Kỳ thi học sinh giỏi trường trung học phổ thông chuyên BếnTre đồng bằng sông Cửu Long năm học 2008 – 2009

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học sinh giỏi trường trung học phổ thông chuyên BếnTre đồng bằng sông Cửu Long năm học 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỞ GD&ĐT BẾN TRE	KỲ THI HỌC SINH GIỎI
	TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE 	ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
	Năm học 2008 – 2009

ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút
Câu 1 ( 8 điểm)

	Trong bài Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại, Nguyễn Khắc Viện có viết:
	 […]
	“Thế nào là nhân? Cả đạo Nho xoay quanh một chữ. Nhân là tính người, khác với thú vật. Nhân là tình người, nối kết người này với người khác. Có tự kiềm chế, khắc kỉ, khép mình vào lễ nghĩa mới nên người. Có mở rộng tầm nhìn, lấy “văn” mà tô đẹp mới thành người. Có gắn bó với người khác thì mói thật là người. Có thấu hiểu bản thân, tri thiên mệnh mới là con người trưởng thành.
	Nhân việc Viện Hàn lâm Pháp tặng giải thưởng năm 1992, có người chê trách tôi đã từng thay đổi ý kiến nhiều lần. Đúng, thời thế biến chuyển, tôi có thay đổi chính kiến, nhưng không hề thay đổi đạo lý. Đã gọi là đạo lý, không thể xa vời dù là chốc lát. Không vì giàu sang mà sa đọa, không vì nghèo khó mà xa rời, không khuất phục trước uy quyền, thời buổi nào cũng giữ được đường đi.
	Có thể liên minh chính trị với quỷ, chỉ kết bạn với người có “đạo”, dù là “đạo” khác. Liên minh chỉ nhất thời, nghĩa bạn là lâu dài.
	Đóng góp phần mình cho cuộc đấu tranh cứu nước, xây dựng dân chủ, khoa học nhân văn là ba bước đường tôi đã lựa chọn. Đạo là con đường. Nhân văn là tìm hiểu con người về cả ba mặt sinh học – xã hội – tâm lý để cố luyện mình theo ba hướng: dưỡng sinh (thầy Khổng bỏ qua mặt này), xử thế, tu thân (Mác xem nhẹ mặt này).
Không nhìn lên trời, không nghĩ đến những gì xảy ra khi chết, không thấy cần thiết biết có thần linh hay không có, không tìm tuyệt đối, không mong trở về với Chúa, thoát khỏi vòng luân hồi, chỉ mong làm con người cho ra người (…)”.
	Anh (chị) suy nghĩ thế nào về lối sống trên của Nguyễn Khắc Viện?

ĐÁP ÁN

	Học sinh có thể trình bày theo cách riêng, nhưng cần thể hiện được:
	1. Hiểu biết khái quát về Nguyễn Khắc Viện: 
-Một nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý – y học – giáo dục, một người xuất thân từ gia đình có truyền thống Nho học nhưng lại có điều kiện thâm nhập, tiêm nhiễm sâu sắc nền văn hóa Pháp – văn hóa tư sản. 
-Quan điểm rất thoáng đối với Nho học: không hoàn toàn bác bỏ giáo lý Khổng Tử, mà biết tiếp thu theo kiểu (gạn đục khơi trong), vận dụng phù hợp với đặc điểm thời cuộc.
-Phương châm sống, lý tưởng sống cao đẹp của tác giả đối với thời cuộc của đất nước, dân tộc.
	2.Thái độ tác giả đối với đạo Nho
	-Thấy được những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo (đối nhân xử thế, đạo làm người, tu thân, lập chí). Bàn luận vấn đề trong sự đối sánh với những học thuyết khoa học khác về con người và xã hội. 
	-Vấn đề “làm con người cho ra người” chính là đạo làm người, liên quan đến chữ “Nhân”, được tác giả nêu lên không phải để luận về lý “tam cương, ngũ thường”, hay để phê phán mà để nói đến khả năng, tác dụng giáo dục đạo lý của nó: đạo làm người.
	3.Thái độ, lý tưởng sống tích cực của tác giả
	-Chỉ ra khả năng của “Nhân” trong việc giúp con người tu thân, lập chí, biết hạn chế dục vọng, xa lìa cái ác, cái xấu. 
	-Khẳng định: lấy chính trị làm phương châm sống chỉ là nhất thời, lấy tình người làm mục đích sống mới là lâu dài, cao đẹp.
	-Xác định phương châm hành động: “Không nhìn lên trời …mong làm con người cho ra người”
	+Sống với thực tế, thực tại
	+Biết phán xét mọi hiện tượng, vấn đề của cuộc sống ở tính linh hoạt, đa dạng, đa chiều của nó, không cực đoan, cứng nhắc.
	+Biết lập chí, tu thân, lấy đạo làm người, tình người là nguyên tắc sống cao nhất, duy nhất.

