những liên tưởng phong phú: gợi nhắc các tác phẩm văn học nghệ thuật khác, đánh thức những rung động trong lòng người ...
2. Cảm nhận về một bài thơ như thế:
	Học sinh có thể chọn một bài thơ theo cảm nhận riêng của mình, miễn là: 
	- Bài viết chỉ ra và phân tích được những đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, nhịp điệu, xây dựng hình tượng,... để làm nổi bật cảm xúc của chủ thể trữ tình.
	- Từ cảm nhận về bài thơ, người viết có được những liên tưởng đa chiều hướng đến những lời thơ, câu văn đẹp khác có nét gần gũi về đề tài, chủ đề, bút pháp...; gợi những cảm xúc sâu lắng trước vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống...
3. Đánh giá:
	- Đóng góp của bài thơ về nội dung và nghệ thuật.
	- Người đọc cần có ý thức bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi kĩ năng, tích lũy kiến thức để phát huy khả năng liên tưởng trong quá trình cảm nhận tác phẩm văn học. 
Biểu điểm:
- Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
- Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 8-9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi.
- Điểm 6-7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 4-5: Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt.
- Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt.







SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG B
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
A.Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1 (8 điểm).
1.Giải thích:
- Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
- nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con suối...
2. Bình luận:
- Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích.
- Nhưng phải luôn ý thức rằng:
 + Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị.
 + Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học:
- Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm...
- Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.
Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được khoảng một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt.

Câu 2 (12 điểm).
	Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học, cảm thụ tác phẩm và kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận.
	Sau đây là một số gợi ý:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
2. Giải thích khái niệm chất thơ: là chất trữ tình, thể hiện qua việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 
3. Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ: 
	- Chất thơ toả ra từ cảnh vật quê hương: cảnh chiều, bầu trời đêm, “mùi quê hương”... bình dị, thân thuộc, êm ả, gợi u buồn man mác...
	- Chất thơ toả ra từ hồn người: tâm hồn hai đứa trẻ ngây thơ mà tinh tế, nhạy cảm, nhân hậu, gợi nỗi buồn trong sáng.
	- Hệ thống lời văn, hình ảnh đầy chất thơ: câu văn mềm mại giàu nhạc tính, ngôn ngữ có khả năng diễn tả những tình cảm mơ hồ, nhẹ nhàng thoáng qua...
4. Đánh giá:
- Chất thơ là yếu tố làm nên vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn cho truyện ngắn Hai đứa trẻ.
- Chất thơ làm nên dấu ấn phong cách Thạch Lam: "mỗi truyện ngắn như một bài thơ trữ tình đượm buồn..."
Biểu điểm:
- Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
- Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 8-9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi.
- Điểm 6-7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 4-5: Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt.
- Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt.


















SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
Môn thi: NGỮ VĂN 12 - BT THPT 
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
A.Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, ít mắc lỗi chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1 (8 điểm).
1.Giải thích:
- Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
- nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con suối...
2. Bình luận:
- Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích.
- Nhưng phải luôn ý thức rằng:
 + Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị.
 + Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học:
- Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm...
- Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.
Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng được các yêu cầu trên, hành văn trong sáng.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được khoảng một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt.

Câu 2 (12 điểm).
1. Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ.
2. Cảm nhận đoạn thơ:
- Về nội dung:
	+ Cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ chơi vơi, da diết về những cuộc hành binh năm xưa của đoàn quân Tây Tiến đầy gian khổ nhưng vẫn lạc quan, đầm ấm, thắm tình quân dân...
	+ Bức tranh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ mà hiểm trở, hoang dại mà đầy bí ẩn và thơ mộng, trữ tình với những núi cao, vực sâu, thác lớn, thú dữ,...; những tên bản tên làng lạ lẫm đầy sức gợi...
- Về nghệ thuật: bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ giàu nhạc tính và hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao...
3. Đánh giá:
- Khẳng định vai trò của đoạn thơ trong việc góp phần thể hiện nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Khẳng định vị trí của nhà thơ Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung.
Biểu điểm:
- Điểm 11-12: Đáp ứng được các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 8-9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi.
- Điểm 6-7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 4-5: Đáp ứng được một số ý, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt.



















SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
Đề thi dự bị 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

 
Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8 điểm).
	Ngày hôm qua...
Câu 2 (12 điểm).
	Công việc của nhà văn là phát hiện vẻ đẹp ở chính chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức.
(Một vài ý nghĩ - Theo dòng, Thạch Lam)
	Từ việc cảm nhận một nhân vật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên.


--- Hết ---




















Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
Đề thi dự bị 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

 
Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG B
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8 điểm).
	Ngày hôm qua...
Câu 2 (12 điểm).
	Hình tượng thiên nhiên trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).


--- Hết ---



























Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
Đề thi dự bị 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

 
Môn thi: NGỮ VĂN 12 - BT THPT
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8 điểm).
	Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau của M.L.Kinh:
	Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt.
Câu 2 (12 điểm).
	Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
	Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
	Quân xanh màu lá dữ oai hùm
	Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
	Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
	Rải rác biên cương mồ viễn xứ
	Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
	Áo bào thay chiếu anh về đất
	Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục)


--- Hết ---
















Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................

File đính kèm:

  • docDe va DA HSG tinh 12 mon Ngu van nam 20122013.doc