Kỳ thi học sinh giỏi thpt năm học 2006 - 2007 môn : sinh học lớp 12 thời gian làm bài : 180 phút

doc9 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học sinh giỏi thpt năm học 2006 - 2007 môn : sinh học lớp 12 thời gian làm bài : 180 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục - đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi THPT năm học 2006 - 2007 
 Thái bình Môn : sinh học lớp 12 
 Thời gian làm bài : 180 phút
Câu I (4,0 điểm) : Chọn phương án trả lời đúng nhất .
 1. Cây xanh quang hợp được là nhờ :
 A. Tất cả các tia bức xạ B. Tia hồng ngoại 
 C. Tia tử ngoại D.Tia tử ngoại và hồng ngoại 
 E. Tất cả tia bức xạ nhìn thấy được 
 2. Quy luật nào chi phối hiện tượng bón phân đầy đủ mà vẫn không cho năng suất cao ?
 A. Tác động không đều B. Quy luật giới hạn 
 C. Tác động qua lại D. Tác động tổng hợp 
 E. Cả A và D 
 3. Dạng axít nuclêic nào dưới đây là thành phần di truyền cơ sở thấy có ở cả 3 nhóm sinh vật : vi rút , procaryota , eucaryota ?
 A. ADN sợi kép vòng B. ADN sợi kép thẳng 
 C. ADN sợi đơn vòng D. ADN sợi đơn thẳng
 E. Bất kỳ dạng nào ở trên 
 4. Một phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ A + T / G + X = 0,60 thì hàm lượng G + X của nó xấp xỉ : 
 A. 0,31 B. 0,40 C. 0,34 D. 0,13 E. 0,43
 5. Hai alen trong cặp gen tương ứng khác nhau về trình tự phân bố các nuclêôtit được gọi là :
 A. Thể đồng hợp B.Thể dị hợp 
 C. Cơ thể lai D. Cơ thể F1
 E. Không biểu hiện ở đời P 
 6. Khi làm tiêu bản để quan sát NST ở thực vật người ta thường dùng đối tượng là chóp rễ vì : 
 A. Dễ chuẩn bị và xử lý mẫu 
 B. Bộ NST có kích thước lớn , dễ quan sát 
 C. Dễ phân biệt vùng đồng nhiễm sắc và vùng dị nhiễm sắc 
 D. Có nhiều tế bào đang ở các thời kỳ phân chia 
 E. Cả A, B, C và D
 7. Mục đích của kỹ thuật di truyền là :
 A. Gây ra đột biến gen B. Gây ra đột biến NST 
 C. Điều chỉnh , sửa chữa gen , tạo ra gen mới , gen “ lai ” 
 D. Tạo biến dị tổ hợp E. Tất cả đều đúng 
 8. Giới vô cơ và hữu cơ hoàn toàn thống nhất với nhau ở cấp độ 
 A. Phân tử B. Nguyên tử 
 C. Mô D. Tế bào 
 E. Hoàn toàn khác biệt ở mọi cấp độ 
 9. Sự sống có thể di cư lên cạn là nhờ :
 A. Trên cạn chưa bị chi phối mạnh mẽ bởi tác động của chọn lọc tự nhiên 
 B. Hoạt động quang hợp của thực vật xanh, tạo ô xi, hình thành lớp ôzôn chắn tia tử ngoại
 C. Điều kiện khí hậu thuận lợi 
 D. Xuất hiện cơ quan hô hấp là phổi, thích nghi với hô hấp cạn
 E. B và D 
 10. Đặc điểm nổi bật của các đại phân tử sinh học là :
