Kỳ thi học sinh giỏi đồng bằng sông Cửu Long môn văn

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học sinh giỏi đồng bằng sông Cửu Long môn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD – ĐT KIÊN GIANG	KỲ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt 	Đáp án đề nghị môn Văn

Yêu cầu chung:
Nắm vững nội dung và yêu cầu của đề.
Biết vận dụng kết hợp một số thao tác tư duy trong lập luận.
Diễn đạt, dùng từ trong sáng, đúng nghĩa.
Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.
Yêu cầu cụ thể:
Câu 1: Học sinh cần làm nổi bật những trọng tâm sau khi nêu suy nghĩ:
* Nội dung nghị luận:
Nêu đôi nét hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
(Ý này học sinh có thể không nêu được nhưng phải hiểu đúng ý nghĩa câu nói)
b. Giải thích:
- Dân tộc nhỏ: hiểu đúng về dân tộc mình, mặt mạnh, mặt yếu. Vị thế đang ở đâu.
- Con dao lớn: tầm nhìn, phương pháp tư duy.
c. Bình luận:
c1: Ý kiến của Ra-xun-gam Za-top rất xác đáng: một dân tộc muốn phát triển phải biết mình, biết người.
c2. Phải tạo được tâm thế tự tin để hội nhập.
c3. Có khát vọng lớn, tầm nhìn xa, không tách rời nguồn cội, kiên trì, bền bỉ. Biết tiếp nhận tinh hoa thời đại, biết chối bỏ những gì không phù hợp.
c4. Phê phán kiên quyết những gì đang cản trở con đường phát triển của đất nước (tham nhũng, bệnh thành tích, nói một đường làm một nẻo…)
c5. Nhanh chóng khẳng định giá trị (thương hiệu dân tộc) trên trường quốc tế.
* Biểu điểm: Tổng cộng 8 điểm
Ý a + b: 3 điểm.
Ý c: 5 ý nhỏ, mỗi ý 1 điểm.
Câu 2:
A. Trên cơ sở phân tích, học sinh bình giảng và bình luận được những trọng tâm kiến thức sau:
- Ý 1: Một nghệ sĩ tự do và cô đơn.
- Ý 2: Một cái chết bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.
- Ý 3: Một tâm hồn bất diệt.
 * Đó là hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thống trị. Bài thơ làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ – chiến sĩ, về một xứ sở và về chính âm nhạc, thi ca.
* Biểu điểm: Tổng cộng 6 điểm
Ý 1: 1.5 điểm.
Ý 2: 1.5 điểm.
Ý 3: 1.5 điểm.
	Bình luận tốt: 1.5 điểm
B. Trên cơ sở phân tích học sinh bình giảng và bình luận được những trọng tâm kiến thức sau:
1. Bút pháp nghệ thuật diễn tả đặc sắc: 
a) Lời văn lịch lãm, giọng điệu êm ả, kết hợp ngôn ngữ nhiều ngành nghệ thuật, nhiều thủ pháp nghệ thuật.
b) Con người nhà văn in đậm dấu ấn tư tưởng, tài hoa, kiến thức uyên bác trong từng chi tiết.
2. Nội dung diễn tả:
a) Vẻ đẹp kiều diễm: Sông Đà có vẻ đẹp của một thiếu nữ được trang điểm bởi mây trời khói núi Tây Bắc.
b) Vẻ đẹp màu nước Sông Đà: Cách gọi tên màu sắc chính xác, ấn tượng: “Mùa Xuân màu xanh ngọc bích”, mùa thu “Lừ lừ chín đỏ”.
c) Sông Đà gợi cảm: 
	+ Như một cố nhân gần gũi, tha thiết tri âm.
	+ Sông Đà khơi gợi những niềm thơ màu nắng tháng 3 Đường thi.
	+ Con Sông Đà như một miền cổ tích.
	+ Niềm xúc động của tác giả khi gặp lại Sông Đà.
3. Tình yêu Sông Đà tha thiết, khơi nguồn cảm hướng để Nguyễn Tuân tạo nên bức tranh trữ tình đầy ấn tượng.
* Biểu điểm: Tổng cộng 6 điểm
Ý 1: 1.5 điểm.
Ý 2: 
a) 1 điểm.
b) 1 điểm.
c) 1.5 điểm.
Ý 3: 1 điểm.

File đính kèm:

  • docDap an de thi HSG Van 12 cua Kien Giang nam 2009.doc
Đề thi liên quan