Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2005 – 2006 môn: văn - lớp12 ( vòng 1)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2005 – 2006 môn: văn - lớp12 ( vòng 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2005 – 2006 ------------ MÔN: VĂN - Lớp12 ( VÒNG 1) HƯỚNG DẪN CHẤM THI A.Yêu cầu chung: - Học sinh nắm được kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học. - Học sinh có kiến thức văn học sử về giai đoạn văn học 1930 -1945; phân tích được các đặc điểm cụ thể của cái tôi lãng mạn và cái tôi cách mạng qua hai bài thơ. - Bố cục bài chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, lập luận thuyết phục. B. Yêu cầu cụ thể: - Học sinh có thể phân tích lần lượt hay sóng đôi hai nhân vật trữ tình (cũng là chủ thể - cái "tôi" trữ tình) trong hai bài thơ. - Mục đích của sự phân tích là chỉ ra được nét giống và khác nhau của hai cái "tôi" đó. Sau đây là những gợi ý: 1. Giống nhau: - Đều là những người trẻ tuổi, yêu đời, yêu sự sống với chất lãng mạn tràn đầy. - Đều chân thành, nồng nhiệt, khát khao gắn bó và giao hòa với thiên nhiên, với cuộc đời. - Đều là sự thể hiện "cá nhân tính" mang nét mới mẻ, hiện đại. ... 2. Khác nhau: a. Bài " Vội vàng "( Xuân Diệu): - Nhân vật trữ tình tự do, khát khao giao cảm với thiên nhiên, với cuộc đời. - Nhân vật trữ tình là một cá nhân riêng biệt. - Nhân vật trữ tình phát hiện qui luật " nhân sinh" : sự đối lập triệt để giữa con người với thời gian và vũ trụ. - Từ đó, cái tôi lãng mạn sống vội vàng, cuống quýt, vừa tận hiến, tận hưởng, vừa hoài nghi, hoài vọng. b. Bài "Tâm tư trong tù" (Tố Hữu): - Nhân vật trữ tình bị tù đày, giam hãm; khát khao tự do đến cháy bỏng. - Nhân vật trữ tình gắn cá nhân mình với cộng đồng. - Nhân vật trữ tình phát hiện qui luật "đấu tranh": Sự tranh đấu của con người luôn gắn với cộng đồng nhân dân và dân tộc. - Từ đó, cái tôi cách mạng giàu nhận thức lý trí, quyết tâm giữ vững mục đích sống, hiên ngang, bất khuất, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng. ... * Cái tôi lãng mạn và cách mạng được thể hiện qua hai bài thơ là hệ quả trực tiếp của nhân sinh quan, thế giới quan, gắn liền với hoàn cảnh sống, hoàn cảnh chính trị của mỗi cá nhân nhà thơ. C. Biểu điểm: - Điểm 20: Bài làm có những hiểu biết sâu sắc; chỉ ra chính xác các cứ liệu dẫn đến các luận điểm chính; có những phát hiện tinh tế, mới mẻ. Nắm vững kỹ năng phân tích vấn đề. Diễn đạt truyền cảm, sáng tạo. - Điểm 18: Nội dung bài đầy đủ, rõ ràng. Hiểu và phân tích được những nét cơ bản một cách thuyết phục. Có một số phát hiện tốt. Dẫn chứng chính xác, tiêu biểu. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. - Điểm 16: Nội dung hoàn chỉnh, cơ bản nắm vấn đề một cách chính xác. Bố cục rõ ràng; dẫn chứng gọn, đủ; phân tích có trọng tâm. Diễn đạt tốt. - Điểm 14: Bài làm bảo đảm các ý chính, tuy có thể chưa cân đối giữa các phần nội dung. Dẫn chứng đạt yêu cầu, có sự phân tích đúng hướng. Diễn đạt trôi chảy. - Điểm 10: Nội dung đúng nhưng chưa đủ, dẫn chứng đạt yêu cầu, có sự phân tích hướng tới vấn đề. Tuy nhiên, bài chưa cân đối, ý chưa sâu, diễn đạt tạm được. - Điểm 7: Tỏ ra hiểu vấn đề nhưng bài làm còn thiếu một số ý cơ bản, hoặc nêu ý nhưng chưa phân tích được. Diễn đạt có đôi chỗ vụng về. - Điểm 5: Bài sa vào phân tích, có hiểu vấn đề nhưng các ý chưa tạo thành hệ thống; dẫn chứng nghèo nàn. Diễn đạt còn rườm. - Điểm 3: Phân tích hai bài thơ không có định hướng. Ý nghèo, lời vụng. - Điểm 1: Bài lạc đề. *Ghi chú: - Giám khảo chú ý và trân trọng những phát hiện tinh tế của học sinh. - Dựa vào thang điểm trên, giám khảo định ra các mức điểm còn lại.
File đính kèm:
- DapAnThiHSG-Lop12(05-06)Vong1.doc