 A. Đa dạng B. Đặc thù C. Kích thước lớn 
 D. Cấu tạo phức tạp E. Cả A và B
 11. Có thể thực hiện bao nhiêu cách lai nếu chỉ có 1 cặp alen tồn tại trên NST thường tham gia?
 A. 6 cách B. 3 cách C. 4 cách D. 5 cách E. 2 cách 
 12.Thể đơn bội dùng để chỉ cơ thể sinh vật có bộ NST trong nhân tế bào mang đặc điểm:
 A. Mất 1 chiếc NST trong 1 cặp B. Mất hẳn 1 cặp NST
 C. Mất 1 chiếc trong cặp NST giới tính D. Mỗi cặp NST chỉ còn lại 1 chiếc 
 E. Gồm A hoặc C 
 13. Điểm khác nhau cơ bản giữa sự di truyền 2 cặp gen không alen di truyền độc lập và tương tác kiểu bộ trợ là : 
 A. Có tạo ra kiểu hình mới hay không B. Tỉ lệ phân li kiểu gen 
 C. Tỉ lệ phân li kiểu hình D. Cả A và C E. Cả B và C
 14.Phương pháp nghiên cứu di truyền nào được dùng phổ biến để chẩn đoán các bệnh di truyền ở người ? 
 A. Phương pháp phả hệ 
 B. Phương pháp di truyền tế bào C. Phương pháp di truyền phân tử 
 15.ở ruồi giấm 2n = 8 NST . Giả sử rằng trong quá trình giảm phân ở ruồi giấm cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn , 1 trao đổi chéo kép. Số loại trứng là : 
 A. 16 loại B. 256 loại C. 128 loại D. 64 loại E. 512 loại 
 16. Loại tế bào nào sau đây chứa NST giới tính ?
 A. Tế bào sinh tinh trùng B. Tế bào sinh trứng 
 C. Tế bào sinh dưỡng D. Tế bào sinh giao tử E. Cả A, B, C và D
Câu II ( 3,0 điểm) :
 1. Nhịp sinh học là gì ? Nhân tố sinh thái thúc đẩy sự khởi động của nhịp sinh học ? Cho ví dụ !
 2. Hiện tượng cộng sinh là gì ? ý nghĩa của nó đối với sự tồn tại, phát triển của các sinh vật ? 
Câu III ( 3,0 điểm) : 
 1.Hiện tượng nào dẫn đến sự biến đổi vị trí gen trong phạm vi 1 cặp NST tương đồng ?
 2. Trong những trường hợp nào đột biến chuyển thành thể đột biến ?
Câu IV (3,0 điểm) :
 1. Nguyên nhân di truyền , hậu quả và cách khắc phục hiện tượng thoái hoá giống ?
 2. Biện pháp duy trì và củng cố ưu thế lai ?
 3. Phương pháp phát hiện cơ thể đa bội ? 
Câu V ( 3,0 điểm) :
 	Do đột biến nên có những cơ thể có bộ nhiễm sắc thể giới tính là X0 hoặc XXY. Cũng do đột biến, có người có gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và được biểu hiện thành bệnh mù màu. 
 1. Một cặp vợ chồng, cả hai đều có kiểu hình bình thường, họ sinh được một đứa con gái X0, biểu hiện bệnh mù màu. Hãy giải thích hiện tượng này ?
 2. Một người phụ nữ biểu hiện bệnh mù màu, kết hôn với một người có kiểu hình bình thường, họ sinh được một đứa con trai. Nếu đứa con trai này có nhiễm sắc thể giới tính là XXY, không có biểu hiện hoặc có biểu hiện bệnh mù màu thì giải thích ra sao ?
Câu VI ( 4,0 điểm ) :
	F1 gồm các cặp gen dị hợp quy định các tính trạng cây cao, hoa đỏ .
	F1 lai với cây khác được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ :
 9 cây thấp, hoa đỏ : 3 cây cao, hoa đỏ : 3 cây cao, hoa vàng : 1 cây thấp, hoa vàng. Biết màu sắc hoa quy định bởi một cặp gen .
 a. Biện luận, xác định quy luật di truyền của các tính trạng.
 b. Xác định kiểu gen của F1 và cây lai với F1. Viết 1 sơ đồ lai của F1 được kết quả lai như trên .
