Kỳ thi chọn học sinh giỏi trường Trường THPT Cù Huy Cận Lớp 10 – Năm học: 2010 - 2011 Môn : Ngữ văn

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi trường Trường THPT Cù Huy Cận Lớp 10 – Năm học: 2010 - 2011 Môn : Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GD& ĐT Hà Tĩnh KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
Trường THPT Cù Huy Cận Lớp 10 – Năm học: 2010 - 2011 
 ---------------
 Đề chính thức Môn : Ngữ văn – Thời gian làm bài: 180 phút.

C©u 1 (8 ®iÓm):
Từ sự hổ thẹn của người anh hùng Phạm Ngũ Lão thể hiện trong bài thơ “Thuật hoài”gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về lẽ sống của người thanh niên trong thời đại hiện nay.
C©u 2 (12 ®iÓm):
Suy nghĩ của anh (chị) về tư tưởng ở hiền gặp lành trong truyện cổ tích Tấm Cám?



- Giám thị không giải thích gì thêm - 















ĐÁP ÁN
Câu 1:
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra từ tác phẩm văn học.
- Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu về người anh hùng Phạm Ngũ Lão và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thuật hoài:
- Phạm Ngũ Lão sống vào thời đại nhà Trần, là người văn võ song toàn, là môn khách của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuần, từng có đóng góp lớn vào cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 3. Một trong những con người tiêu biểu cho thời đại nhà Trần.
- Bài thơ Thuật hoài vừa thể hiện vẻ đẹp về phẩm chất, nhân cách của người anh hùng Phạm Ngũ Lão, vừa mang hào khí dân tộc của thời đại anh hùng.
- Bài thơ Thuật hoài cùng nhân cách, phẩm chất của người anh hung qua các giai thoại về Phạm Ngũ Lão trở thành lẽ sống cho muôn đời về sau.
2. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão thể hiện qua bài thơ Thuật hoài: Qua bài thơ, ta thấy, người anh hùng Phạm Ngũ Lão thẹn với Vũ Hầu – Gia Cát Lượng (người anh hùng thời Tam quốc của Trung Quốc) vì 3 lý do sau:
- Lòng khiêm tốn chân thành, thấy công lao của mình quá bé nhỏ so với nợ công danh của một đấng nam nhi.
- Lòng yêu nước sâu sắc, không hài lòng với công trạng mà mình đã đóng góp cho giang sơn, xã tắc.
- Lý tưởng sống: không bằng long, không tự thỏa mãn với thành tích của chính bản thân mình. 
	Nhận xét: Đó là nỗi thẹn cao quý, động lực để con người vươn đến đỉnh cao, không ngủ quên trên vinh quang chiến thắng.
3. Bàn luận về lẽ sống của thanh niên ngày nay:
- Lẽ sống của thanh niên ngày nay được hình thành, hun đúc và bồi đắp theo chiều dại của lịch sử dân tộc. Đó là lẽ sống biết cống hiến, biết hy sinh vì sự nghiệp của dân tộc. 
- Đại bộ phận thanh niên có ý thức xây dựng và thực hiện theo lý tưởng cao đẹp, luôn là sẵn sàng, tiên phong trong các cuộc cách mạng, xung kích tình nguyện vì cuộc sống của cộng đồng, vì mục tiêu lý tưởng của cách mạng. Họ biết “thẹn”, biết xấu hổ khi không thực hiện được lý tưởng sống cao đẹp của mình để cống hiến cho tổ quốc, cho nhân dân
- Tuy nhiên, một số ít thanh niên ngủ quên với hiện tại cuộc sống của mình. Sống theo chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, hẹp hòi,… 
4. Bài học rút ra cho bản thân:
- Con người chỉ thất sự hạnh phúc khi đã biết sống vì lý tưởng, biết thẹn với mọi người và thẹn với lòng mình khi chưa thực hiện được lý tưởng sống cao đẹp của mình.
- Trong bất kỳ hoàn cảnh nào mỗi con người cần được bồi đắp, trao dồi và xây dựng lý tưởng cao đẹp của mình.
	Biểu đểm: 
	7 – 8 điểm: đáp ứng tốt các yêu cầu của đề ra, khuyến khích bài làm sáng tạo về việc lựa chọn phương thức biểu đạt, liên hệ được những dẫn chứng tiêu biểu.
	5 – 6 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên nhưng còn mắc một số lỗi trình bày, bài làm còn chưa thật sự sâu sắc, sáng tạo.
	3 -4 điểm: Xác định được yêu cầu đề nhưng mắc nhiều lỗi trong trình bày, thiếu sáng tạo, dẫn chứng không tiêu biểu.
	1 – 2 điểm: Không xác định được yêu cầu đề, mắc nhiều lỗi trình bày.
Câu 2:
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một phương diện của tác phẩm văn học.
- Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc, biết liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. 
II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần trình bày được những ý cơ bản sau:
1. Yêu cầu chung: Nắm được những kiến thức cơ bản về truyện cổ tích Tấm Cám, về tư tưởng ở hiền gặp lành và giá trị nhân văn sâu sắc của tư tưởng đó trong truyện Tấm Cám, biết lien hệ so sánh với các truyện cỏ tích khác để làm nổi bật tư tưởng ở hiền gập lành như một tư tưởng căn bản của truyện cổ tích.
