Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2008-2009

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 NĂM HỌC 2008-2009 
 --------------------------
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	 Môn: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài : 150 phút



Câu 1: (3 điểm)
Trong truyện ngắn “Cố hương” (Lỗ Tấn), nhân vật “tôi” đã miêu tả nhiều điều thay đổi và không thay đổi ở Nhuận Thổ. Đó là những điều gì? Theo em, những điều đó liên quan thế nào đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Câu 2: (7 điểm)
 Mở đầu văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan có viết: 
“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.”
 (Sách Ngữ Văn 9, tập 2, trang 26)
Dựa vào văn bản và vốn sống của mình, em hãy viết bài nghị luận bàn về vấn đề trên.
Câu 3: (10 điểm)
Sức lay động từ khổ thơ mở đầu bài “ Sang thu ” của Hữu Thỉnh.

 ---------------------------- Hết ----------------------------


- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.












UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ	 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2008-2009
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	 Môn: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài : 150 phút
 HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (3 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh (HS) có thể trả lời ngắn gọn bằng đoạn văn ngắn hay gạch ý, miễn sao trình bày vấn đề sáng rõ, diễn đạt tốt và đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức.
B. Yêu cầu về kiến thức: (Cho điểm kiến thức trên cơ sở kết hợp với yêu cầu kĩ năng).
- Những điều thay đổi ở Nhuận Thổ là tình cảnh, hoàn cảnh sống chẳng ra gì, vẻ ngoài tàn tạ và nhất là thái độ cách biệt, tôn kính thái quá theo tư tưởng đẳng cấp phong kiến đối với nhân vật “tôi” . (0,75 điểm) 
- Điều không thay đổi ở Nhuận Thổ là tình bạn sâu sắc tận đáy lòng đối với nhân vật “tôi”. (0,75 điểm) 
- Từ những chi tiết trên, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp về vấn đề tác hại của lễ giáo phong kiến trong việc phá huỷ những tình cảm đẹp đẽ cũng như giá trị của con người. Đó cũng chính là rào cản đối với sự đổi đời, sự thay đổi tư duy, nhận thức của con người trong xã hội. (1,5 điểm)
Câu 2: (7 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài viết có kết cấu 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài;
- Bài viết đáp ứng văn phong nghị luận xã hội;
- Hạn chế các lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu; chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:
- Đề bài yêu cầu dựa vào văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan và đặc biệt là kết hợp vốn sống của chính người viết để bàn luận vấn đề.
- Người viết có thể kết hợp hai phạm vi tư liệu trên để giải quyết từng nội dung vấn đề, cần có dẫn chứng sát thực và phù hợp.
- Sau đây là những gợi ý về nội dung vấn đề:
1.“ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam”:
+ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng kiến thức còn thiếu, khả năng thực hành còn hạn chế;
+ Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu sự tỉ mỉ, không coi trọng quy trình công nghệ, chưa quen với sự khẩn trương;
+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, bị ngoại xâm đe dọa, nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và cả trong cuộc sống hàng ngày.
2.“ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra (...) để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”:
+ Nền kinh tế mới là nền kinh tế của khoa học, công nghệ, của tri thức;
+ Nền kinh tế mới càng phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người càng nổi bật;
+ Lớp trẻ Việt Nam- người chủ thực sự của đất nước trong tương lai- cần phải phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trên; mà cơ bản là phải rèn để quen dần với những thói quen tốt ngay từ những việc làm nhỏ nhất.
C. Cho điểm:
- Điểm 7: HS nắm vững các yêu cầu trên, lập luận thuyết phục, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng sát hợp; diễn đạt tốt.
- Điểm 5: HS đã hiểu các yêu cầu, lập luận và luận điểm tương đối rõ, tuy nhiên dẫn chứng còn chưa phù hợp; diễn đạt khá.
- Điểm 3: HS tỏ ra có hiểu yêu cầu đề, tuy nhiên hệ thống luận điểm chưa đầy đủ, lập luận thiếu chặt chẽ, dẫn chứng còn nghèo; diễn đạt tạm được.
- Điểm 1: Bài làm sơ sài, diễn đạt kém.
Câu 3: (10 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài viết có đầy đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài;
- Bài có văn phong nghị luận văn học phù hợp;
- Hạn chế lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu; chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:
- Đề bài yêu cầu HS trình bày về “ sức lay động từ khổ thơ mở đầu ” bài thơ 
“Sang thu” của Hữu Thỉnh, nghĩa là nêu bật vẻ đẹp, giá trị, cũng chính là tác động của khổ thơ đến người đọc nói chung, người viết nói riêng. 
- “ Sức lay động ” ấy thông qua hình thức, nội dung và nhất là tình cảm của tác giả mà có tác động sâu xa, bền vững.
- Sau đây là một số gợi ý về yêu cầu kiến thức:
1. Hình thức, nghệ thuật:
+ Thể thơ năm chữ giàu sắc thái tự sự, trữ tình; không có dấu câu ngăn cách các dòng tạo sự miên man đầy cảm xúc.
+ Từ ngữ chọn lọc tinh tế ( bỗng, nhận ra, phả, chùng chình, hình như).
+ Thủ pháp tu từ dạt hiệu quả cao ( nhân hóa)
2. Nội dung, tình cảm, thái độ:
+ Chủ thể ẩn nhưng lại thể hiện rõ nét những cảm nhận tinh tế của mình : từ khứu giác (hương ổi) đến xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình) và tri giác (hình như thu đã về).
+ Sự vận động của các tín hiệu từ thiên nhiên dường như cũng tràn trề xúc cảm ( phả, se, chùng chình).
+ Trạng thái ngỡ ngàng, rồi bâng khuâng, xao xuyến của nhân vật trữ tình - chủ thể trong bài thơ có sức lay động tâm hồn người đọc, truyền vào người đọc tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, và nhất là khơi dậy sự đồng điệu trong cảm nhận cuộc sống, cảm nhận thiên nhiên.

c. Cho điểm:
+ Điểm 10: HS nắm vững các yêu cầu ở trên, hiểu vấn đề và phương pháp, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm; văn viết giàu chất tư duy và cảm nhận tinh tế, có nhiều phát hiện sâu sắc, sáng tạo.
+ Điểm 8: HS nắm được các yêu cầu đề, hiểu và có định hướng giải quyết đúng hướng, có những phân tích và phát hiện tốt, tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện và sáng tạo. Văn viết biểu cảm.
+ Điểm 6: HS đã nắm được các yêu cầu cơ bản, hiểu định hướng, có một số phát hiện nhất định nhưng một số ý còn chưa thật mạch lạc. Văn viết khá.
+ Điểm 4: HS tỏ ra hiểu yêu cầu đề, tuy nhiên bài còn chưa khai thác được các chi tiết, giá trị của văn bản. Văn viết tạm được.
+ Điểm 2: Bài lạc đề về nội dung và phương pháp, trình bày quá vụng về.


Lưu ý: 
	- Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài làm tuy chưa toàn diện nhưng tỏ ra sáng tạo, độc đáo.	
	- Giám khảo căn cứ vào biểu điểm, thảo luận để định ra những mức điểm còn lại.

File đính kèm:

  • docDap anDe thi HSGNgu van 9Thua Thien Hue20082009.doc
Đề thi liên quan