[
Hiệu trưởng ký duyệt Người thẩm định đề Người soạn đề 
 Phan Duy Tấu Vũ Thị Quyên Nguyễn Thị Loan
Đơn vị : Trường THPT Bắc Đông Quan
 Sở giáo dục - đào tạo Đáp án và biểu điểm 
 Thái bình Đề thi Học sinh giỏi THPT năm học 2006 – 2007 
câu
Nội dung
Điểm
I
Câu hỏi 
1
2
3
4
5
6
7
8
(4,0 đ)
Phươngán trả lời 
E
E
B
A
B
D
D
B
Câu hỏi 
9
10
11
12
13
14
15
16
Phương án trả lời 
B
E
A
D
D
B
D
E
II
Nội dung 
(3,0 đ)
1. Khái niệm nhịp sinh học : Là khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với sự thay đổi có tính chu kỳ của môi trường .
 - Nhân tố sinh thái thúc đẩy sự khởi động của nhịp sinh học đó là : Sự thay đổi độ dài chiếu sáng trong ngày chính là nhân tố báo hiệu chủ đạo , bao giờ cũng diễn ra trước khi có sự biến đổi nhiệt độ và do đó đã dự báo chính xác sự thay đổi mùa .
 - VD: ở Hà nội, sâu sòi hoá nhộng ngủ đông vào đầu tháng 11 dương lịch khi lá sòi bắt đầu rụng cho tới nửa đầu tháng 3 mới nở bướm, lúc đó lá sòi cũng vừa đâm chồi xanh. Ngày ngắn của tháng 11 đã báo hiệu cho sâu hoá nhộng vào giấc ngủ đông và ngày dài tháng 3 báo hiệu cho cây sòi đâm chồi và nhộng nở thành bướm. Một tuần sau, bướm đẻ trứng khi sâu non nở ra thì lá sòi đã xum suê, lúc này sâu non tha hồ ăn lá và phát triển mạnh .
2. Cộng sinh là kiểu hợp tác bắt buộc giữa 2 sinh vật, nếu rời nhau ra thì cả 2 đều không tồn tại được .
 - VD:+ Sự cộng sinh giữa các loài nhai lại và vi sinh vật sống trong cơ quan tiêu hoá của chúng. Vi sinh vật có khả năng phân huỷ xenlulôzơ do động vật nhai lại ăn vào tạo ra đường cung cấp cho cả hai .
 + Nhiều loài mối gậm được gỗ nhưng không tiêu hoá được, đã cộng sinh với động vật nguyên sinh bé nhỏ ( trùng roi) sống trong ruột mối. Động vật nguyên sinh này tiết enzym phân giải được bột gỗ tạo ra đường nuôi sống cả hai. Khi mối lột xác ( tạm dừng gặm gỗ ) thì động vật nguyên sinh tạo thành kén sống tiềm sinh và chờ cho mối lột xác xong bắt đầu gặm gỗ, chúng mới chui ra khỏi kén để tiếp tục hoạt động .
 + Nấm và vi khuẩn lam cộng sinh với nhau chặt chẽ tới mức tạo nên một dạng sống mới, tưởng như một ngành phân loại độc lập ( địa y ). 
1,5 đ
1,5 đ
III
Nội dung
(3,0đ)
1. Hiện tượng dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi 1 cặp NST tương đồng là :
 a. Hiện tượng hoán vị gen :
 - ở kỳ trước của giảm phân I có hiện tượng các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp, bắt chéo nhau và trao đổi cho nhau từng đoạn tương ứng dẫn đến hoán vị gen 
 - Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp, hình thành nhiều kiểu gen trong loài, có ý nghĩa đối với tiến hoá và chọn giống 
 b. Hiện tượng đảo đoạn trong đột biến cấu trúc NST ?
 - Tác nhân gây đột biến làm cho một đoạn của NST bị đảo ngược 1800, có thể chứa hoặc không chứa tâm động . Nhờ đảo ngược mà gen chứa trong đoạn đó đã thay đổi vị trí .
