Kỳ thi học sinh giỏi huyện bậc trung học cơ sở năm học 2005 - 2006 khóa ngày 11/01/2006
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học sinh giỏi huyện bậc trung học cơ sở năm học 2005 - 2006 khóa ngày 11/01/2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂÃệ CHấNH THặẽC KYè THI HOĩC SINH GIOÍI HUYÃÛN BÁÛC THCS NÀM HOĩC 2005 - 2006 Khoùa ngaỡy 11/01/2006 Mọn: Vàn - Tióỳng Vióỷt 9 Baớng A Thồỡi gian: 150 phuùt (khọng kóứ thồỡi gian giao õóử) I. PHầN TRắC NGHIệM: (3,0 điểm - Dùng chung cho thí sinh bảng A và B). Câu 1 (0,75 điểm): Đây là nhà thơ, nhà văn nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Hãy điền tên tác giả tương ứng với các thông tin cho sẵn sau đây sao cho phù hợp: Tác giả? Thông tin 1 Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam 2 Là bậc thầy ngôn ngữ, là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới. 3 Là con đẻ của đồng ruộng, ông luôn đi về với đất và người ở nông thôn. 4 Thi không ăn ớt thế mà cay. 5 Chọn quê hương (sông, núi) làm bút danh cho mình. 6 Đề vào mấy chữ trong bia Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu. 7 Thơi ông đi bằng hai chân, một chân thực hiện và một chân trữ tình. 8 Lấy bút danh từ tên thật của mình. 9 Tự cho mình là cái mặt không chơi được. 10 Là nhà thơ đồng thời là người lính chống Pháp. 11 Là bà chúa thơ Nôm. 12 Có quan điểm nghệ thuật đúng đắn: "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật phải là tiếng kêu thương cất lên từ những cõi đời đâu khổ". 13 Là nữ thi sĩ hoài cổ, thầm kín yêu quê hương đất nước. 14 Là nhà văn của nhi đồng và phụ nữ. 15 Văn võ song toàn "lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa". Câu 2 (2,0 điểm): a. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (..............) trong đoạn thơ sau của Nguyễn Du sao cho trọn vẹn văn bản đã học: " (1)..........................................người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày (2).................. mai (3)................. Bên trời góc bể (4).................................................................. Tấm son (5)................................ bao giờ cho........................." (Trích Truyện Kiều). b. Chỉ ra cái tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua hệ thống từ ngữ mà em đã điền khuyết ở câu a. Câu 3 (0,25 điểm): Không gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện được Nguyễn Du sử dụng thành công nhất ở đoạn trích nào sau đây? (Khoanh tròn chữ cái đầu đoạn trích em đã chọn và ghi rõ tên đoạn trích đó vào bài làm sao cho đúng và phù hợp). a. Cảnh ngày xuân; c. Kiều ở lầu Ngưng Bích; e. Mã Giám Sinh mua Kiều. b. Chị em Thuý Kiều; d. Kiều báo ân báo oán; g. Kiều gặp Từ Hải. ii. phần tự luận (7,0 điểm): Câu 1: (3,0 điểm - chỉ dùng cho thí sinh bảng B). Phát hiện và phân tích đặc điểm cấu trúc của hai câu thơ sau: "Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà". (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 2: (3,0 điểm - chỉ dùng cho thí sinh bảng A). Cảm nhận của em về tính hàm ẩn mang chiều sâu triết lý trong đoạn thơ cuối bài "ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy. Câu 3: (4,0 điểm - chỉ dùng cho thí sinh bảng A và B). Giới thiệu cuốn "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm". KYè THI HOĩC SINH GIOÍI HUYÃÛN BÁÛC THCS NÀM HOĩC 2005 - 2006 Khoùa ngaỡy 11/01/2006 Hổồùng dỏựn chỏỳm: mọn Vàn - Tióỳng Vióỷt Phần Câu Đáp án Biểu điểm I / Trắc nghiệm (chấm chung chi thí sinh bảng A và B) 3,0 1 (1) Nguyễn Khuyến; (6) Nguyễn Khuyến; (11) Hồ Xuân Hương (2) Nguyễn Du; (7) Tú Xương; (12) Nam Cao (3) Kim Lân; (8) Thế Lữ; (13) Bà Huyện Thanh Quan (4) Tú Xương; (9) Nam Cao; (14) Nguyên Hồng (5) Tản Đà; (10) Chính Hữu; (15) Nguyễn Trãi. (Hướng dẫn chấm: Đúng một tác giả tương ứng với một thông tin đã cho, ghi 0,05 điểm. Đúng 10 tác giả trở lên mới tính điểm cho câu 1 này, đúng dưới 10 tác giả - không tính điểm chung cho cả câu). 0,75 2 a. b. ..................................................................................................... Điền từ: (1) tưởng; (2) trông; (3) chờ; (4) bơ vơ; (5) gột rửa; (6) phai......... (hướng dẫn chấm: Điền đúng 6 từ trên mới tính điểm chung cho câu 2 a). Cái tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du: + Sử dụng ngôn ngữ độc thoại........................................................ + Tác dụng: Biểu đạt nội tâm nhân vật trữ tình. Kiều nhơ người yêu không nguôi, xót xa cho mối tình đã nặng lời thề son sắt mà bị bơ vơ......................................................... (Hướng dẫn chấm: Phải chỉ ra cái tài sử dụng ngôn ngữ và tác dụng mới ghi điểm tối đa). 2,0 (0,25) (0,75) (1,0) 3 c. Kiều ở lầu Ngưng Bích............................................................... 0,25 1 Dùng để chấm cho thí sinh bảng B................................................. - Cấu trúc của hai câu thơ: + Tính từ / trạng ngữ / cụm danh từ.............................. + Vị ngữ / Trạng ngữ / Chủ ngữ.................................... + Lom khom dưới núi tiều vài chú................................. Lác đác bên sông chợ mấy nhà............................... - Tác dụng của cấu trúc: + Chỉ ra cấu trúc trên là việc sử dụng tu từ đảo ngữ + Tác dụng của đảo ngữ: Nhấn mạnh sự bé nhỏ, lẻ loi, thưa thớt, tiêu điều, hoang vắng của cảnh vật, con người, cuộc sống ở Đèo Ngang dưới cái nhìn của tác giả (Hướng dẫn chấm: Bám sát và đáp án trên để ra soát bài làm của thí sinh để tìm ra các ý đúng trong bài làm). 3,0 (0,5) (0,5) (0,5) (0,5)
File đính kèm:
- De HSG Van 9 20052006.doc