Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2004-2005
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2004-2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2004-2005 ------------ MÔN: VĂN - TIẾNG VIỆT Lớp 9 ( VÒNG 1) ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề) I. TIẾNG VIỆT: (6 điểm) Đoạn văn sau thuộc phong cách văn bản gì ? Chỉ ra các đặc điểm về cách thức diễn đạt ( từ ngữ, câu, biện pháp tu từ ) và phân tích giá trị của các cách thức ấy : " Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa." (Nguyễn Tuân) II. LÀM VĂN: (14 điểm) Chọn phân tích một bài thơ của Hồ Xuân Hương và một bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan để làm rõ nét khác nhau trong phong cách thơ của hai tài nữ này. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2004-2005 ------------ MÔN: VĂN - TIẾNG VIỆT Lớp 9 ( VÒNG 1) ĐÁP ÁN CHẤM THI I.TIếNG VIệT: (6 điểm) Những gợi ý và biểu điểm: - Đoạn văn thuộc kiểu phong cách văn bản nghệ thuật. (1,5 điểm) - Nêu và phân tích giá trị của các cách thức diễn đạt: a. Sử dụng từ ngư ừ: Phong phú, sinh động, gợi cảm, giàu giá trị tạo hình, giàu chất thơ (nhú lên, tịnh không, nõn búp, hoang dại, bờ tiền sử, nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ...) (1,5 điểm) b. Sử dụng câu : Nhiều kiểu câu đa dạng, sử dụng câu có nhiều thành phần, câu đặc biệt (Mà tịnh không một bóng người) gây ấn tượng sâu đậm về cảnh sắc thiên nhiên. (1,5 điểm) c. Sử dụng biện pháp tu tư ứ: Phép so sánh độc đáo, mới lạ, giàu liên tưởng bất ngờ, thú vị ( bờ sông hoang dại như ..., bờ sông hồn nhiên như ...); phép điệp từ ( cỏ gianh, búp, bờ sông), phép điệp cấu trúc ( bờ sông... như) tạo nét nhấn cho chi tiết, cảnh sắc. (1,5 điểm) II. LàM VăN : (14 điểm) A. Yêu cầu chung: - Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận phân tích để chứng minh. - Chọn được hai bài thơ tiêu biểu của hai tác giả, phân tích với trọng tâm làm nổi bật được phong cách thơ của mỗi người. - Diễn đạt tốt. B. Yêu cầu cụ thể: 1. Phân tích một bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương, chỉ rõ các đặc điểm phong cách của Bà. Gợi ý một số nét sau: a. Về đề tài và tư tưởng : Là những vấn đề cụ thể trong cuộc sống đời thường, bộc lộ nhãn quan nhân sinh, tư tưởng chống phong kiến ở nhiều góc độ. b. Về thể thơ : Sử dụng thơ Đường luật một cách dung dị, Việt hoá thơ Đường theo hướng dân gian hoá. c. Về ngôn ngữ, hình ảnh : Sắc sảo, sống động, tự nhiên , hóm hỉnh với nhiều yếu tố Việt hoá, vận dụng ca dao, tục ngữ tài tình. d. Về giọng điệu:Vừa hồn nhiên, tinh nghịch, vừa sắc sảo, ngang tàng ... 2. Phân tích một bài thơ tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan, chỉ rõ các đặc điểm phong cách của Bà. Một số gợi ý: a. Về đề tài và tư tưởng : Chủ yếu nghiêng về tả cảnh thiên nhiên, bộc lộ tâm sự u hoài trước thế thời. b. Về thể thơ : Dùng thể thơ Đường luật chuẩn mực, mang vẻ quý phái, đài các. c. Về ngôn ngữ, hình ảnh : Chọn lọc, trang nhã, giàu sức biểu cảm, mang tính cổ điển, dùng nhiều yếu tố Hán Việt. d. Về giọng điệu : Trầm mặc, trang nghiêm, buồn thương da diết... ... 3. So sánh để thấy nét đặc sắc của mỗi phong cách. Chú ý: không phải để khen chê mà nhằm nhấn mạnh tính phong phú và đa dạng về phong cách trong nền văn học Việt nam nói chung, giai đoạn văn học trung đại nói riêng... C. Biểu điểm : - Điểm 14 : Nội dung bài phong phú, đầy đủ ý ở mục B. Chọn tác phẩm tốt, phân tích sâu sắc, tinh tế, hướng tới trọng tâm vấn đề. Nắm chắc phương pháp. Diễn đạt trôi chảy, truyền cảm, sáng tạo. - Điểm 12 : Bảo đảm các ý cơ bản, có thể phân tích còn chưa toàn diện, thiếu một số ý phụ. Nắm phương pháp. Diễn đạt trôi chảy, biểu cảm. - Điểm 10 : Nội dung tương đối đầy đủ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có thể lướt qua một số ý phụ. Cơ bản nắm phương pháp. Diễn đạt khá tốt. - Điểm 8 : Hiểu phương pháp, bảo đảm hệ thống y,ự nhưng phân tích chưa đồng đều. Diễn đạt khá. - Điểm 4 : Chọn tác phẩm chưa tiêu biểu, chưa nắm chắc phương pháp, nghiêng về phân tích. Diễn đạt vụng về. - Điểm 2 : Tỏ ra chưa hiểu phương pháp, phân tích nặng diễn xuôi, dàn ý không rõ. Diễn đạt lủng củng. = Lưu ý : . Giám khảo cần trân trọng, lưu ý phát hiện những bài làm có ý độc đáo mới mẻ, tuy có thể chưa toàn diện. . Căn cứ vào các thang điểm, giám khảo định ra các thang điểm khác, cho điểm đến mức thập phân.
File đính kèm:
- Dap anDe thi HSGNgu van 9Thua ThienHue20042005Vong 1.doc