1,5đ
0,5/1ý
Câu
Nội dung
Điểm
III
 - Đột biến đảo đoạn NST thường ít ảnh hưởng tới sức sống của sinh vật, góp phần làm tăng cường sự sai khác giữa các NST tương ứng trong các nòi thuộc cùng một loài . 
 c.Hiện tượng chuyển đoạn trong đột biến cấu trúc NST:
 - Dưới ảnh hưởng của tác nhân đột biến , hiện tượng chuyển đoạn có thể xảy ra trong cùng một NST, làm thay đổi vị trí của gen chứa trong đoạn NST bị chuyển .
 - Đột biến chuyển đoạn NST lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản. Đột biến chuyển đoạn nhỏ lại xảy ra khá phổ biến trong thiên nhiên .
 2. Trong những trường hợp sau đây đột biến sẽ chuyển thành thể đột biến .
 - Hai đột biến lặn cùng alen của hai giao tử đực và cái gặp gỡ nhau trong thụ tinh tạo thành kiểu gen đồng hợp tử 
 - Gen đột biến lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y hoặc trên Y không có alen trên X đều trở thành thể đột biến ở cơ thể XY.
 - Đột biến ở trạng thái trội : a thành A, hoặc đột biến ở trạng thái lặn do môi trường thay đổi chuyển thành trội 
 - Đột biến nhiễm sắc thể .
1.5đ
IV
Nội dung
3,0đ
1. Nguyên nhân di truyền của hiện tượng thoái hoá giống : đa số các đột biến gen là có hại và là đột biến lặn , khi ở trạng thái dị hợp không biểu hiện được bằng kiểu hình có hại. Nhưng nhờ có cơ chế tái sinh, phân li, tổ hợp qua nhiều thế hệ, các gen lặn đột biến ngày càng nhân lên, lan tràn dần trong quần thể, trong loài và trở thành phổ biến . Trong thụ tinh, các gen lặn đột biến đó tái tổ hợp với nhau, trở thành dạng đồng hợp, tương tác với môi trường và biểu hiện thành kiểu hình có hại. 
 - Hậu quả : Sự biểu hiện thành kiểu hình có hại làm cho sức sống con lai giảm sút, sinh trưởng, phát triển chậm, chống chịu kém với điều kiện bất lợi của môi trường, cơ thể lai xuất hiện nhiều dị tật bẩm sinh, giống cây trồng vật nuôi thoái hoá .
 - Cách khắc phục hiện tượng thoái hoá giống : Trong chọn giống, nhằm củng cố một tính trạng mong muốn nào đó, người ta cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần, tuy nhiên nếu cứ tiếp tục thì sẽ dẫn tới thoái hoá. Vì vậy muốn khắc phục hiện tượng thoái hoá giống người ta không cho tự thụ phấn ở thực vật, không cho lai gần ở động vật . Mặt khác còn sử dụng lai giữa các thứ với nhau, giữa các nòi với nhau.
 Chú ý chọn các thứ, các nòi đưa lai thuộc các vùng địa lí, sinh thái khác nhau, cũng có thể lai giữa các dòng khác nhau, tạo ưu thế lai khắc phục được hiện tượng thoái hoá giống. Bên cạnh đó có thể sử dụng môi trường ảnh hưởng để kìm hãm khả năng biểu hiện các kiểu hình có hại.
2. Biện pháp duy trì và củng cố ưu thế lai .
 - Đối với cây trồng : Sử dụng sinh sản sinh dưỡng thay cho sinh sản hữu tính .
 - ở vật nuôi : Lai luân phiên, con lai tạo ra trong mỗi thế hệ được lần lượt cho lai trở lại với dạng bố , mẹ ban đầu .
1,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu
Nội dung
Điểm
IV
 3.Phương pháp phát hiện cơ thể đa bội .
 - Phương pháp trực tiếp : Làm tiêu bản tế bào, quan sát dưới kính hiển vi và đếm số lượng NST có trong tế bào .
 - Phương pháp gián tiếp : Thông qua các đặc điểm cấu tạo, hình thái, sinh trưởng đặc trưng để xác định cơ thể đa bội : Lá, thân, củ, quả ... to hơn, thời gian sinh trưởng kéo dài hơn so với dạng lưỡng bội .
