Kỳ thi chọn hsg lớp 10 THPT năm học 2009-2010 Đề thi môn: ngữ văn dành cho học sinh các trường thpt không chuyên

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn hsg lớp 10 THPT năm học 2009-2010 Đề thi môn: ngữ văn dành cho học sinh các trường thpt không chuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2009-2010
ĐỀ THI MễN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh cỏc trường THPT khụng chuyờn
Thời gian làm bài: 180 phỳt, khụng kể thời gian giao đề

Câu 1: (3,0 điểm)
 Bình luận câu châm ngôn: Thời gian là vàng.

Câu 2: (7,0 điểm)
Hai tác phẩm Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những bài thơ viết về cuộc sống ẩn dật. 
Anh, chị hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ. Trên cơ sở hiểu biết về thời đại và cuộc đời các tác giả, lí giải sự khác nhau trong quan niệm ẩn dật của hai nhà thơ.
---Hết---
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh..................................................................Số báo danh.....................

	



















SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2009-2010
HƯỚNG DẪN CHẤM MễN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh cỏc trường THPT khụng chuyờn
————————————
Hướng dẫn chấm cú 03 trang

Cõu 1: (3,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
 Hiểu đề bài, biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo đức, lối sống. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt dễ hiểu, dẫn chứng chọn lọc; không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
1. Giải thích: Thời gian là cách đo vòng quay của Trái Đất, được chia thành phút, giờ, tháng, năm,… Câu văn “thời gian là vàng” dùng cách so sánh ngang bằng để khẳng định giá trị thời gian trong cuộc đời mỗi người, xã hội loài người.
2. Bình luận 
- Con người trong qúa trình tồn tại có sự quan sát thế giới xung quanh mình và chiêm nghiệm đời sống. Từ đó nghĩ ra lịch, biết chia thời gian trong cuộc sống. Thời gian đối với cuộc đời con người vô cùng quý giá vì sự tồn tại của đời người thường ngắn ngủi so với thời gian vô thuỷ vô chung của vũ trụ. 
 - Con người luôn níu kéo thời gian bằng nhiều cách (thuốc trường sinh, cải lão hoàn đồng) nhưng đó chỉ là ước mơ. Để thực hiện những dự định lớn lao, con người cần có thời gian. Để làm ra của cải vật chất, con người có những biện pháp rút ngắn thời gian, tiết kiệm thời gian. Đặc biệt, trong thời đại thị trường, thời gian thông tin vô cùng quan trọng.
3. Nâng cao
- Thấy được ý nghĩa của sự sống của con người trong xã hội.
- Biết tạo dựng những khát vọng, ước mơ, những hành động có ý nghĩa để thời gian sống của con người tuy ngắn nhưng có ích.
- Thời gian chỉ là vàng với những ai sống có hoài bão, ước mơ, có lí tưởng và hành động tốt đẹp, hài hoà giữa quan hệ cá nhân, gia đình và cộng đồng. 
4. Liên hệ: Phê phán những người chưa thấy vai trò, ý nghĩa của thời gian, họ tìm cách giết thời gian hoặc không vì quý thời gian mà có lối sống gấp hưởng thụ, có tính vị kỉ. Từ đó liên hệ đến bản thân.
III. Biểu điểm
- Điểm 3,0: Hiểu đề, nêu được cơ bản các yêu cầu. Diễn đạt tốt, bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, vừa đủ. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. 
- Điểm 2,0: Hiểu đề, nêu được nội dung cơ bản. Diễn đạt khá. Có thể còn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1,0: Nội dung sơ lược. Diễn đạt lúng túng. Còn nhiều lỗi. 
- Điểm 0: Không hiểu đề hoặc sai lạc cả nội dung và phương pháp. 