2. Yêu cầu cụ thể: 
a. Giải thích được tư ưởng ở hiện gặp lành và giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám.
- Tư tưởng ở hiền gặp lành: là tư tưởng được hình thành từ trong xã hội xưa của người bình dân. Ở hiền là sống hiền lành, lương thiện, nhân hậu, biết yêu thương quý trọng người khác, biết tha thứ cho người khác, không làm những điều trái với đạo lý chắc chắn sẽ gặp lành. Gặp lành là gặp được những điều tốt, được sự giúp đỡ của người khác khi mình gặp khó khăn, hoạn nạn. Tư tưởng ở hiền gặp lành trái người với tư tưởng ác giả ác báo. 
- Nguồn gốc tư tưởng: 
+ Trước tiên đó là giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam đó là lòng bao dung, độ lượng, vị tha và yêu thương con người.
+ Sự ảnh hưởng tư tưởng từ bi của Phật giáo trong buổi đầu khởi sinh ở Việt Nam.
+ Trong xã hội cũ, những bình dân luôn thất thế, không đủ sức mạnh để đấu tranh tiêu diệt, loại bỏ thế lực thống trị tàn ác nên xây dựng một tư tưởng lạc quan trong ý thức đấu tranh của mình.
- Truyện cổ tích Tấm Cám được ra đời khi xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, những mối quan hệ gia đình đã bắt đầu rạn nứt. Tấm Cám tiêu biểu cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội cũ, cho sự đấu tranh để bảo vệ sự sống, bảo vệ hạnh phúc của người bình dân. Tấm Cám còn là sự kết tinh của tư tưởng ở hiền gặp lành.
b. Tư tưởng ở hiền gặp lành trong truyện cổ tích Tấm Cám
- Trong truyện cổ tích Tấm Cám tư tưởng ở hiển gặp lành thể hiện qua nhân vật Tấm. Tấm là đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Phải sống với người dì ghẻ cay nghiệt, người em chung cha khác mẹ là Cám lười biếng, tham lam. Tấm thật thà, chăm chỉ, siêng năng nhưng luôn bị mẹ con Cám lừa gạt, hành hạ cả về tinh thần lẫn thể xác. Khi Tấm trở thành Hoàng hậu, mẹ con Cám nhiều lầm tìm cách để giết hại Tấm. Tấm sống hiền lành nên được Bụt giúp đỡ, nhiều lần được hóa kiếp vì thế bị mẹ con Cám hãm hại mà không chết. Tấm cuối cùng được trở về làm hoàng hậu sống một cuộc đời hạnh phúc. Người lại, mẹ con Cám sống độc ác, tàn nhẫn nên ác giả ác báo cuối cùng phải chết.
- Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tư tưởng ở hiền gặp: Trong xã hội cũ, người lao động bình dân chưa thể đứng lên đấu tranh để tiêu diệt cái ác, cái xấu nên họ luôn có một niềm tin lạc quan: ở hiền gặp lành. Đây là tư tưởng vừa để khuyên răn con người sống tốt hơn, sống lương thiện hơn, biết khoan dung, độ lượng; đồng thời cũng hy vọng sống hiền sẽ luôn được gặp lành, còn những kẻ độc ác chắc chắn sẽ chịu ác báo. 
- Nghệ thuật thể hiện: Trong truyện cổ tích Tấm Cám nói riêng và truyện cổ tích thần kỳ nói chung, đều có kiểu kết cấu kết thúc có hậu cho nên những người sống hiền lành cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Để đạt được điều đó, họ hờ vào một lực lượng siêu nhiêu như: Tiên, Bụt,… giúp đỡ. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, Tấm luôn được lực lượng siêu nhiên giúp đỡ. Yếu tố thần kỳ là đặc trưng nghệ thuật của truyện cổ tích thần kỳ nhưng đồng thời cũng là yếu tố nghệ thuật thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành trong truyện cổ tích Tấm Cám. 
c. Bàn luận mở rộng về tư tưởng ở hiền gặp lành: 
	Trong truyện cổ tích Việt Nam, tư tưởng ở hiền gặp lành là một quan niệm duy tâm, con người không thể giành lại hạnh phúc, giành lại cuộc sống của mình nếu chỉ ở hiền để chờ một thế lực thần linh giúp đỡ. Hạn chế của tư tưởng này là sẽ thủ tiêu ý thức đấu tranh loại bở cái xấu, cái ác để giành lại hạnh phúc. Nhưng mặt khác, với tư tưởng ở hiền gặp lành đã giúp con người sống tốt hơn, loại bỏ cái xấu, cái ác trong chính bản than mình. Con người sẽ biết yêu thương, đùm bộc, che chở lẫn nhau. Đó là cơ sở, là tiền đề để hình thành những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta hôm nay. 
	Biểu đểm: 
	10 – 12 điểm: Hiểu đề và trình bày cơ bản đáp ứng tốt các yêu cầu của đề ra, khuyến khích bài làm có những luận điểm mới trong việc đưa ra chính kiến, liên hệ được với những truyện cổ tích đã học, đã đọc và bản thân.
	6 – 9 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên nhưng còn mắc một số lỗi trình bày, bài làm còn chưa thật sự sâu sắc, chưa có những ý kiến mới mẻ.
	3 - 5 điểm: Xác định được yêu cầu đề nhưng mắc nhiều lỗi trong trình bày, thiếu sáng tạo, dẫn chứng không tiêu biểu, bài viết hời hợt..
	1 – 2 điểm: Không xác định được yêu cầu đề, mắc nhiều lỗi trình bày.


File đính kèm:

  • docde thi va dap an van 10.doc