Kỳ thi học sinh giỏi khu vực đồng bằng sông Cửu Long (lần thứ XVI- Năm học :2008-2009)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học sinh giỏi khu vực đồng bằng sông Cửu Long (lần thứ XVI- Năm học :2008-2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GDĐT TIỀN GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ


KỲ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Lần thứ XVI- năm học :2008-2009)
__________________________________________________________________

Câu1:(8 điểm)
 Nhà văn V.Huygô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt”. 
	Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên. 

 Câu2: (6 điểm) 
 Bàn về sáng tạo của nhà văn, có ý kiến cho rằng: Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ…
 Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng một phong cách nhà văn tiêu biểu trong giai đoạn văn học 1945-1975

Câu 3: (6điểm)
 Có thể nói :thơ Chế Lan Viên là cuộc hành trình của tư tưởng và tâm hồn. Anh (chị) hãy phân tích hai khổ thơ sau của Chế Lan Viên để phần nào làm rõ cuộc hành trình đó.
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
 Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền đau khổ với buồn lo”
 ( Tập thơ Điêu tàn-1937)

* *
 *
 	 “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng khát sữa
 Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” 
 ( Tập thơ Ánh sáng và phù sa- 1960)

___________________________________HẾT_________________________________
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG- LẦN THỨ XVI- MÔN NGỮ VĂN
 
 Câu1:
 I- Yêu cầu kỹ năng: 
	- Nắm vững và vận dụng tốt kỹ năng làm bài nghị luận xã hội, bố cục cân đối, ý tứ mạch lạc, chặt chẽ. 
	- Diễn đạt lưu loát, sáng sủa. Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, chữ viết nếu không đẹp thì cần phải rõ ràng dễ đọc. 
II - Yêu cầu cụ thể
	Học sinh có thể có nhiều cách trình bày và lí giải khác nhau, song cần bám sát vào yêu cầu của đề bài. Đại thể, cần trình bày được các ý cơ bản như sau:
 1. Lí giải vấn đề 
- “Tài năng: : Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc”. “Lòng tốt: tấm lòng vị tha khoan dung và nhân hậu. Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn của con người. 
	- “Quỳ gối tôn trọng”, “cúi đầu thán phục” là cách nói hình ảnh thể hiện thái độ đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất quý giá của con người. Đồng thời cũng bộc bộ một quan niệm về cách đánh giá con người. Đó là sự đề cao, coi trọng tôn vinh những gì đẹp đẽ trong trí tuệ và phẩm chất của con người.
	- Vì sao phải cúi đầu thán phục với tài năng: Vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ ở con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng. Đối diện với tài năng ta không chỉ được chiêm ngưỡng thán phục mà còn được mở rộng tầm hiểu biết nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân. 
	- Vì sao phải quỳ gối tôn trọng với lòng tốt. Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh dâng hiến cho người, cho đời. Những nỗ lực vì người khác bao giờ cũng đáng tôn trọng. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt càng đáng để tôn vinh.
 2. Cảm nhận của bản thân 
	- Câu nói của nhà văn lớn V.Huygô đã gợi cho em con đường để mình vươn tới. Chưa đủ tài năng thì cách tốt nhất là làm tốt công việc của mình, sống hướng thiện, có trách nhiệm và đừng bao giờ vô cảm. 
III- Tiêu chuẩn cho điểm: 
Điểm 8.0: Trình bày đủ các ý trên, văn viết giàu cảm xúc, dẫn chứng chính xác, phong phú, mắc ít lỗi diễn đạt. 
Điểm 6,0: Trình bày đủ các ý trên, văn viết trôi chảy, có thể mắc vài lỗi diễn đạt. 
Điểm 4.0: Tỏ ra hiểu đề nhưng còn lúng túng trong cách triển khai. 
Trình bày được khoảng phân nửa số ý. Văn viết rõ ràng, mắc một số lỗi diễn đạt. 
Điểm 2.0: Trình bày sơ lược, văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. 

