Kỳ thi học sinh giỏi đồng bằng sông Cửu long lần thứ 16 – năm học 2008 - 2009

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học sinh giỏi đồng bằng sông Cửu long lần thứ 16 – năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
KỲ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LẦN THỨ 16 – NĂM HỌC 2008 - 2009

 
ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN

Câu 1:
Đây là kiểu đề mở. Học sinh có thể linh hoạt sử dụng nhiều thao tác kết hợp hoặc chọn lựa thao tác phù hợp với kiểu bài viết để hoàn thành yêu cầu đề.
Bài làm của học sinh có thể viết theo những kiểu bài sau:
- Tự sự.
- Nghị luận xã hội.
Yêu cầu cần đạt:
1. Về nội dung: Dù viết theo kiểu bài nào học sinh cũng cần nêu bật được các nội dung sau:
	- Ý nghĩa câu nói:
	+ Cuộc đời không bao giờ hoàn toàn đóng cửa với bất kì ai có ý chí và luôn nỗ lực.
	+ Người “đích thực” - người chân chính, có ý chí – sẽ làm chủ hoàn cảnh của mình, tự tạo cơ hội cho mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.
	+ Câu nói có giá trị tạo niềm tin và động viên khi con người đang phải đối mặt với khó khăn hay khi đang dao động niềm tin vào cuộc sống.
	- Bình luận:
	+ Đứng trước cánh cửa đóng, con người đích thực phải làm gì?
	+ Đứng trước cánh cửa mới được mở ra, con người đích thực phải làm gì?
	+ Ý chí tạo nên con đường như thế nào?
2. Về hình thức:
- Sử dụng đúng, nhuần nhuyễn các thao tác hoặc phương thức biểu đạt cho kiểu bài văn đã chọn lựa.
- Bài viết cần phải có cảm xúc, có chiều sâu tư tưởng.
- Văn phong chững chạc, diễn đạt tốt, các ý liên kết hợp lí.

Câu 2:
Loại bài: Nghị luận văn học – Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề văn học . Cụ thể: vấn đề về mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác (thuộc lĩnh vực lí luận văn học).
Yêu cầu cần đạt:
1.Về nội dung: Học sinh cần làm rõ các nội dung sau:
- Giải thích chữ “tâm” và chữ “tài” trong nghề văn: Tâm – tấm lòng của nhà văn với con người và với cuộc đời (nhân đạo, nhân ái), tấm lòng, nhiệt huyết với nghề nghiệp (lí tưởng nghề nghiệp, ý thức cao về những giá trị của văn chương); Tài – năng khiếu, tố chất văn chương, khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Đánh giá ý kiến nêu trong đề bài: ý kiến đề cao cái tâm của nhà văn, nhưng lại có phần xem nhẹ cái tài. Cần có cái nhìn khách quan và công bằng hơn về cái tâm và cái tài của người nghệ sĩ trong sáng tác.
- Bàn luận về mối quan hệ giữa tâm và tài của nhà văn trong việc nuôi dưỡng ý sáng tạo và trong mối quan hệ với tác phẩm ở những khía cạnh sau:
+ Có tâm với cuộc đời nhưng kém tài?
+ Có tài nhưng không sâu sắc với cuộc đời, thiếu sự cảm thông với những số phận con người?
+ Có tâm với cuộc đời, đồng thời biết nuôi dưỡng, phát huy cái tài?
- Mở rộng: Tìm hiểu tâm và tài của người nghệ sĩ chính là tìm đến đứa con tinh thần của họ - tác phẩm văn chương. Tác phẩm văn chương biểu thị tâm hồn của người sáng tạo. Nhưng cái tâm và cái tài của họ có phải chỉ là tố chất? là vốn có trong tâm hồn? Phải làm sao để có cái tâm sâu sắc và làm cho cái tài ngày một nảy nở?....
2. Về thao tác:
Thao tác chính là bình luận.
Thao tác kết hợp: giải thích, chứng minh, phân tích, bác bỏ,…
3. Về hình thức:
- Giọng văn phù hợp với kiểu bài nghị luận.
- Văn suôn sẻ, mạch lạc, có chuyển ý cho từng luận điểm.
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
- Các luận điểm phải được trình bày rõ ràng bằng hình thức từng đoạn văn.
Câu 3: 
Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ.
Thao tác chính: phân tích, bình giảng, liên tưởng.
Yêu cầu cần đạt:
1. Về nội dung: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý sau:
	a. Nội dung bài thơ:
- Cảm xúc mãnh liệt và suy tư của Thanh Thảo về nhà thơ thiên tài Lorca: ngưỡng mộ, đau xót, tiếc thương - bắt nguồn từ câu thơ như lời di chúc sớm và cái chết bi phẫn của Lorca.
	- Hình tượng Lorca: Lorca - nghệ sĩ du ca, Lorca – chiến sĩ chống phát xít với cái chết bi phẫn, Lorca – con người bất tử trong sự siêu thoát và tự giải thoát.
	- Sự chia sẻ của Thanh Thảo với nhà thơ Tây Ban Nha về lời di chúc sớm “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”.
	- Cảm nhận về âm thanh tiếng đàn trong bài thơ.
	b. Nghệ thuật bài thơ:
	- Kết cấu tự sự đan xen trữ tình với lối thơ tự do, phóng túng phù hợp với phong cách của nhân vật được nói đến – Lorca.
	- Đan chen âm hưởng của nhạc đệm ghi ta.
	- Hình ảnh tượng trưng, siêu thực mở rộng ngoại diên cho hình ảnh thơ.
	- Nghệ thuật sắp đặt trong thơ tạo nhiều chiều ý nghĩa.
	- Kết hợp ấn tượng thơ phương Đông và tư duy thơ phương Tây.
2. Về hình thức thể hiện:
	- Văn có cảm xúc. Văn phong phù hợp với hình thức nghị luận.
- Tránh suy diễn nội dung bài thơ theo ý đồ người viết. Cần tôn trọng tính khách quan của tác phẩm văn học.
- Tìm hiểu bài thơ: khai thác từ yếu tố nghệ thuật đến nội dung.
- Văn viết mạch lạc, có chuyển ý giữa các đoạn văn, các luận điểm.

File đính kèm:

  • docDap an de thi HSG Van 12 cua Can Tho nam 2009 .doc