Kỳ thi khối lớp 11 năm học 2009-2010 Môn thi: Ngữ văn Trường THPT Nông Cống IV

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi khối lớp 11 năm học 2009-2010 Môn thi: Ngữ văn Trường THPT Nông Cống IV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG IV
(Đề thi có 01 trang)
KỲ THI KHỐI LỚP 11 
NĂM HỌC 2009-2010
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề).


Câu 1 (2 điểm):
	Nêu ngắn gọn đặc điểm sáng tác của Thạch Lam.
Câu 2 (3 điểm)
	Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) thể hiện nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay.
Câu 3 (5 điểm) Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu (3.a hoặc 3.b)
Câu 3.a:	 
	Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật trữ tình trong bài thơ Hầu trời của Tản Đà.
Câu 3.b:
	Bản sắc cái tôi- trữ tình Xuân Diệu qua đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !
(Ngữ văn Nâng cao 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.28-29) 

---------------------Hết-------------------








Họ và tên thí sinh:..............................................Số báo danh:................................ 
Chữ ký của giám thị:..............................................................................................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG IV
(Đáp án có 03 trang)
KỲ THI KHỐI LỚP 11
NĂM HỌC 2009-2010
Môn thi: Ngữ văn

Đáp án

Câu 1 (2,0 điểm): 
	HS xác định được các ý chính như sau:
- Thạch Lam là một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
 0,5 điểm
- Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng khẳng định được sở trường viết truyện ngắn, với các tập truyện ngắn tiêu biểu: Gió đầu mùa và Nắng trong vườn.
1,0 điểm
+ Ông viết nhiều về cuộc sống cơ cực, vất vả của lớp người nghèo ở phố huyện hay ở ngoại ô Hà Nội với niềm cảm thương thấm thía, sâu sắc.
+ Đặc trưng truyện ngắn của Thạch Lam: thường không có cốt truyện hoặc cốt truyện rất đơn giản. Nhà văn thường đi sâu, khám phá và diễn tả thế giới nội tâm của nhân vật.
- Sáng tác của ông theo khuynh hướng thẩm mỹ: hài hòa giữa chất thơ và văn xuôi, hài hòa giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn. 
0,5 điểm
Câu 2 (3 điểm):
1. Yêu cầu về kỹ năng:
	HS biết cách làm bài nghị văn nghị luận xã hội, bố cục bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lời văn lưu loát, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp cơ bản. 
0,5 điểm
2. Yêu cầu về kiến thức:
a. Giải thích thế nào là lãng phí?
 0,25 điểm
b. Biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay:
 0,75 điểm
- Diễn ra ở nhiều cấp độ:
+ Cấp độ vi mô: cá nhân, gia đình...--> Dẫn chứng
+ Cấp độ vĩ mô: các cấp, các ngành, toàn thể xã hội--> Dẫn chứng
- Lãng phí là hiện tượng nổi bật trong đời sống của giới trẻ hiện nay:
+ Dành nhiều tiền bạc vào những việc vô bổ, đắt tiền, không phù hợp.
+ Dành nhiều thời gian cho những trò chơi, thú vui không lành mạnh như điện tử...
c.Tác hại của lãng phí:
 0,75 điểm
- Gây thiệt hại về tiền bạc, công sức...
- Không có điều kiện để đầu tư cho những việc cần thiết khác...
- Lãng phí lớn nhất là thời gian, tuổi trẻ, cơ hội không quay trở lại...
d. Trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay:
 0,75 điểm
- Chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, thực hành tiết kiệm...
-Cần biết đầu tư, thời gian, công sức vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình...
Câu 3 (5 điểm)
A. Về hình thức: Yêu cầu chung cho câu 3.a và 3.b:
- Bài viết là một văn bản nghị luận hoàn chỉnh, có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
0.5 điểm
-Chữ viết cẩn thận, không mắc quá 5 lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy.
0,5 điểm
B. Về nội dung: Yêu cầu bài viết bám vào văn bản nghệ thuật, dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
Câu 3.a:
1. Giới thiệu khái quát về bài thơ Hầu trời 
0,5 điểm
2. Giải thích:
 0,5 điểm
- Vai trò của trữ tình trong thơ, phân biệt nhân vật trữ tình với tác giả ở ngoài đời.
- Nhân vật trữ tình trong thơ Tản Đà là cái tôi luôn ý thức mình (cuộc sống, tài năng), là cái tôi lãng mạn, bay bổng; cái tôi "ngông".
3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Hầu trời:
2,5 điểm
	Từ câu chuyện hư cấu- bịa mà như thật, được lên hầu trời nhân phút cao hứng đọc thơ, nhà thơ đã thể hiện một "cái tôi" rất Tản Đà, một "cái tôi" ngông.
- Một nghệ sỹ tài năng xuất chúng mà chỉ có Trời mới đủ trình độ để thưởng thức thơ của mình, ngoài ra không ai xứng đáng để trở thành tri âm.
- Tự nhận mình là nhà trời đày xuống vì tội "ngông". Đó là "cái bệnh truyền kiếp", khó mà sửa được.
- Không những thế, nhân vật trữ tình còn tự nhận mình là "trích tiên" do trời sai xuống để thực hiện nhiệm vụ cao cả là truyền bá "thiên lương" dưới trần gian. 
--> Khẳng định mình là người xứng đáng nhất thực hiện được sứ mệnh đó ở dưới trần gian, tự khẳng định phẩm giá, nhân cách của mình qua văn chương.
4.Đánh giá, khái quát:
0.5 điểm
	Bài thơ Hầu trời là một trong những bài thơ tiêu biểu, thể hiện đặc điểm chủ yếu trong phong cách thơ Tản Đà. Cái tôi trữ tình trong bài thơ chính là bản ngã của cá nhân đang cựa quậy để dọn đường cho "cái tôi" trong thơ mới vẫy vùng, tự khẳng định mình với tất cả ý nghĩa tuyệt đối của nó.