0,5đ
V
Nội dung
(3,0đ)
1. Giải thích hiện tượng :
 Quy ước : XM = không biểu hiện bệnh mù màu .
 Xm = biểu hiện bệnh mù màu .
 Con gái nhận Xm từ mẹ nhận 0 từ bố . Bố mẹ có kiểu hình bình thường. Sự giảm phân tế bào sinh dục của bố có hiện tượng đột biến dị bội thể .
 Sơ đồ lai : P : XM Xm x XM Y
 Gp: XM , Xm XM Y, 0 
 F1: XM XM Y : XM Xm Y : XM 0 : Xm 0.
2. Con trai XXY có và không biểu hiện bệnh mù màu :
 Có thể giải thích bằng các sơ đồ lai sau :
 Sơ đồ lai 1 : P : Xm Xm x XM Y
 Gp: Xm XM Y, 0
 F1: XM Xm Y : Xm 0.
 Con trai XM Xm Y không biểu hiện bệnh mù màu .
 Sơ đồ lai 2 : P : Xm Xm x XM Y
 Gp: Xm xm , 0 XM ,Y
 F1 : Xm Xm Y : XM Xm Xm : XM 0 : 0Y
 Con trai Xm Xm Y có biểu hiện bệnh mù màu . 
1,0đ
1,0đ
1,0đ
VI
Nội dung
(4,0đ)
1. Xét tỉ lệ từng tính trạng F2:
 - Cao : thấp = 3 : 5 = 8 kiểu tổ hợp 
 = 4 giao tử x 2 giao tử 
 + Trường hợp 1 :
 F1 : Aa Bb x Aa bb.
 GF1: AB , Ab , aB , ab Ab , ab.
 F2 : 3 A - B - : 3 A - bb : 1aaB - : 1aabb. 
 3 cao : 5 thấp 
1,0đ
Câu 
Nội dung
Điểm
VI
 +Trường hợp 2 : 
 F1 : AaBb x aaBb
 GF1: AB, Ab, aB, ab aB, ab
 F2 : 3 A - B - : 3aaB - : 1A – bb : 1 aabb
 3 cao : 5 thấp 
 Tính trạng chiều cao cây di truyền theo quy luật tương tác gen bổ trợ. 
 - đỏ : vàng = 3 : 1 di truyền theo quy luật phân li 
 Quy ước D : quả đỏ d : quả vàng 
 F1 : Dd x Dd
 - Xét sự di truyền đồng thời 2 tính trạng :
 Nếu cả 3 cặp gen đều phân li riêng rẽ (Dd phân li độc lập với AaBb) thì F2 phân tính theo tỉ lệ : ( 5 : 3) (3 : 1) = 15 : 9 : 5 : 3, khác với tỉ lệ F2 của thí nghiệm là 9 : 3 : 3 : 1 = 16 kiểu tổ hợp = 4 loại giao tử x 4 loại giao tử. Vậy Dd liên kết hoàn toàn với một trong 2 cặp gen quy định cây cao, thấp ( Aa hoặc Bb ) .
 F2 có kiểu hình cao, vàng A - B - , dd suy ra d liên kết với A(Ad) hoặc với B(Bd) 
 Kiểu gen : F1: 
 F1:
 + Viết một sơ đồ lai của F1:
 F1: 
 GF1 : AdB, Adb, aDB, aDb aDB, aDb, adB, adb 
 + Lập bảng penet ta có : 
 Kiểu gen (12)
 + Kiều hình (4) : 9 thấp, đỏ;
 : 3 cao, đỏ
 : 3 cao, vàng
 :1 thấp, vàng 
 Chú ý : Học sinh giải theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm 
1,0đ
0,5đ
0,5đ
1,0đ
Hiệu trưởng ký duyệt Người thẩm định đề Người soạn đề 
 Phan Duy Tấu Vũ Thị Quyên Nguyễn Thị Loan 

File đính kèm:

  • docDe - DA HSG Sinh 12.doc