	(Tùy theo tình hình thực tế bài làm của học sinh, giáo viên linh hoạt chấm điểm)	







































Câu 2:

Phong cách văn học chính là dấu ấn thẩm mĩ, là gương mặt riêng độc đáo trong thế giới nghệ thuật của mỗi nhà văn, mỗi thời đại văn học, giai đoạn văn học hoặc nền văn học.
Bằng những hiểu biết về Nguyễn Tuân, anh (chị) hãy phác họa “gương mặt riêng độc đáo trong thế giới nghệ thuật” của ông.
ĐÁP ÁN

Yêu cầu về kĩ năng:
Biết vận dụng một vấn đề lí luận văn học kết hợp kiến thức về tác giả, tác phẩm để giải quyết yêu cầu nghị luận về phong cách nghệ thuật của một tác gia lớn.
Biết cách kết hợp các thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận,…) để làm sáng tỏ yêu cầu của đề.
Kết cấu chặt chẽ, bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể viết theo nhiều cách song cần đảm bảo các nội dung sau:
Trình bày khái quát về khái niệm phong cách văn học.
Phác họa “gương mặt riêng độc đáo trong thế giới nghệ thuật” của Nguyễn Tuân trên các phương diện:
Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách độc đáo ® cái độc đáo của một “nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”. Đều này qui định cái nhìn, cách khám phá thiên nhiên, sự vật và con người ở ông.
Là một cây bút tài hoa, uyên bác.
Là bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi.
Tài năng và cá tính được phát huy cao độ ở thể tùy bút.
Bình luận nâng cao:
Vị trí của Nguyễn Tuân trong nền văn học dân tộc; Sự đóng góp của một cái “tôi” độc đáo, phong phú, tài hoa đối với thể tùy bút.
Sự tồn tại của phong cách văn học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển của chính văn học.























Câu 3: 

Thơ Tố Hữu là thành công của sự kết hợp hài hòa hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.

ĐÁP ÁN




Yêu cầu về kĩ năng:
Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm tốt một bài văn nghị luận văn học.
Biết cách phân tích sâu sắc dẫn chứng để làm sáng tỏ yêu cầu của đề.
Bố cục chặt chẽ, logic; diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trính bày vến đề theo nhiều cách, song cần đảm bảo các nội dung sau:
Yếu tố cách mạng thể hiện ở việc tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến từ cuộc chia tay mang tính thời sự - lịch sử vào tháng 10-1954.
Yếu tố dân tộc thể hiện ở:
Bức tranh đời sống và nội dung tình cảm in đậm dấu ấn đạo lý truyền thống của con người Việt Nam.
Các biện pháp nghệ thuật: kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, thể thơ,…
Đó là sự “kết hợp hài hòa” 2 yếu tố nói trên.




File đính kèm:

  • docDap an de thi HSG Van 12 cua Ben Tre nam 2009 .doc