Kỳ thi học sinh giỏi đồng bằng sông Cửu Long trường trung học phổ thông chuyên lần thứ XVI

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học sinh giỏi đồng bằng sông Cửu Long trường trung học phổ thông chuyên lần thứ XVI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP	KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRƯỜNG THPT CHUYÊN	LẦN THỨ XVI
	NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
	----------------------------------------------------------------	----------------------------------------
 ĐÁP ÁN 	 
 ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài :180 phút 
 Ngày 	thi : 04 tháng 01 năm 2009
Câu 1. (8,0 điểm) 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây:
Giải thích khái niệm: Trung thực là thành thật, thẳng thắn, không làm sai lệch sự thật.
Bình luận về vai trò của trung thực:
Trong cuộc sống, nhờ trung thực mà con người hiểu nhau, không nghi kị nhau.
Trong học tập, nhờ trung thực mà học sinh biết được sức học của mình, từ đó mà cố gắng nhiều hơn.
Trung thực giúp mọi người thấy được khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
Trung thực với bản thân, chúng ta đã tự rèn luyện, hình thành cho mình một nhân cách cao đẹp.
 3.Mở rộng, liên hệ:
Cần trung thực với chính bản thân mình, với mọi người. Cần tự rèn luyện mình thành một con người trung thực.
 Kêu gọi mọi người cùng sống trung thực./.

 BIỂU ĐIỂM ĐỀ NGHỊ
.Điểm 7,0 - 8.0 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng. Có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể.
Điểm 5,0 - 6,0 : Đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trên .Hướng triển khai hợp lí.Cĩ thể cịn một vài sai sĩt nhỏ.
.Điểm 3,0 – 4,0 : :Tỏ ra hiểu đề. Trình bày được khoảng một nửa số ý. Văn viết chưa thật trôi chảy
.Điểm 2,0-1,0: Chưa hiểu đề. Bài làm sơ sài. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 0,0: Lạc đề. Bỏ giấy trắng, hoặc có viết nhưng không viết được gì.

 Câu 2. (6,0 điểm) 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý sau đây:
 + Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở người lái đò.
 +Nguyễn Tuân có ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình (miêu tả cuộc vượt thác như một trận thuỷ chiến).
 +Nguyễn Tuân đã sử dụng một ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, hoàn toàn phù hợp với đối tượng (có nhiều từ dùng mới mẻ, lối nhân hoá độc đáo, so sánh bất ngờ và chính xác).
BIỂU ĐIỂM ĐỀ NGHỊ
Điểm 6.0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng. Có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể.
Điểm 4.0 -5,0 : Đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trên. Hướng triển khai hợp lí. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
Điểm 2,0-3.0 :Tỏ ra hiểu đề. Trình bày được khoảng một nửa số ý. Văn viết chưa thật trôi chảy.
Điểm: 1,0 : Chưa hiểu đề. Bài làm sơ sài. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 0: Lạc đề. Bỏ giấy trắng, hoặc có viết nhưng không được gì.

Câu 3.(6,0 điểm ).
 1.Yêu cầu chung:
- Vấn đề cần nghị luận : Cảm nhận được nỗi nhớ của tác giả về vẻ đẹp sương khói ,thơ mộng của sông nước Tây Bắc 
- Thao tác nghị luận cần vận dụng :phân tích ,chứng minh ,bình luận …
- Phạm vi tư liệu :đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến đã dẫn ở đề bài .
- Bài làm phải rõ ràng về bố cục ,mạch lạc trong diễn đạt ,văn có giọng điệu riêng, chữ viết không sai chính tả …
2.Yêu cầu cụ thể :Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, sau đây là một số nội dung mà người ra đề đưa ra để giám khảo tham khảo:
- Nỗi nhớ đọng lại ở một địa danh cụ thể : “Châu Mộc “; một thời điểm cụ thể :”chiều sương “;những chi tiết cụ thể ,gợi cảm : “hồn lau “,”dáng người “,”độc mộc” ,”lũ”,”hoa đong đưa “.Những chi tiết ấy cho thấy một nỗi nhớ đằm ,in sâu vào tâm khảm ,kí ức của nhà thơ.
- Nỗi nhớ được thể hiện dưới hình thức của lời hỏi :” có thấy “, “có nhớ ù”. Bằng hình thức diễn đạt đó ,khổ thơ có một giọng điệu bâng khuâng sâu lắng rất riêng .
- Hai dòng sau của đoạn thơ được viết bằng bút pháp song hành : dáng người và hoa lồng chiếu vào nhau .Trong tương quan này ,dáng người trở nên mềm mại ,trở thành dáng hoa - phản phất vẻ đẹp nữ tính ,rất trữ tình .
- Dòng thơ cuối sử dụng biện pháp tương phản quen thuộc: Nước lũ (hung bạo) – (hoa đong đưa (mềm mại) .Điều đó cho thấy cảnh đẹp nên thơ nhưng cũng rất hùng vĩ ,mang đậm hương sắc núi rừng Tây Bắc .

3. Biểu điểm đề nghị:
Điểm 6: Người viết thể hiện được vốn kiến thức đầy đủ, phong phú. Chọn cách giải
quyết vấn đề sáng tạo, độc đáo, phối hợp các thao tác nghị luận. Văn cĩ giọng điệu riêng. Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, nét chữ rõ ràng khơng sai chính tả.
Điển 4,5: So với mức ở trên, bài viết mức điểm này cĩ hạn chế hơn về mặt nội dung.
Cịn mắc những sai sĩt nhỏ về phối hợp các thao tác nghị luận, về sự sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề, bố cục, hành văn.
Điểm 3: Trình bày ½ dung lượng của vấn đề trên. sử dụng các thao tác nghị luận thiếu
hoặc mất cân đối, chữ viết cịn sai chính tả.
Điểm 1,2: Nội dung sơ sài. Nghị luận yếu, chữ viết sai chính tả nhiều.
Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc có viết nhưng không được gì.HẾT

File đính kèm:

  • docDap an de thi HSG Van12 cua Dong Thap nam 2009de 2 .doc