Kỳ thi chọn học viên giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2012 - 2013 môn thi địa

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học viên giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2012 - 2013 môn thi địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC VIÊN GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
Môn: ĐỊA LÝ LỚP 12 - BỔ TÚC THPT. 
Ngày thi: 14/12/2012
(Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang)

Câu
Ý
Nội dung chính
Điểm
I.
3,0đ
1
Trình bày biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước qua các thành phần: địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật. 
3.0


*) Địa hình.



- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi:



+ Trên các sườn núi dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá… 
0.25


+ Ở vùng núi đá vôi hình thành các dạng địa hình Catxtơ, các hang động, thung lũng khô, suối cạn…
0.25


- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông:



Rìa Đông Nam của đồng bằng sông Hồng và Tây Nam của đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục mét đến hàng trăm một ...
 => Quá trình xâm thực - bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt nam hiện tại.
0.5


*) Sông ngòi.



- Mạng lưới sông ngòi dày đặc (dẫn chứng).
0.5


- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa (dẫn chứng). 
0.25


- Chế độ nước theo mưa (dẫn chứng).
0.25


*) Đất.



- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
0.5


- Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá với cường độ mạnh, lớp vỏ phong hoá dày. Mưa nhiều rửa trụi các chất bazơ dễ tan (Ca+ , Mg+ , K+ ) làm chua đất, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O 3 ) tạo màu đỏ vàng => Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.
0.5
II.
1
Tài nguyên đất của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đa dạng. 
2.25
4.0đ

- Phạm vi: Từ dãy núi Bạch Mã trở vào cực Nam …
0.25


- Tài nguyên đất khá đa dạng với nhiều loại đất khác nhau. 
0.5


* Nhóm đất Feralit:



+ Đất feralit trên đá bazan: tập trung chủ yếu ở cao nguyên của Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…
0.25


+ Đất feralit trên các loại đá khác: chiếm diện tích lớn, phân bố rộng rãi ở vùng núi Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ. ..
0.25


* Nhóm đất phù sa:



+ Đất xám trên phù sa cổ: tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ (90.000 ha), ngoài ra còn có ở Duyên hải Nam trung bộ.
0.25


+ Đất phù sa sông: Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ven sông Tiền, sông Hậu), rải rác ven các sông ở Duyên hải Nam trung bộ, Tây Nguyên.
0.25


+ Đất cát biển: phân bố dọc bờ biển, chủ yếu ở Duyên hải Nam trung bộ.
0.25


+ Đất phèn, đất mặn: chiếm 2/3 diện tích của Đồng bằng Sông Cửu Long và rải rác ở ven biển Duyên hải Nam trung bộ. 
0.25

2
Dân cư nước ta phân bố không đều
1.75


- Mật độ dân số thung bình là 254 nguời/1km2 nhưng phân bố không đều giữa các vùng:
0.25


* Giữa đồng bằng với trung du và miền núi: 



- Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao… (dẫn chứng)
0.25


- Trung du và miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng… (dẫn chứng)
0.25


* Giữa thành thị với nông thôn: 



- Đa số dân cư sống ở nông thôn; dân số nông thôn có xu hướng giảm…(dẫn chứng)
0.25


- Tỉ lệ dân thành thị thấp nhưng có xu hưóng tăng…(dẫn chứng)
0.25


* Phân bố không đều ngay trong nội bộ từng vùng:



- Giữa đồng bằng với đồng bằng…(dẫn chứng)
0.25


- Ngay trong nội bộ từng vùng kinh tế…(dẫn chứng)
0.25
III.
5.0đ
1
Nêu phạm vi lãnh thổ nuớc ta.
2.5


- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
0.5


- Vùng đất: 



+ Diện tích là 313 212 km2 (Niêm giám thống kê 2006)
0.25


+ Có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền…(dẫn chứng); 
0.25


+ Đường bờ biển dài 3260 km, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang)
0.25


+ Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và 2 quần đảo trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa)…
0.25


- Vùng biển:



+ Có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông. 
0.25


+ Vùng biển của nước ta tiếp giáp với vùng biển của 7 quốc gia…(dẫn chứng)
0.25


+ Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng biển tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 
0.25


- Vùng trời:



+ Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo. 
0.25


*) Tại sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?
1.0


- Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 
0.5


+ Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng cuả gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á… nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt. 
0.25


+ Tác động của các khối khí kết hợp với vai trò của Biển Đông… đã làm cho thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển…
0.25

2
Kể tên các vườn quốc gia theo ba miền tự nhiên ở nước ta. Thảm thực vật của vườn quốc gia Mũi Cà Mau khác với thảm thực vật của vườn quốc gia Bạch Mã ở những điểm nào?
1.5


*) Kể tên các vườn quốc gia theo ba miền tự nhiên:



- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì, Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Thuỷ.
0.5


- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Hoàng Liên, Xuân Sơn, Cúc Phương, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã.
0.5


- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Chư Yang Sin, Phước Bình, Bidoup - Núi Bà, Bù Gia Mập, Núi Chúa, Cát Tiên, Lò Gò - Xa Mát, Tràm Chim, Phú Quốc, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Mũi Cà Mau, Côn Đảo.
0.5
IV.
4,0đ
1
Dựa vào Átlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: So sánh sự khác nhau về phạm vi, hướng núi, độ cao, cấu trúc địa hình giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và địa hình vùng núi Tây Bắc. 
2.5


* So sánh sự khác nhau:








Tiêu chí
Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Tây Bắc



Phạm vi
- Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
0.5


Hướng núi
- Vòng cung. Cao ở Tây Bắc thấp dần ở Đông Nam. Ngoài ra còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi).
- Hướng nghiêng và hướng núi tây bắc – đông nam. 
0.5


Độ cao
- Thấp hơn Tây Bắc; độ cao phổ biến 500 đến 1000 m; chỉ có 1 số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy (dẫn chứng)
- Cao và đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh cao trên 2000 m (dẫn chứng); núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế. 
0.5


Cấu trúc địa hình
- Địa hình của 4 cánh cung lớn…; Địa hình núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy…; Giáp biên giới Việt – Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi…; Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500m đến 600m; Giữa vùng núi và đồng bằng là vùng đồ trung du thấp dưới 100m…(dẫn chứng)
- Có 3 mạch núi chính…; Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng…; Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông Đà, sông Mã, sông Chu…(dẫn chứng )

1.0

2
 Giải thích tại sao vùng khí hậu Bắc Trung Bộ gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác ở nuớc ta?
1.5


- Gió phơn Tây Nam ở Bắc Trung Bộ hoạt động từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 8. Gió thổi từng đợt, kéo dài 2-5 ngày, có khi tới hơn 15 ngày. Thời tiết đặc trưng là khô, nóng, độ ẩm thấp. 
0.5


- Bắc Trung Bô là khu vực hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển gió phơn Tây Nam... 
0.25


- Hoàn lưu khí quyển: Vào mùa hạ, áp thấp Bắc Bộ phát triển mạnh với tâm áp thấp ở Đồng băng Sông Hồng hút gió từ phía tây tạo thuận lợi để khối khí chí tuyến vịnh Bengan vượt Trường Sơn thổi tới Bắc Trung Bộ theo hướng Tây Nam.
0.25


- Địa hình và bề mặt đệm:



+ Bắc Trung Bộ là khu vực hẹp ngang, phần lớn là đồi núi, phía tây là khu vực Trường Sơn Bắc với nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc Bắc – Đông Nam, một số đỉnh cao hơn 2000m đã tạo nên tính chất khô nóng cho loại gió này.
0.25


+ Phía đông là những đồng bằng ven biển được cấu tạo bởi vật liệu phù sa sông, biển, bề mặt cát rất phổ biến, thực vật kém phát triển... là những nhân tố góp phần tăng cường sự bốc hơi bề mặt, tăng mức độ khô nóng cho gió Tây.
0.25




V. 
4.0đ
1
Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 1995 - 2007.



* Xử lý số liệu: 



Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
 (Đơn vị: %)
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1995
78,1
18,9
3,0
2000
78,2
19,3
2,5
2005
73,5
24,7
1,8
2007
73,9
24,4
1,7

0.5




* Vẽ biểu đồ: 



- Yêu cầu: 	+ Biểu đồ miền. Biểu đồ đảm bảo tính chính xác, thẩm mĩ, có tên biểu đồ, chú giải, số liệu (Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên trừ 0,25 điểm)
	+ Nếu vẽ các dạng biểu đồ khác không cho điểm.
1.5

2
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, nhận xét về ngành nông nghiệp của nước ta.
2,0


* Nhận xét chung: 



- Ngành nông nghiệp của nước ta phát triển nhanh…
0.25


- Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nhưng chưa mạnh…
0.25


* Tình hình phát triển:



- Giá trị sản xuất của ngành tăng liên tục…(dẫn chứng)
0.25


- Giá trị sản xuất tăng cả ở trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp...(dẫn chứng)
0.25


- Tốc độ tăng trưởng không đều giữa các ngành ……(dẫn chứng)
0.25


* Cơ cấu: 



- Cơ cấu nông nghiệp còn nhiều hạn chế: trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, tỉ trọng chăn nuôi và dịch vụ còn nhỏ…
0.25


- Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hưóng tích cực: giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi……(dẫn chứng)
0.25


- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vẫn còn chậm và chưa thật sự ổn định.
0.25
* Chú ý: 	- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm.
 	- Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng bảo đảm ý chính, đúng nội dung vẫn cho điểm tối đa. 

File đính kèm:

  • docDap an chinh thuc BT THPT nam 2012-2013.doc