Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 thpt năm học 2013 – 2014 môn thi: lịch sử thời gian làm bài: 180 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 thpt năm học 2013 – 2014 môn thi: lịch sử thời gian làm bài: 180 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 (2,0 điểm): Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến lớn nào? Điều đó đưa đến chuyển biến gì trong xã hội Việt Nam? Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 3 (2,5 điểm): Hoạt động đấu tranh, mục đích cách mạng của khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Đánh giá hạn chế chung của khuynh hướng này trong hai giai đoạn trên. Câu 4 (2,0 điểm): Hiệp ước Ba-li của tổ chức ASEAN kí tháng 2-1976 đã xác định những nguyên tắc cơ bản nào? Tại sao Hiệp ước này được coi là cơ sở tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển của ASEAN? Câu 5 (2,0 điểm): “Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới” (Sách giáo khoa Lịch sử - Lớp 12, trang 56). a. Sự khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trước và sau năm 1977 là gì? b. Những nguyên nhân nào đã khiến Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại vào thời gian đó? -----------------------Hết----------------------- Họ và tên thí sinh...............................................Số báo danh................................................ Chữ ký của giám thị I........................................Chữ ký của giám thị II................................. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi: Lịch sử HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Hướng dẫn chung 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm, thì vẫn cho điểm như hướng dẫn qui định 2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi: + Trả lời đúng, có diễn giải cụ thể + Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25 Đáp án và thang điểm Ý NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (2,0 điểm): Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến lớn nào? Điều đó đưa đến chuyển biến gì trong xã hội Việt Nam? 1 Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, đưa đến nhiều chuyển biến ở Việt Nam... 0,5 2 Chuyển biến lớn nhất về kinh tế: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam. 0,5 3 Chuyển biến về kinh tế đã đưa đến sự xuất hiện những lực lượng xã hội mới: 0,75 - Giai cấp công nhân ra đời 0,25 - Những lớp người đầu tiên của tư sản xuất hiện 0,25 - Tầng lớp tiểu tư sản xuất hiện 0,25 * KL: Sự chuyển biến này đã tạo cơ sở nền tảng cho phong trào giải phóng dân tộc bước phát triển theo xu hướng mới 0,25 Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất. 1 Năm 1884, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. Phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ .... 0,25 2 Những đặc điểm của của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc 1,25 - Cuối thế kỷ XIX, ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, các phong trào đấu tranh đều đã thất bại.... 0,25 - Trong bối cảnh đó, tư tưởng dân chủ tư sản dần ảnh hưởng vào Việt Nam, đưa đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX... nhưng do những hạn chế nên cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đã thất bại..... 0,25 - Bên cạnh khuynh hướng dân chủ tư sản, đầu thế kỷ XX các phong trào đấu tranh chống Pháp của nông dân, binh lính... vẫn phát triển mạnh mẽ nhưng cũng nhanh chóng thất bại... 0,25 - Cùng với những chuyển biến về kinh tế, xã hội, phong trào đấu tranh chống Pháp của giai cấp công nhân cũng phát triển....nhưng vẫn mang tính tự phát.... 0,25 - Các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đều thất bại. Cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng bế tắc, khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới .... 0,25 Câu 3 (2,5 điểm): Hoạt động đấu tranh, mục đích cách mạng của khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Đánh giá hạn chế chung của khuynh hướng này trong hai giai đoạn trên. 1 Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất 1,0 - Hoạt động đấu tranh của Phan Bội Châu là: Thành lập Hội Duy tân (1904); Tổ chức phong trào Đông Du (1905 - 1908); Thành lập Việt Nam Quang Phục hội (1912); Tổ chức đấu tranh vũ trang chống Pháp.... - Hoạt động đấu tranh của Phan Châu Trinh là: Vận động cải cách, duy tân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa (1906 - 1908), khích lệ tinh thần đấu tranh chống Pháp... 0,25 0,25 - Mục đích cách mạng: Giành độc lập dân tộc; Đòi dân chủ.... 0,5 2 Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: 1,0 - Hình thức đấu tranh của giai cấp tư sản: + Trên lĩnh vực kinh tế, tư sản dân tộc đã tổ chức các hoạt động đấu tranh: Tẩy chay tư sản Hoa Kiều; Vận động phong trào "chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa"; Chống sự độc quyền của Pháp... + Trên lĩnh vực chính trị, tư sản dân tộc đã thành lập Đảng Lập hiến (1923) nhằm tập hợp quần chúng đấu tranh đòi tự do, dân chủ.... 0,25 0,25 - Mục đích: Đòi tự do, dân chủ, thực chất là đòi quyền lợi cho giai cấp...... 0,5 3 Đánh giá hạn chế chung 0,5 - Hạn chế chung của khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mang tính cải lương, nửa vời 0,25 - Đánh giá: Tính cải lương, nửa vời của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là do thiếu cơ sở lý luận, còn tính cải lương, nửa vời của giai cấp tư sản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là do lực lượng này luôn đặt quyền lợi của giai cấp lên trên hết, nên sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp....Hạn chế trên chính là nguyên nhân thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam. 0,25 Câu 4 (2,0 điểm): Hiệp ước Ba-li của tổ chức ASEAN kí tháng 2-1976 đã xác định những nguyên tắc cơ bản nào? Tại sao Hiệp ước này được coi là cơ sở tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển của ASEAN? 1 Tháng 2/1976, tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, xác định những nguyên tắc cơ bản: 1,0 - Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 0,25 - Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết mọi tranh chấp bằng hòa bình. 0,5 - Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. 0,25 2 Hiệp ước Ba-li được coi là cơ sở tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển của ASEAN vì: 1,0 - Hiệp ước đã xác định những nguyên tắc làm nền tảng cho sự phát triển của ASEAN trong hòa bình, ổn định và hợp tác. Do đó, sau Hiệp ước Ba-li, quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương được cải thiện 0,5 - Từ những nguyên tắc đó, các nước ASEAN tập trung cho phát triển kinh tế, tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong khu vực . 0,5 Câu 5 (2,0 điểm): “Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới” (Sách giáo khoa Lịch sử - Lớp 12, trang 56). a. Sự khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trước và sau năm 1977 là gì? b. Những nguyên nhân nào đã khiến Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại vào thời gian đó? 1 Sự khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trước và sau năm 1977 1,0 - Trong những năm 1945 - 1973, chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mỹ (Biểu hiện: Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết năm 1951..; Nhật Bản chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo trợ hạt nhân của Mỹ.) 0,5 - Nửa sau những năm 70, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991) với nội dung chủ yếu là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á... - Từ 1991 đến 2000, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Mĩ và Tây Âu, nhưng đặc biệt chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á. 0,25 0,25 2 Những nguyên nhân khiến Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại 1,0 - Do sự phát triển thần kì về kinh tế (thập kỷ 60), đến đầu thập kỷ 70, Nhật Bản đã trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế của thế giới. Cùng với tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, sức mạnh về quân sự của Nhật Bản ngày càng được tăng cường 0,5 - Cùng với sự suy giảm về địa vị kinh tế, từ sau năm 1975 Mỹ phải rút khỏi Đông Nam Á, tạo ra khoảng trống quyền lực tại khu vực này. 0,25 - Do xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng phát triển. 0,25
File đính kèm:
- De-HSG-L12-HaiDuong-1314-Lichsu.doc