Kỳ thi học kỳ I năm học 2012 – 2013 môn thi : ngữ văn khối : 12 – giáo dục trung học phổ thông

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học kỳ I năm học 2012 – 2013 môn thi : ngữ văn khối : 12 – giáo dục trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT TRÀ VINH
TRƯỜNG THPT TÂN AN

ĐỀ THI
KỲ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN THI : NGỮ VĂN
KHỐI : 12 – Giáo dục trung học phổ thông
Thời gian làm bài : 120 phút, không kể thời gian giao đề

NỘI DUNG ĐỀ 
Câu 1.(2,0 điểm) 
	Từ quyền bình đẳng, tự do của con người trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ, Hồ Chí Minh đã suy rộng ra về điều gì trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” của mình? Lập luận như thế có ý nghĩa gì?
Câu 2.(3,0 điểm)
	Ngạn ngữ Nga có câu: “Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”. Hãy viết bài văn ngắn bày tỏ ý kiến của bản thân về câu ngạn ngữ trên.
Câu 3.(5,0 điểm)
	Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca” (Thanh Thảo).
	 “ những tiếng đàn bọt nước
	Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
	li –la li – la li – la 
	đi lang thang về miền đơn độc
	với vần trăng chếnh choáng
	trên yên ngựa mỏi mòn

	Tây Ban Nha
	hát nghêu ngao
	bỗng kinh hoàng
	áo choàng bê bết đỏ
	Lor-ca bị điệu về bãi bắn
	chàng đi như người mộng du…”
	 (SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
HẾT

	Tân An, ngày 16 tháng 11 năm 2012 
 Giáo viên ra đề




 Trương Ngọc Minh Nguyệt




THIẾT LẬP MA TRẬN

Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Cộng
1. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh




Số câu
Số điểm
1
2,0
 


1
2,0đ = 20%
2. Nghị luận xã hội

 


Số câu
Số điểm

1
3,0

1
3,0đ = 30 %
3. Đàn ghi ta của Lor-ca




Số câu
Số điểm


 
1
5,0
1
5,0đ = 50 %
Tổng số câu
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
1
2,0
20 %
1
3,0
30 %
1
5,0
50 %
3
10 điểm 
 100 %


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0đ)

Học sinh cần thể hiện được các ý sau:


- Từ quyền bình đẳng tự do của con người trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ, Hồ Chí Minh đã suy rộng ra về quyền bình đẳng tự do của dân tộc
1,0

- Lập luận đầy sáng tạo, có ý nghĩa to lớn đối với lịc sử, tư tưởng của nhân loại và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
1,0
Câu 2
(3,0đ)

a. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


b. Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách nhưng cần hợp lí, thiết thực chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần làm rõ được các ý chính sau:


- Nêu được vấn đề cần nghị luận
0,25

- Đối với bản thân bằng lí trí nghĩa là cần nhận thức, đánh giá về mình một cách tỉnh táo để nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân; đối xử với người khác bằng tấm lòng nghĩa là dùng tình yêu thương, thái độ bao dung vị tha… để xử sự, để sống gắn bó hòa hợp với mọi người.
0,5

- Khi hành động làm một việc gì đó bản thân mình cần biết tỉnh táo, có lí trí để phân tích cách hành xử của mình đúng hay sai để tự khắc phục nhược điểm. Còn đối với mọi người xung quanh ta cần có thái độ vị tha, bao dung để giúp những người làm sai có thể nhận ra nhược điệm, sửa sai làm lại
0,5

- Cần dùng lí trí để nhận thức bản thân để tự hoàn thiện nhân cách của chính mình, tạo cho mình một thái độ sống đúng đắn, có nguyên tắc. Còn đối với mọi người cần phải dùng tấm lòng, tình thương để đối xử nhằm tạo mối quan hệ xã hội tốt, giúp người sai lầm có cơ hội sửa chữa, làm cho mối quan hệ giữa người và người tốt đẹp hơn
0,5

- Đây là một câu nói đúng. Đối xử với bản thân bằng lí trí là cần thiết, song tùy tình huống cũng nên đối xử với bản thân bằng tấm lòng. Đối xử với người khác bằng tấm lòng là đúng nhưng phải tùy người, tùy việc
0,5

- Cần tránh thái độ cực đoan. Quá lí trí sẽ trở thành người có cách ứng xử cứng nhắc, khô khan, giáo điều. Quá dễ dãi đối với mọi người đôi khi không tốt, đôi khi gây hại cho người mình thương yêu, dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
0,5

- Bài học nhận thức và hành động.
0,25
Câu 3
(5,0đ)

a. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


b. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Thanh Thảo và bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ nội dung, nghệ thuật đoạn thơ với các ý chính sau:


- Nêu được vấn đề cần nghị luận
0,5

- Giới thiệu sơ lược về Lor-ca
0,5

- Đoạn thơ làm nổi bật hình ảnh Lor-ca là một người nghệ sĩ tự do, cô đơn. Phân tích được các hình ảnh tho mang dấu ấn của thơ siêu thực, gợi ta liên tưởng đến đất nước Tây Ban Nha thời Lor-ca như khung cảnh của một đấu trường. Lor-ca hiện lên mạnh mẽ nhưng cũng thật lẻ loi trong hành trình đi tìm tự do và cách tân nghệ thuật
1,5

- Đoạn thơ thể hiện cái chết thảm khốc, bất ngờ đến với Lor – ca qua các hình ảnh hoán dụ, hình ảnh tả thực. Hành trình đi đến cái chết của Lor-ca thật nhẹ nhàng
1,0

- Bằng các hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác ảnh hưởng của trường phái thơ ca siêu thực đã làm nổi bật hình ảnh của Lor-ca là một người nghệ sĩ tự do, cô đơn, yêu đời với khát khao cách tân nghệ thuật và khát vọng tự do đã bị giết hại thật bất ngờ và thảm khốc.
1,0

- Đánh giá chung về đoạn thơ.
0,5


 Tân An, ngày 16 tháng 11 năm 2012 
 Giáo viên ra đề




 Trương Ngọc Minh Nguyệt




File đính kèm:

  • docDe thi ngu van HKI 2012 2103.doc