Kỳ thi kiểm định chất lượng học kỳ II Năm học 2008 – 2009 Hướng dẫn chấm môn Ngữ Văn 7

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi kiểm định chất lượng học kỳ II Năm học 2008 – 2009 Hướng dẫn chấm môn Ngữ Văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG

KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Năm học 2008 – 2009

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7

A. HƯỚNG DẪN CHUNG:

- Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách chính xác, khách quan, khoa học. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể.
 - Trong quá trình chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm(từ 0 đến 10) để đánh giá sát chất lượng bài làm của thí sinh. Không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
 - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý có sức thuyết phục giám khảo phải căn cứ vào thực tế bài làm để xác định điểm một cách phù hợp.
 - Việc chi tiết hóa điểm số(nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với mức điểm trong hướng dẫn chấm và phải thống nhất trong hội đồng chấm thi. Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm.

B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT:

Câu
 Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
Điểm




1
1
- Câu đặc biệt có ở trường hợp b: " Ôi!"
- Tác dụng của câu đặc biệt: Bộc lộ cảm xúc. 
0,5
0,5



3,0

2
- Câu rút gọn có ở trường hợp c: " Cả tiếng cười."
- Thành phần được rút gọn: Vị ngữ. 
0,5
0,5




3
- Câu có trạng ngữ tách thành câu riêng có ở trường hợp a: " Ở cuối đường."
- Tác dụng: Để nhấn mạnh, gây sự chú ý về địa điểm được nói đến trong câu. 
0,5

0,5





2
- Thí sinh chỉ ra được phép liệt kê:
 + " cái thân thế quang minh"
 + " cái tinh thần cao thượng"
 + " cái nghị lực bất di, bất khuất" 
- Nêu được tác dụng của phép liệt kê: 
 + Nhấn mạnh được phẩm chất cao quý của nhân vật được nói đến – Phan Bội Châu.
 + Tô đậm thái độ ngưỡng mộ của tác giả đối với Phan Bội Châu.
1,0




0,5

0,5






2,0








3

- Về kiến thức: Xác định đúng yêu cầu của đề: Sự đối lập gay gắt giữa hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu trong " Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu". Với yêu cầu đó, thí sinh cần triển khai các ý cơ bản sau:
 + Sự đối lập giữa Va-ren và Phan Bội Châu là một sự đối lập tuyệt đối:
 * Về bản chất: Va-ren là kẻ xâm lược, là một người phản bội nhục nhã, còn Phan Bội Châu là bậc anh hùng, là vị thiên sứ và là một đấng xả thân vì độc lập.
 * Về thái độ, cử chỉ (trong cuộc gặp gỡ tại Hà Nội):
	. Va-ren: Thao thao bất tuyệt với những lời sáo rỗng, hoa mĩ; tìm cách trổ hết tài ngôn luận để thuyết phục đối phương. Trong cuộc gặp gỡ này, Va-ren hiện lên là một kẻ huênh hoang, bắng nhắng. Từ đó mà bộ mặt xảo quyệt, bịp bợm, bỉ ổi...của tên thực dân này tự nó được bóc trần. Và chính những lời lẽ trâng tráo của Va-ren đã biến y trở thành một vai hề để rồi y đã hiện lên với tất cả sự thất bại thảm hại, nhục nhã. 
 . Phan Bội Châu xuất hiện trong sự im lặng dửng dưng, trong cái mỉm cười kín đáo và với cử chỉ " nhổ vào mặt" Va-ren. Thái độ, cử chỉ ấy là biểu hiện của tinh thần bất khuất, là bản lĩnh và ý chí sắt thép trước kẻ thù của người anh hùng yêu nước. Hình ảnh Phan Bội Châu hiện lên sừng sững đầy uy nghi, lẫm liệt.
 + Sự đối lập giữa hai nhân vật đã thể hiện rõ thái độ của tác giả Nguyễn Ái Quốc:
 	* Khinh bỉ, căm phẫn Va-ren, khắc họa nhân vật này bằng cảm hứng phê phán tố cáo.
	* Khâm phục, ngưỡng mộ, kính trọng Phan Bội Châu. Nhà văn đã khắc họa nhân vật bằng cảm hứng đề cao, ngợi ca.









































5,0
4,0

2,0

1,0


- Về Kỹ năng:
 + Viết được bài văn nghị luận chứng minh vơi bố cục hoàn chỉnh.
 + Có kỹ năng trình bày luận điểm và biết cách triển khai luận cứ.
 + Lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy.
 + Dùng từ, đặt câu, chính tả đúng.


- Về biểu điểm:
 + Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
 + Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng còn mắc lỗi về kỹ năng.
 + Trình bày ý chưa đầy đủ, còn mắc nhiều lỗi thuộc về kỹ năng.
 + Trình bày ý sơ sài, kỹ năng làm bài yếu.
Lưu ý: - Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định một cách phù hợp.
 - Giám khảo cần đặc biệt khuyến khích những bài viết sáng tạo và giàu cảm xúc. 



File đính kèm:

  • docDavan7.doc
Đề thi liên quan