Kỳ thi khảo sát chất lượng cuối học kỳ I năm học 2012 – 2013 Môn Thi: Ngữ Văn 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi khảo sát chất lượng cuối học kỳ I năm học 2012 – 2013 Môn Thi: Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2012 – 2013 Môn thi: Ngữ Văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 3.0 điểm): Từ phần trích sau: (1) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời ... (2) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. (3) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. (4) Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ. Em hãy: a. Liệt kê các từ thuộc trường từ vựng thiên nhiên có trong câu (1), (2). b. Chỉ ra thành phần chủ ngữ và vị ngữ của những câu trong phần trích trên và cho biết câu nào là câu ghép. Câu 2 ( 3.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật cụ Bơ-men trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri. Câu 3 ( 4.0 điểm): Kể về một việc làm của em khiến thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm vui lòng trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. ……………… hết …………… Họ và tên thí sinh: ……………………………………SBD: ……………………………… PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I. Năm học 2012 – 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo. - Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan. - Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,5. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (3.0 điểm): a. Liệt kê được các từ thuộc trường từ vựng thiên nhiên có trong câu (1), (2). Cụ thể: biển, mây, trời, sương => 0.5 điểm b. Chỉ ra đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ của những câu có trong đoạn trích. Cụ thể: (1) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời... CN VN => 0.25 điểm (2) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. CN1 VN1 CN2 VN2 => 0.5 điểm (3) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. CN1 VN1 CN2 VN2 => 0.5 điểm (4) Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ. CN1 VN1 CN2 VN2 => 0.5 điểm Chỉ ra được câu ghép. Cụ thể: Câu (2), (3), (4). => 0.75 điểm ( mỗi câu 0.25 điểm). Câu 2 ( 3.0 điểm): 1. Đáp án Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau: a. Về kiến thức: Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật cụ Bơ-men. Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần có các ý cơ bản sau: + Nhân vật Bơ-men là một họa sĩ nghèo, ước mơ vẽ một kiệt tác được ấp ủ suốt cả cuộc đời. + Là một con người có tình yêu thương và đức hi sinh cao cả. + Là một họa sĩ có tài năng. + Thái độ của nhà văn O Hen-ri đối với nhân vật Bơ-men. b. Về kỹ năng: - Viết được đoạn văn với nội dung trọn vẹn, bố cục hoàn chỉnh. - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Biểu điểm: - Viết được đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm. - Đoạn văn cơ bản đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn hạn chế về kỹ năng => 2.0 điểm. - Đoạn văn còn có nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng => 1.0 điểm Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. Lưu ý: Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và cách diễn đạt khác nhau miễn là bảo đảm yêu cầu của đề bài. Giám khảo cần linh hoạt trong khâu xác định điểm cho bài làm của thí sinh. Câu 3: 1. Đáp án: Cần bảo đảm các yêu cầu sau: a. Về kiến thức: - Hiểu đúng yêu cầu của đề bài kể chuyện đời thường: Kể về một việc làm của em khiến thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm vui lòng. - Xây dựng được câu chuyện với ngôi kể và thứ tự kể phù hợp với nội dung câu chuyện. - Diễn biến sự việc hợp lý, biết tạo tình huống và biết dẫn dắt câu chuyện theo trình tự có mở đầu, có phát triển và có kết thúc; nội dung câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc. - Biết kết hợp yếu tố miêu tả ( miêu tả nhân vật, hành động của nhân vật, khung cảnh...) và biểu cảm một cách phù hợp có tác dụng làm tăng thêm tính hấp dẫn và ý nghĩa sâu sắc của nội dung câu chuyện. b. Về kỹ năng: + Viết được bài văn kể chuyện với: - Bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy; - Hành văn trong sáng. + Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Biểu điểm: + Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm + Xây dựng được câu chuyện đúng yêu cầu, diễn biến sự việc hợp lý, dẫn dắt câu chuyện theo trình tự có mở đầu, có phát triển, có kết thúc; nội dung câu chuyện có ý nghĩa, việc kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong quá trình kể chuyện chưa thật hợp lý và còn có một số hạn chế về kỹ năng => 3.0 điểm. + Xây dựng được câu chuyện với diễn biến sự việc hợp lý song nội dung còn đơn giản, ý nghĩa của câu chuyện chưa rõ nét, chưa biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong quá trình kể chuyện còn mắc lỗi về kỹ năng làm bài => 2.0 điểm. + Nội dung câu chuyện còn sơ sài => 1.0 điểm. Lưu ý: - Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định một cách phù hợp. - Học sinh có thể xây dựng câu chuyện theo nhiều hướng miễn là bảo đảm yêu cầu của đề và tính hợp lý của câu chuyện. …………………………………….Hết……………………………………………….
File đính kèm:
- De DA KSCL HKI Ngu van 8 1213.doc