Câu 2: ( 7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dẫn chứng chọn lọc; không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt và ngữ pháp.
 Biết vận dụng cỏc thao tỏc nghị luận: giải thớch, phõn tớch, chứng minh, so sỏnh thuần thục. 
II. Yêu cầu về nội dung
Trên cơ sở cảm thụ tác phẩm cùng những hiểu biết về thời đại và cuộc đời tác giả, thí sinh cần làm rõ các ý sau :
Nét chung
- Cả hai nhà thơ đều có lòng vì nước, vì dân. 
- Cả hai đều rũ bỏ danh lợi, về ở ẩn, hoà đồng với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần.
2. Vẻ đẹp riêng
- Giới thuyết hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ.
- Trong bài thơ Cảnh ngày hè, trong cái nhìn của Nguyễn Trãi, cảnh sắc thiên nhiên rạo rực, căng tràn, ngồn ngộn sức sống, thể hiện tình cảm mãnh liệt của nhà thơ với đời, với người. Đặc biệt, câu mở đầu bài thơ cho thấy, ở Nguyễn Trãi, cảnh nhàn nhưng tâm không nhàn. Cái nhàn của Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè là cái nhàn bất dắc dĩ. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu quốc, ái dân sâu sắc, thường trực, cuồn cuộn. Làm sao để dân giàu, nước mạnh là ước mơ, là nỗi trăn trở suốt đời của Nguyễn Trãi.
- Trong bài Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vui trọn với thiên nhiên. Cảnh vật trong thơ ông hiện lên yên bình, thanh thản. Hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên trong tâm thế nhàn tản, ung dung, sống với những điều bình dị, sẵn có nơi thôn dã. Thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không vướng bận việc đời, coi thường công danh. Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là cái nhàn của người đã thoát vòng tục luỵ, đã giác ngộ được quy luật thời thế “công thành thân thoái”.


3. Lí giải sự khác nhau
- Không phải Nguyễn Trãi không thấu hiểu quy luật “công thành thân thoái”, nhưng thời Nguyễn Trãi là thời khởi đầu nhà Lê, đất nước ta vừa độc lập sau hơn hai mươi năm đô hộ của giặc Minh, tình hình còn nhiều khó khăn nhưng mang tiềm lực phát triển, rất cần có bàn tay hiền tài kiến thiết. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng nhân nghĩa dạt dào, ưu quốc ái dân nhưng không được tin dùng nên ông phải trở về. Dù sống giữa quê hương trong cảnh nhàn rỗi, vui với cảnh đẹp và cuộc sống thôn quê nhưng tấm lòng ông vẫn luôn hướng về đất nước, nhân dân. Ông không cam tâm nhàn tản để an hưởng riêng mình mà chấp nhận xả thân cống hiến cho đất nước.
- Không phải Nguyễn Bỉnh Khiêm không quan tâm đến thế sự so với Nguyễn Trãi, mà thời đại của ông là thời trước Lê Trung Hưng, là giai đoạn chế độ phong kiến đã suy tàn, nhiều thối nát, rối ren. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có nhều cố gắng giúp nước, giúp dân nhưng vẫn không thay đổi được cục diện. Lời thơ “ta dại – người khôn” thể hiện thái độ mỉa mai của Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cho xã hội. Tuy về ở ẩn, không làm quan những ông vẫn giúp nước bằng những lời khuyên sáng suốt cho các thế lực phong kiến đương thời.
III. Biểu điểm 
 - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên; văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng; bài viết thể hiện được sự sáng tạo, cảm thụ riêng biệt. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
 - Điểm 6,0: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên; văn viết chưa thật sâu sắc nhưng phải đủ ý; diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
 - Điểm 5,0: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề, chọn và phân tích được một số chi tiết để làm sáng tỏ vấn đề. Diễn đạt rõ ý. Còn có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
 - Điểm 4,0: Chưa hiểu đúng đề bài, nội dung bàn luận dàn trải; diễn đạt còn hạn chế; còn mắc nhiều lỗi ngữ pháp, dùng từ... 
 - Điểm 2,0: Chưa hiểu đề, nội dung sơ sài hoặc không nêu được ý; diễn đạt non yếu; mắc nhiều lỗi ngữ pháp, dùng từ... 
 - Điểm 1,0: Cơ bản không hiểu đề, hoặc sai lạc về nội dung và quá sơ sài, cẩu thả trong việc trình bày.
 - Điểm 0: Không hiểu đề hoặc sai lạc cả nội dung và phương pháp. 
* Trên đây là một số gợi ý về thang điểm. Các giám khảo cần cân nhắc và chú ý việc hiểu đề, khả năng cảm thụ riêng và diễn đạt sáng tạo của học sinh. Điểm của bài thi là điểm của từng câu cộng lại, tính lẻ đến 0,5.
—————————

File đính kèm:

  • docde va huong dan cham HSG van 10 vinh phuc.doc