Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2009 - 2010 môn: địa lý 12 - trung học phổ thông

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2009 - 2010 môn: địa lý 12 - trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2009 - 2010
 ĐẮK LẮK MÔN: ĐỊA LÝ 12 - THPT
 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 22/12/2009 
 Đề thi có 2 trang, gồm 7 câu




Câu 1: (3,0 điểm)
Dựa vào hình vẽ dưới đây:

Em hãy:
a) Nêu tên hình vẽ.
b) Xác định khu vực nào trên Trái Đất mỗi năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Giải thích?
c) Xác định ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm tại vĩ độ 12015’B.
Câu 2: (2,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
 Tỷ trọng dân số đô thị theo các khu vực trên thế giới, thời kỳ 1950 - 2002.
 (Đơn vị: %)
Khu vực
1950
1970
1990
2002
Toàn thế giới
29,2
37,7
43,0
47,7
Các nước phát triển
54,9
66,7
73,7
77,1
Các nước đang phát triển 
17,8
25,4
34,7
40,8
Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển dân số đô thị theo các khu vực trên thế giới trong thời kỳ nêu trên.
Câu 3: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh: Vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản, nhưng cũng là vùng chịu nhiều tác động của thiên tai.
Câu 4: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta. Đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 5: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm các loại đất chính ở đồng bằng nước ta. Nêu biện pháp kỹ thuật canh tác và cải tạo đất phèn đang được áp dụng có hiệu quả ở đồng bằng sông Cửu Long.



Câu 6: (3,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
 Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong thời kỳ 1992 - 2007.
 (Đơn vị: tỷ đồng)
Khu vực kinh tế
1992
1995
1997
2000
2003
2005
2007
Nông - lâm - ngư nghiệp
37513
62219
80826
108356
138285
175984
232586
Công nghiệp - xây dựng
30135
65820
100595
162220
242126
344224
474423
Dịch vụ
42884
100853
132202
171070
233032
319003
436706
Em hãy:
a) Nêu tên dạng biểu đồ thể hiện tốt nhất sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của nước ta trong thời kỳ 1992 - 2007.
b) Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta trong thời kỳ nêu trên.
Câu 7: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a) Xác định vùng phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta: cao su, cà phê, hồ tiêu, chè, điều, dừa.
b) Vì sao cây công nghiệp lâu năm đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp của nước ta.

Hết



Họ và tên thí sinh: ……………………………………………………. Số báo danh:…………




















SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2009 - 2010
 ĐĂK LĂK MÔN: ĐỊA LÝ 12 - THPT
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
3,0 điểm
a) Tên hình vẽ:
Đường chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
b) Khu vực nội chí tuyến mỗi năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Giải thích: Do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’ với hướng không đổi khi chuyển động. Vì độ nghiêng này mà Mặt Trời không vượt qua vĩ tuyến 23027’ nên khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
c) Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm tại vĩ độ 12015’B.
Mặt Trời di chuyển biểu kiến từ xích đạo (21/3) lên chí tuyến Bắc (22/6) hết 93 ngày, một ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến một góc 0015’08’’ = 908”
Vậy Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên 12015’B là:
12015’ = 44100” : 908 = 49 ngày (làm tròn số). Suy ra:
- Mặt Trời lên thiên đỉnh ở 12015’B lần thứ nhất là:
Ngày 21/3 + 49 ngày = Ngày 9/5
- Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 12015’B lần thứ hai là
Ngày 23/9 - 49 ngày = Ngày 5/8
0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm







0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm
Câu 2:
2,0 điểm
- Tỷ lệ dân số đô thị thế giới tăng nhanh và liên tục, trong vòng 52 năm (từ 1950 đến 2002) tỷ trọng này tăng thêm 18,5%
- Tỷ trọng dân số đô thị ở các nước phát triển cao (54,9% năm 1950 và lên 77,1% năm 2002).Tuy nhiên nhịp độ gia tăng dân số đô thị trong những năm gần đây đã bắt đầu chậm lại, trong 12 năm (từ 1990 đến 2002) chỉ tăng thêm 3,4%. Do khoảng cách vật chất và tinh thần giữa thành thị và nông thôn không lớn, xu hướng chuyển cư từ trung tâm ra ngoại ô diễn ra mạnh.
- Ở các nước đang phát triển tốc độ gia tăng dân cư đô thị diễn ra rất nhanh, trong hơn 50 năm qua tỷ trọng dân số đô thị tăng lên hơn gấp đôi (từ 17,8% năm 1950 lên 40,8% năm 2002). 
- Các nước đang phát triển đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa (gắn liền với nó là đô thị hóa), khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thông còn lớn, dẫn đến các dòng di cư vào đô thị ồ ạt đẩy nhanh tốc độ gia tăng dân cư đô thị.
0,5 điểm

0,5 điểm




0,5 điểm


0,5 điểm
Câu 3:
3,0 điểm
*.Thiên nhiên vùng biển:
- Tài nguyên khoáng sản:
+Dầu mỏ: Trữ lượng khai thác khoảng 4 - 5 tỷ tấn dầu quy đổi, hiện đang khai thác ở hai bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn, các bể Thổ Chu - Mã Lai và Sông Hồng có diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể.
+Titan: Tập trung ở các bãi cát ven biển từ Quảng Ninh kéo dài đến cực Nam Trung Bộ
+Muối ăn: Các vùng ven biển, nhất là vùng biển Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Tài nguyên hải sản:
+Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật biển nhiệt đới, giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao. Với hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm và hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác
+Ven các đảo và quần đảo có nhiều loài sinh vật quý
*.Thiên tai:
- Bảo: Mỗi năm trung bình có 9 - 10 cơn bảo xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bảo trực tiếp đổ vào nước ta.
- Sạt lở bờ biển: hiện tượng sạt lở bờ biển đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.
- Hiện tượng cát bay: Phổ biển ở vùng biển miền Trung, cát bay lấn chiếm ruộng đồng, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất trồng.
- Sự dụng hợp lý tài nguyên Biển, phòng chống thiên tai, ô nhiễm là vấn đề quan trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển

1,0 điểm







1,0 điểm




1,0 điểm
Câu 4:
3,0 điểm
*.Phân bố dân tộc:
- Trong 54 dân tộc của nước ta hiện nay, có 4 dân tộc (Kinh,Hoa, Khơ Me và Chăm) cư trú chủ yếu ở đồng bằng ven biển và trung du. 50 dân tộc còn lại chủ yếu cư trú ở miền núi.
- Khu vực miền núi phía Bắc, tập trung 31/54 dân tộc: ngoài dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, đây là địa vực cư trú của nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và HMông - Dao là chủ yếu.
+Phía tả ngạn Sông Hồng có sự phân bố của dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hán - Hoa
+Dọc biên giới Việt - Lào là dân tộc thuộc nhóm Môn Khơ - Me
+Dọc biên giới Việt - Trung là địa bàn cư trú của nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến
- Khu vực Trường sơn - Tây Nguyên. Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me cư trú ở hai đầu ở giữa là địa bàn cư trú tập trung của dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo.
So với khu vực miền núi phía Bắc thì các dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên cư trú khá tập trung theo địa vực
- Khu vực Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ Me cư trú thành vệt riêng hoặc xen kẻ.
- Những thập niên gần đây do biến động xã hội mà ranh giới cư trú của các tộc người và nhóm tộc người bị mờ nhạt.
*.Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội
- Tính đa dạng dân tộc với những hoạt động sản xuất mang tính đặc thù làm phong phú thêm hoạt động sản xuất và loại hình sản phẩm
- Với bản sắc văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc kết hợp với địa vực cư trú hình thành dạng tài nguyên du lịch đặc biệt
- Sự chênh lệch về trình độ sản xuất giữa các tộc người ở mỗi địa phương, trở thành một trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế của cả nước