Câu 3.b:
1. Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ:
0,5 điểm
	Thuộc phần kết thúc tác phẩm, thể hiện cái tôi trữ tình độc đáo: sống vội vàng, cuống quýt để tận hương tận hưởng mọi sắc màu, vẻ đẹp, hương vị của thời gian.
2. Giải thích: 
0,5 điểm 
	Nhân vật trữ tình hiện lên qua giọng điệu, trạng thái cảm xúc, tâm hồn. Cái tôi trữ tình- tác giả thường được thể hiện bởi từ xưng hô: tôi, ta.... Bản sắc cái tôi- trữ tình là điểm riêng, khác biệt để phân biệt với cái tôi-trữ tình khác.
3. Bản sắc cái tôi- trữ tình Xuân Diệu trong đoạn thơ: 
2,5 điểm
- Thể hiện qua từ xưng hô "ta" 
- Sự xuất hiện liên tiếp những sự vật, hiện tượng đời sống, thiên nhiên như: mây, gió, cánh bướm, non nước, mùi thơm, ánh sáng...đó là "thiên đường trên mặt đất".
- Chuỗi động từ: ôm, riết, say, thâu, cắn cùng với những tính từ: chếnh choáng, đã đầy, no nê để diễn tả những hành động, trạng thái mang sắc thái mạnh mẽ.
- Hình thức điệp ở nhiều dạng thức khác nhau: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu góp phần làm cho nhịp, giọng thơ dồn dập, gấp gáp, sôi nổi, mãnh liệt...
- Câu cuối: Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi để lại dấu ấn khó quên về cái tôi- trữ tình tác giả yêu sống đến vồ vập. 
4. Đánh giá chung:
0,5 điểm
	Trái tim nồng nàn với cuộc sống của nhà thơ đã khơi dậy cho người đọc niềm đam mê sống, tự tạo cho minh niềm vui sống bằng sự gắn bó với "thiên đường trên mặt đất" này.

File đính kèm:

  • docDe thi Dap an thi khoi.doc