Câu2:

I/ YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG:
Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. Biết cách giải thích và làm sáng tỏ một nhận định. Kết cấu bài chặt chẽ hợp lí. Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả , dùng từ và ngữ pháp. 
Bài làm có sáng tạo và thể hiện được năng lực cảm thụ văn học
II/ YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:
Gỉai thích ý kiến: Trên cơ sở những kiến thức cơ bản về đặc trưng của văn học nói chung và phong cách nghệ thuật của nhà văn . HS cần lí giải được các ý sau:
Muốn trở thành một nhà văn, nhà thơ- một nghệ sĩ đích thực, điều quan trọng quyết định là phải có một PCNT riêng , độc đáo và mới mẻ
Ý kiến trên muốn khẳng định cá tính sáng tạo, phong cách riêng của nhà văn quyết định vị trí ,sức sống của sáng tạo nghệ thuật của nhà văn đó 
Vì nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm văn chương. Mỗi tác phẩm , mỗi hình tượng nghệ thuật phải là sự khám phá riêng từ nội dung đến hình thức. Người nghệ sĩ đích thực phải là người không được lặp lại chính mình và càng không được lặp lại người khác trong quá trình sáng tạo, để tác phẩmcó giá trị sâu sắc lâu bền và có được dấu ấn riêng không phai mờ trong lòng người đọc
Chứng minh bằng một PCNT tiêu biểu:
- Học sinh có thể chọn một nhà văn , hoặc nhà thơ có PCNT độc đáo trong giai đọan 1945-1975 để phân tích làm sáng tỏ ý kiến vừa lý giải ở trên. Sự phân tích phải làm rõ những yêu cầu ở phần 1 và có chọn lọc tinh tế .
 III/ TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM: 
Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Kiến thức phong phú. Diễn đạt luu loát, có nét riêng sáng tạo. Văn có cảm xúc. Sai sót không đáng kể.
Điểm 4-5: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên. Dẫn chứng chọn lọc, diễn đạt mạch lạc, văn có cảm xúc. Còn vài sai sót nhỏ
Điểm 3.0: Tỏ ra hiểu đề nhưng còn lúng túng trong cách triển khai. 
Trình bày được khoảng phân nửa số ý. Văn viết rõ ràng, mắc một số lỗi diễn đạt. 
Điểm 1.0: Trình bày sơ lược, văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. 

Câu 3: 
 I/ YÊU CẦU KỸ NĂNG:
 Biết cách làm bài nghị luận về thơ trữ tình. Phải hướng tới làm làm rõ hành trình tư tưởng, tâm hồn nhà thơ.
Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt,văn có cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, câu.

 II/ YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:
- Giới thiệu khái quát về Chế Lan Viên và thơ của ông trước và sau cách mạng tháng Tám, cũng như sự vận động trong tư tưởng, tâm hồn thơ của Chế Lan Viên.
- Làm rõ những nét chính về tư tưởng và tâm hồn của Chế Lan Viên trong hai khổ thơ làm ở hai giai đoạn khác nhau của ông.
+ Khổ 1: Làm trước cách mạng tháng Tám thể hiện sự bế tắc, bi quan, tránh đời, cũng như những cô đơn đau khổ của nhà thơ.
+ Khổ 2: 
Là niềm vui cảm hứng phơi phới khi được gặp lại nhân dân Tây Bắc được hoà mình vào với cuộc sống. Niềm vui bắt nguồn từ niềm tin yêu cuộc sống mới.
Hình ảnh thơ tươi mới, gần gũi, gợi cảm, nghệ thuật so sánh liên tưởng độc đáo.
- Cần chỉ ra và làm rõ sự vận động trong tư tưởng cũng như tâm hồn của ông ở hai giai đoạn sáng tác: trước và sau cách mạng.
 III/ CHO ĐIỂM:
- Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, 
- Điểm 4: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên. Có thể còn một vài sai sót về diễn đạt.
- Điểm 3: Đáp ứng được một nữa yêu cầu trên. Mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày sơ lược, văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. 

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Van 12 cua Tien Giang nam 2008co dap an.doc