0,25 điểm


0,5 điểm






0,5 điểm



0,5 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm
Câu 5:
3,0 điểm
* Đặc điểm các loại đất chính ở đồng bằng:
- Đất phù sa mới. Diện tích gần 3 triệu ha, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng 600.000 ha và đồng bằng sông Cửu Long hơn 1 triệu ha. Tùy thuộc vào lưu vực sông mà thành phần cơ giới, đặc tính lý hóa khác nhau, nhìn chung thuận lợi để trồng cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả.
- Đất phèn: diện tích hơn 2,1 triệu ha, riêng đồng bằng sông Cửu Long tới 1,9 triệu ha. Tập trung ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau, ở đồng bằng sông Hồng tập trung ở các huyện ven biển Hải Phòng và Thái Bình. Phèn tồn tại dưới dạng tiềm tàng (FeS) nếu bị oxy hóa sẽ tạo thành H2So4 hình thành độ chua hoạt động. Cần tiến hành thau chua trước khi sản xuất
- Đất Mặn: Diện tích khoảng 1 triệu ha, tập trung ở ven biển của đồng bằng sông Cửu Long, một diện tích nhỏ ở Thái Bình và Nam Định. Cần được cải tạo rữa mặn trước khi canh tác.
- Đất cát ven biển: diện tích khoảng 500 ngàn ha, phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất ở Trung Bộ, đất nghèo mùn
* Biện pháp canh tác trên đất phèn của đồng bằng sông Cửu Long.
- Tiến hành thau chua thông qua hệ thống thủy lợi
- Giữ nước liên tục, tháo nước định kỳ và “ém phèn” để sản xuất (cày nong, bừa sục, giữ phèn dưới dạng tiềm tàng)
- Sử dụng giống lúa chịu phèn

0,5 điểm



0,5 điểm





0,5 điểm


0,5 điểm

1,0 điểm
Câu 6:
3,0 điểm
*Xử lý số liệu:
 (Đơn vị: %)
Khu vực kinh tế
1992
1995
1997
2000
2003
2005
2007
Nông - lâm - ngư nghiệp
33,9
27,2
25,8
24,5
22,5
21,0
20,3
Công nghiệp - xây dựng
27,3
28,8
32,1
36,7
39,5
41,0
41,5
Dịch vụ
38,8
44,0
42,1
38,8
38,0
38,0
38,2
a)Dạng biểu đồ thể hiện tốt nhất: Biểu đồ miền
b)Nhận xét:
- Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ.
+Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và ổn định (tăng 14,2%)
+Tỷ trọng ngành Nông - lâm - ngư giảm mạnh (giảm 13,6%)
+Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng nhưng thiếu ổn định.
- Xu hướng chuyển dịch trên phù hợp với định hướng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay.
- Tốc độ chuyển biến còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của giai đoạn mới
1,0 điểm








0,5 điểm

1,0 điểm



0,25 điểm

0,25 điểm
Câu 7:
3,0 điểm
a)Vùng phân bố các loại cây công nghiệp chủ yếu
- Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ
- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh ở Duyên hải Miền Trung
- Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung
- Điều: Đông Nam Bộ
- Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long
- Chè: Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
b)Vai trò của cây công nghiệp trong cơ cầu cây công nghiệp
- Cây công nghiệp dài ngày có thể phát triển trên đất dốc, tận dụng được tài nguyên đất trồng, nhất là vùng đồi núi
- Khai thác có hiệu quả sự phân hóa tài nguyên đất trồng và khí hậu
- Có năng suất cao và ổn định
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm gấp 1,9 lần so với cây công nghiệp hàng năm (1633,6 ngàn ha so với 861,5 ngàn ha. Năm 2005)
- Tạo ra giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác
- Có thị trường tiêu thụ rộng
1,5 điểm






1,5 điểm





	
 Hết 	

File đính kèm:

  • docDia 12_V1.doc