Kỳ thi kiểm định chất lượng mũi nhọn năm học 2013 – 2014 Môn thi: Ngữ Văn 8

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi kiểm định chất lượng mũi nhọn năm học 2013 – 2014 Môn thi: Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG

KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
NĂM HỌC 2013 – 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn thi: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1 ( 2.0 điểm): 
Chỉ rõ hiện tượng chuyển trường từ vựng và cho biết tác dụng của hiện tượng chuyển trường từ vựng trong trường hợp sau:
	Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
	(Hồ Chí Minh)
Câu 2 ( 3.0 điểm): 
Từ phần trích trong văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”, hãy viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về sự “êm dịu vô cùng” của người mẹ.
Câu 3 ( 5.0 điểm):
Niềm khao khát tự do mãnh liệt trong Nhớ rừng của Thế Lữ.
	
 ........................................... hết ...........................................................................

Họ và tên thí sinh: ......................................................Số báo danh:.................




PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG

KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN NĂM HỌC 2013 - 2014

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

A- HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan.
- Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng.
- Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm.
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT 
Câu 1 (2.0 điểm):
- Chỉ rõ hiện tượng chuyển trường từ vựng: nhòm và ngắm vốn là những từ thuộc trường từ vựng (chỉ hành động) người sang trường từ vựng vật để nhân hóa => 1.0 điểm.
- Tác dụng của hiện tượng chuyển trường từ vựng: Làm cho trăng có hành động như con người, làm hiện rõ sự giao hòa, gắn bó, tri âm giữa người và trăng… góp phần làm hiện rõ vẻ đẹp của nhân vật trữ tình – người tù cách mạng (…) => 1.0 điểm.
Câu 2 ( 3.0 điểm): 
a) Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau:
- Về kiến thức: 
Viết được bài văn ngắn trình bày cảm nhận về sự “êm dịu vô cùng” của người mẹ.
Đề bài có tính chất tương đối mở mà nội dung đoạn văn đã cho là điểm tựa cho những cảm nhận của người viết. Sau đây là một số gợi ý:
+ Được sống trong vòng tay người mẹ là được âu yếm, được vỗ về, được sống trong thế giới của tình yêu thương…
+ Tình yêu thương của người mẹ đem lại cho con một thế giới thật bình yên và thật dịu êm.
+ Khi được sống trong lòng mẹ là lúc cảm nhận sâu sắc nhất tình yêu của mẹ dành cho con.
+ Trân trọng phút giây bình yên khi được bên mẹ…
…
- Về kỹ năng: 
+ Phải biết cách trình bày một bài văn cảm nhận theo bố cục 3 phần.
+ Biết kết hợp các phương thức biểu đạt (nghị luận, tự sự, biểu cảm…) một cách tự nhiên, hiệu quả.
+ Lập luận vững chắc, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; dùng từ, đặt câu, chính tả đúng.
b) Biểu điểm: 
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng còn hạn chế => 2.0 điểm
- Nội dung bài văn sơ sài, còn mắc lỗi nhiều về kỹ năng => 1.0 điểm
- Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Lưu ý: Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, miễn là hợp lý.
Câu 3 ( 5.0 điểm): 
a) Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau:
 - Về kiến thức: 
 * Cần làm rõ được khao khát tự do được thể hiện trong bài thơ Nhớ rừng:
 + Sự chán ghét, căm uất trước thực tại tù túng, khuôn sáo, tầm thường.
 + Nỗi nhớ, niềm đau về thời oanh liệt một đi không trở lại.
 + Khao khát về giấc mộng vàng, khao khát tự do.
 * Đánh giá: 
 + Khao khát ấy đã thể hiện rõ bi kịch của nhân vật lãng mạn: thân tù hãm nhưng tâm hồn khao khát tự do; không chấp nhận thực tại nhưng lại không có cách gì để thoát ra được. 
 + Đó là khao khát tự do của nhân vật trữ tình nhưng cũng là của tầng lớp thi sĩ lãng mạn và của những người dân yêu nước đang sống trong vòng nô lệ lúc bấy giờ. 
 + Khao khát ấy đã thể hiện rõ vẻ đẹp của một hồn thơ lãng mạn.
… 
 - Về kỹ năng:
 	+ Viết được bài văn nghị luận chứng minh với hệ thống luận điểm mạch lạc, giàu sức thuyết phục.
 + Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận: chứng minh, phân tích, bình luận… Biết kết hợp một cách tự nhiên các phương thức biểu đạt khác nhau: Nghị luận, biểu cảm… 
 + Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy.
 + Dùng từ, đặt câu, chính tả đúng.
 b) Biểu điểm: 
 + Đạt được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 5.0 điểm. 
 + Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn hạn chế => 4.0 điểm. 
 + Hiểu được vấn đề nghị luận nhưng hệ thống luận điểm chưa thực sự có sức thuyết phục và còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả...=> 3.0 điểm
 + Nội dung bài viết sơ sài => 1.0 điểm 
 + Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Nếu thí sinh sa vào phân tích bài thơ nhưng vẫn có đề cập đến vấn đề mà đề bài đặt ra thì cho không quá 2/3 số điểm của câu. 
…………………………………………….. hết ……………………………….

File đính kèm:

  • docDe DA HSG Ngu Van 8 1314.doc